Xuất biệnpháp quản lý bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35)

Từ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng đề xuất biện pháp quản lý bệnh hại.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá hiện trạng bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại của bệnh phấn trắng Keo tai tượng trên 15 luống phân bố đều trong vườn ươm, trước khi tiến hành các biện pháp phòng trừ, kết quả được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả điều tra bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng tại vƣờn ƣơm trƣớc khi sử dụng các biện pháp phòng trừ Luống điều tra Tỷ lệ cây bị bệnh (P%) Đánh giá sự phân bố của bệnh Mức độ bị bệnh (R%) Đánh giá mức độ gây hại của

bệnh

1 93,75 Phân bố đều 52,10 Hại nặng

2 42,67 Phân bố đám 39,51 Hại vừa

3 70,47 Phân bố đều 45,3 Hại vừa

4 24,64 Phân bố cụm 18,52 Hại nhẹ

5 81,55 Phân bố đều 51,00 Hại nặng

6 73,89 Phân bố đều 50,09 Hại nặng

7 31,12 Phân bố đám 12,08 Hại nhẹ

8 11,86 Phân bố cụm 3,75 Hại nhẹ

9 23,21 Phân bố cụm 7,53 Hại nhẹ

10 32,88 Phân bố đám 10,32 Hại nhẹ

11 4,19 Phân bố rải rác 2,09 Hại nhẹ

12 12,80 Phân bố cụm 2,58 Hại nhẹ

13 86,92 Phân bố đều 51,87 Hại nặng

14 8,74 Phân bố cụm 1,02 Hại nhẹ

15 58,89 Phân bố đều 47,63 Hại vừa

Trung

Kết quả điều tra từ bảng 4.1 cho thấy:

- Tỷ lệ bị bệnh trung bình (P% ) của toàn khu vực nghiên cứu là 43,84%,bệnh phấn trắng phân bố đám;

- Mức độ bị hại trung bình ( ̅%)của toàn khu vực nghiên cứu là26,36%. Cây bị hại ở mức vừa.

Từ đó có thể thấy bệnh phấn trắng hại Keo đã phân bố đám ở các luống ươm Keo tai tượng.Vào thời điểm này nhiệt độ không khí vẫn còn thấp, ẩm độ không khí cao, số giờ nắng ít. Những yếu tố thời tiết nói trên là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loại nấm gây bệnh cây, trong đó có nấm phấn trắng. Bệnh gây hại ở mức độ vừa nhưng tỷ lệ bị bệnh phân bố đám, vết bệnh bệnh gần như đều thấy trên luống gieo ươm cây Keo tai tượng nên tiềm ẩn nguy cơ phát bệnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng, chất lượng cây con khi xuất vườndo vậy cần thiết phải quản lý, phòng trừ bệnh phấn trắng nơi đây.

4.2. Đặc điểm triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tƣợng

Triệu chứng bệnh: Trên lá, cành non cây Keo tai tượng có vết bệnh màu phấn trắng. Thời gian đầu, trên mặt lá xuất hiện điểm trắng nhỏ, sau đó vết bệnh lan rộng cả mặt trên, mặt dưới và cành non của cây bệnh, hình thành lớp bột màu trắng (cơ quan sinh sản của nấm phấn trắng, bào tử nấm). Bệnh nặng, toàn bộ lá có lớp bột màu trắng, sau đó lá xoăn, hình thành đốm mất màu trên lá.

Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng: Kết quả nghiên cứu và giám định cho vật gây bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng tại thời điểm này được xác định là nấm Bào tử bột (Oidium sp.), thuộc họ nấm Phấn trắng (Erysiphaceae), bộ nấm Phấn trắng (Erysiphales), lớp nấm Túi (Ascomycetes), ngành nấm Túi (Ascomycota), giới nấm (Fungi) (Theo hệ thống phân loại của Ainsworth ).

Trên lá, cành non bị bệnh hình thành vết bệnh màu trắng, đây chính là bào tử của nấm gây bệnh. Bào tử nấm đơn bào, hình trứng thuôn dài, không màu, kích thước 35x15μm.Tại khu vực nghiên cứu chỉ phát hiện được bào tử nấm phát triển ở giai đoạn sinh sản vô tính, không phát hiện được giai đoạn sinh sản hữu tính.

4.3. Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng

4.3.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Qua điều tra, đánh giá kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Đánh giá mức độ bị bệnh phấn trắng hại lá Keo khi phòng trừ bằng biện pháp lâm sinh

TT lần

điều tra ODB Mức độ bị bệnh (R%)

Trung bình

Đánh giá mức độ hại

1 Đối chứng 48,1 50,3 50,6 49,7 Hại vừa Thí nghiệm 40,6 39,2 40,5 40,1 Hại vừa 2 Đối chứng 45,6 44,9 46,8 45,7 Hại vừa Thí nghiệm 36,2 35,2 40,3 37,2 Hại vừa 3 Đối chứng 40,2 41,1 39,3 40,2 Hại vừa Thí nghiệm 30,5 28,1 29,3 29,3 Hại vừa 4 Đối chứng 34,5 32,3 31,3 32,7 Hại vừa Thí nghiệm 20,3 17,8 19,2 19,1 Hại nhẹ TB Đối chứng sau 4 lần điều tra 42,1 Hại vừa TB Thí nghiệm sau 4 lần điều tra 31,4 Hại vừa

Hình 4.2. Bào tử nấm gây bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng (Oidium sp.) tại khu vực nghiên cứu

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB gieo ươm Keo hỗn giao với Lát hoa - Đối chứng: Là các ODB gieo ươm Keo thuần loài

Kết quả điều tra lần 1 ở các ô thí nghiệm gieo ươm hỗn giao Keo tai tượng với Lát mức độ hại trung bình là 40,1%, bệnh hại vừa. Ta thấy rằng mặc dù được tiến hành điều tra cùng thời gian nhưng mức độ hại lá của bệnh phấn trắng ở các ô đối chứng là 49,7% bệnh hại vừa, so với các ô thí nghiệm thì có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ bị hại trên cây Keo ở ô thí nghiệm thấp hơn 9,6% so vớiô đối chứng. Từ đó, có thể thấy được khả năng hạn chế bệnh của gieo ươm hỗn giao đã làm giảm mức độ bị bệnh phấn trắng. Theo dõi mức độ gây hại của bệnh ở lần thứ 2, cho thấy mức độ gây hại của bệnh có phần suy giảm. Ở các ô đối chứng giảm xuống còn 45,7%; Ở các ô thí nghiệm mức độ bị bệnh giảm xuống còn 37,2%, sự suy giảm mức độ bị bệnh ở đây là không nhiều. Nguyên nhân là do thời tiết tại thời điểm điều tra lần 2 vẫn thuận lợi cho sự phát triển của nấm phấn trắng.

Tiếp tục tiến hành điều tra thấy rằng: mức độ gây hại của bệnh phấn trắng có xu hướng giảm dần giữa các lần điều tra. Cụ thể là ở các ô đối chứng lần điều tra thứ 3 mức độ hại là 40,2% và ở lần điều tra thứ 4 giảm xuống còn 32,7%. Ở các ô thí nghiệm, lần điều tra 3 mức độ gây hại của bệnh trên cây Keo là 29,3% và giảm xuống còn 19,1% chỉ ở mức hại nhẹ ở lần điều tra thứ 4.

Bên cạnh đó, mức độ gây hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng là 42,1% trong khi đó tại các ô thí nghiệm mức độ bị hại chỉ là 31,4%; Chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 10,7%. Chỉ số này cho thấy rõ khả năng hạn chế mức độ nhiễm bệnh phấn trắng lá Keo của biện pháp gieo ươm hỗn giao.

Cùng với sự sinh trưởng tốt hơn của cây Keo thì khả năng phát triển của nấm bệnh cũng bị ức chế. Có thể thấy rằng mức độ bị bệnh giảm trên các ô đối chứng là 2,5%, 5,4% và 5,7% ở lần điều tra thứ 4; Ở các ô thí nghiệm lần 2 là 4,4%; Lần 3 là 5,7%; Lần 4 là 10,2%.

Bảng 4.3 Mức độ bệnh phấn trắng lá Keo giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp lâm sinh

O. D. B

Mức độ bệnh giảm theo số lần điều tra (R%)

Tổng

2 3 4

Đối chứng 2,5 5,4 5,7 13,6

Thí nghiệm 4,4 5,7 10,2 20,3

Từ những kết quả trên cho thấy rằng việc ươm xen hỗn giao giữa cây Keo tai tượng và Lát đã có hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế bệnh phấn trắng. Đó là mức độ hại lá của bệnh trên cây Keo ở ô thí nghiệm thấp hơn đáng kể so với ô đối chứng. Cụ thể ở lần điều tra thứ nhất mức độ bị bệnh ở ô thí nghiệm thấp hơn ô đối chứng 7,5%, cho đến lần thứ 4 thấp hơn 14,2%. Do khả năng phát tán nhờ gió của bào tử nấm gây bệnh phấn trắng lá Keo là rất lớn. Mặt khác các dạng bào tử này còn lây lan nhờ nước mưa, côn trùng, động vật khác và cả các hoạt động của con người... Điều đó có thể thấy việc ươm hỗn giao giữa Keo và Lát đã hạn chế sự lây lan phát tán của bào tử nấm phấn trắng ngay từ đầu.

Hình 4.3 dưới đây thể hiện rõ mức độ hại của các ô thí nghiệm thấp hơn nhiều so với đối chứng, chứng tỏ ở các ô thí nghiệm bệnh đã giảm, sự giảm bệnh này chủ yếu do khả năng hạn chế sự lây lan phát tán của bào tử nấm phấn trắng đối với cây Keo ngay từ khi gieo ươm hỗn giao cây Keo với câyLát

4.3.2. Phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý - cơ giới

Kết quả phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý cơ giới, ngắt cắt, thu gom cành lá bị bệnh đem đốt. Kết quả được trình trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đánh giá mức độ bị bệnh phấn trắng hại lá Keo khi dùng biện pháp vật lý - cơ giới TT lần điều tra ODB Mức độ bị bệnh (R%) Trung bình Đánh giá mức độ hại 1

Đối chứng 49,2 51,3 48,5 49,7 Hại vừa Thí nghiệm 45,3 42,2 38,4 42 Hại vừa 2 Đối chứng 48,5 49,6 49,2 49,1 Hại vừa 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 Đối chứng Thí nghiệm Lần điều tra

Hình 4.3. Mức độ bệnh phấn trắng lá Keo giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp lâm sinh

Mức độ bị bệnh (R%)

Thí nghiệm 35,6 33,3 30,6 33,2 Hại vừa 3

Đối chứng 49,3 50,1 48 48,9 Hại vừa Thí nghiệm 29,3 26,1 22,3 25,9 Hại vừa 4

Đối chứng 42,3 46,8 45,3 44,8 Hại vừa Thí nghiệm 19,2 18,5 15,3 17,7 Hại nhẹ TB Đối chứng sau 4 lần điều tra 48,1 Hại vừa TB Thí nghiệm sau 4 lần điều tra 29,7 Hại vừa

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB áp dụng biện pháp vật lý: Ngắt bỏ lá bệnh, thu gom cành lá bệnh rơi rụng và đốt.

- Đối chứng: Là các ODB không tác động.

Từ kết quả thu được ở bảng 4.4 cho thấy mức độ bị hại ở cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm trong lần điều tra đầu tiên đều có mức độ bị hại gần bằng nhau. Mức độ hại trung bình ở các ô đối chứng lần điều tra 1 là 49,7% vàmức độ hại trung bình ở các ô tiến hành thí nghiệm là 42%, đều được đánh giá là mức độ hại vừa. Thời tiết tại thời điểm này có độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển và gây bệnh.

Sau khi điều tra xong và xác định mức độ gây hại của bệnh chúng tôi tiến hành thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh vật lý - cơ giới tại các ô thí nghiệm bằng cách thu gom các cành lá bệnh rụng và lá bị bệnh trên cây bệnh đem đốt.

Ở lần điều tra thứ 2, kết quả điều tra cho thấy: Mức độ bị hại trên cây Keo đã giảm xuống ở cả các ô đối chứng và ô thí nghiệm, cụ thể là mức độ hại trung bình ở các ô đối chứng là 49,1%, còn ở các ô thí nghiệm là 33,2%. Ngay từ lần điều tra này đã có sự khác biệt khá rõ rệt về mức độ suy giảm của bệnh ở các ô đối chứng so với các ô thí nghiệm. Các ô đối chứng do sự ấm

dần lên của thời tiết nên mức độ hại giảm 0,6% ở ô đối chứng, còn ở các ô thí nghiệm mức độ hại giảm 8,8%.

Sở dĩ có sự giảm mức độ bị bệnh đáng kể này là ở các ô thí nghiệm có sự tác động của biện pháp vật lý - cơ giới, các cành lá bị bệnh nặng được lấy đi xử lý, vì vậy ở lần điều tra thứ 2 số lượng lá bị bệnh ở mức độ hại giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, sự ấm dần lên của thời tiết dẫn đến khả năng phát triển, lây nhiễm của nấm phấn trắng giảm sút cũng góp phần làm giảm mức độ gây hại của nấm bệnh trên cây Keo tai tượng.

Sau khi điều tra thu thập số liệu và đánh giá mức độ hại của bệnh lần thứ 2, chúng tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp vật lý - cơ giới tại các ô thí nghiệm và thu thập số liệu đến lần thứ 3 và thứ 4.

Kết quả tổng hợp ở bảng 4.4 cho thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng giảm dần qua các lần điều tra. Ở các ô đối chứng: Lần điều tra thứ 3 mức độ hạilà 48,9% đến lần thứ 4 còn 44,8%. Ở các ô thí nghiệm lần điều tra thứ 3 mức độ hại còn 25,9%, cho đến lần thứ 4 thì chỉ còn 17,7%, lần này mức độ hại chỉ còn ở mức hại nhẹ. Xu hướng bệnh giảm dần qua các lần điều tra này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thời tiết qua các tháng. Nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm ức chế nấm phấn trắng phát triển, đồng thời cây Keo sinh trưởng mạnh, làm cho bệnh hại giảm dần đi và càng về sau mức độ suy giảm bệnh càng cao hơn.

Bảng 4.5. Mức độ bị bệnh phấn trắng giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp vật lý - cơ giới

Ô. D. B

Mức độ bị bệnh theo các lần điều tra(%)

Tổng

2 3 4

Đối chứng 0,56 0,13 4,17 4,87

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ bị bệnh phấn trắng trên cây Keo ở các ô đối chứng qua các lần điều tra: lần thứ 2 giảm 0,56%; Lần thứ 3 giảm 0,13% và lần thứ 4 giảm 4,17%. Ở các ô thí nghiệm, mức độ giảm bệnh là: 8,8% ở lần điều tra thứ 2, giảm 7,27% ở lần điều tra thứ 3 và đến lần điều tra thứ 4 giảm 8,23%.

Quy luật giảm bệnh ở các ô thí nghiệm có sự khác biệt so với các ô đối chứng. Ở các ô đối chứng bệnh giảm dần và mức độ giảm bệnh qua các lần điều tra. Còn ở các ô thí nghiệm mức độ giảm bệnh ở lần điều tra thứ 2 và lần điều tra thứ 3 là không đáng kể. Lần điều tra thứ 4 mức độ giảm bệnh lên đến 4,17%. Có sự khác biệt này ở các ô thí nghiệm là do sự tác động của biện pháp cơ giới ngay sau lần điều tra đầu tiên đã lấy đi các cành lá bị bệnh nặng, xử lý cành khô lá rụng làm giảm nguồn sơ xâm nhiễm vì vậy hạn chế được rất nhiều sự lây lan của vật gây bệnh. Số lượng lá bị bệnh nặng được lấy ra khỏi cây đã làm giảm đáng kể mức độ hại lá của cây bệnh. Tác động của biện pháp này làm cho tổng chỉ số giảm bệnh ở các ô thí nghiệm qua các lần điều tra là 24,3% cao hơn nhiều so với 4,87% là mức độ giảm bệnh ở các ô đối chứng, sự chênh lệch mức độ giảm bệnh này lên đến 19,43% chứng tỏ khả năng giảm bệnh ở các ô thí nghiệm là rõ rệt khi sử dụng biện pháp phòng trừ vật lý - cơ giới.

Mức độ hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng không ngắt bỏ cành, lá bệnh để đốt là 48,1% trong khi đó tại các ô thí nghiệm do áp dụng biện pháp ngắt bỏ cành lá bệnh đem đốt nên mức độ bị hại trung bình chỉ là 29,7%, chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 18,4%. Chỉ số này cho thấy khả năng khống chế mức độ lây lan của bệnh phấn trắng lá Keo bằng biện pháp cơ giới vật lý.

Mức độ bị bệnh phấn trắng giảm giữa các lần điều tra được thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4. Mức độ bị bệnh phấn trắng lá Keo giữa các lần điều tra khi dùng biện pháp vật lý cơ giới

Từ đồ thị 4.4 thấy rằng sử dụng phương pháp vật lý - cơ giới trong phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng có tác dụng phòng trừ rất rõ. Mức độ hại của các ô thí nghiệm đã giảm rõ rệt so với mức độ hại ở các ô đối chứng.

Qua điều tra và thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý - cơ giới chúng tôi nhận thấy mức độ hại giảm đi đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 35)