Biệnpháp kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 42)

Qua điều tra, đánh giá kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Đánh giá mức độ bị bệnh phấn trắng hại lá Keo khi phòng trừ bằng biện pháp lâm sinh

TT lần

điều tra ODB Mức độ bị bệnh (R%)

Trung bình

Đánh giá mức độ hại

1 Đối chứng 48,1 50,3 50,6 49,7 Hại vừa Thí nghiệm 40,6 39,2 40,5 40,1 Hại vừa 2 Đối chứng 45,6 44,9 46,8 45,7 Hại vừa Thí nghiệm 36,2 35,2 40,3 37,2 Hại vừa 3 Đối chứng 40,2 41,1 39,3 40,2 Hại vừa Thí nghiệm 30,5 28,1 29,3 29,3 Hại vừa 4 Đối chứng 34,5 32,3 31,3 32,7 Hại vừa Thí nghiệm 20,3 17,8 19,2 19,1 Hại nhẹ TB Đối chứng sau 4 lần điều tra 42,1 Hại vừa TB Thí nghiệm sau 4 lần điều tra 31,4 Hại vừa

Hình 4.2. Bào tử nấm gây bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng (Oidium sp.) tại khu vực nghiên cứu

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB gieo ươm Keo hỗn giao với Lát hoa - Đối chứng: Là các ODB gieo ươm Keo thuần loài

Kết quả điều tra lần 1 ở các ô thí nghiệm gieo ươm hỗn giao Keo tai tượng với Lát mức độ hại trung bình là 40,1%, bệnh hại vừa. Ta thấy rằng mặc dù được tiến hành điều tra cùng thời gian nhưng mức độ hại lá của bệnh phấn trắng ở các ô đối chứng là 49,7% bệnh hại vừa, so với các ô thí nghiệm thì có sự chênh lệch đáng kể. Mức độ bị hại trên cây Keo ở ô thí nghiệm thấp hơn 9,6% so vớiô đối chứng. Từ đó, có thể thấy được khả năng hạn chế bệnh của gieo ươm hỗn giao đã làm giảm mức độ bị bệnh phấn trắng. Theo dõi mức độ gây hại của bệnh ở lần thứ 2, cho thấy mức độ gây hại của bệnh có phần suy giảm. Ở các ô đối chứng giảm xuống còn 45,7%; Ở các ô thí nghiệm mức độ bị bệnh giảm xuống còn 37,2%, sự suy giảm mức độ bị bệnh ở đây là không nhiều. Nguyên nhân là do thời tiết tại thời điểm điều tra lần 2 vẫn thuận lợi cho sự phát triển của nấm phấn trắng.

Tiếp tục tiến hành điều tra thấy rằng: mức độ gây hại của bệnh phấn trắng có xu hướng giảm dần giữa các lần điều tra. Cụ thể là ở các ô đối chứng lần điều tra thứ 3 mức độ hại là 40,2% và ở lần điều tra thứ 4 giảm xuống còn 32,7%. Ở các ô thí nghiệm, lần điều tra 3 mức độ gây hại của bệnh trên cây Keo là 29,3% và giảm xuống còn 19,1% chỉ ở mức hại nhẹ ở lần điều tra thứ 4.

Bên cạnh đó, mức độ gây hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng là 42,1% trong khi đó tại các ô thí nghiệm mức độ bị hại chỉ là 31,4%; Chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 10,7%. Chỉ số này cho thấy rõ khả năng hạn chế mức độ nhiễm bệnh phấn trắng lá Keo của biện pháp gieo ươm hỗn giao.

Cùng với sự sinh trưởng tốt hơn của cây Keo thì khả năng phát triển của nấm bệnh cũng bị ức chế. Có thể thấy rằng mức độ bị bệnh giảm trên các ô đối chứng là 2,5%, 5,4% và 5,7% ở lần điều tra thứ 4; Ở các ô thí nghiệm lần 2 là 4,4%; Lần 3 là 5,7%; Lần 4 là 10,2%.

Bảng 4.3 Mức độ bệnh phấn trắng lá Keo giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp lâm sinh

O. D. B

Mức độ bệnh giảm theo số lần điều tra (R%)

Tổng

2 3 4

Đối chứng 2,5 5,4 5,7 13,6

Thí nghiệm 4,4 5,7 10,2 20,3

Từ những kết quả trên cho thấy rằng việc ươm xen hỗn giao giữa cây Keo tai tượng và Lát đã có hiệu quả rõ rệt trong việc hạn chế bệnh phấn trắng. Đó là mức độ hại lá của bệnh trên cây Keo ở ô thí nghiệm thấp hơn đáng kể so với ô đối chứng. Cụ thể ở lần điều tra thứ nhất mức độ bị bệnh ở ô thí nghiệm thấp hơn ô đối chứng 7,5%, cho đến lần thứ 4 thấp hơn 14,2%. Do khả năng phát tán nhờ gió của bào tử nấm gây bệnh phấn trắng lá Keo là rất lớn. Mặt khác các dạng bào tử này còn lây lan nhờ nước mưa, côn trùng, động vật khác và cả các hoạt động của con người... Điều đó có thể thấy việc ươm hỗn giao giữa Keo và Lát đã hạn chế sự lây lan phát tán của bào tử nấm phấn trắng ngay từ đầu.

Hình 4.3 dưới đây thể hiện rõ mức độ hại của các ô thí nghiệm thấp hơn nhiều so với đối chứng, chứng tỏ ở các ô thí nghiệm bệnh đã giảm, sự giảm bệnh này chủ yếu do khả năng hạn chế sự lây lan phát tán của bào tử nấm phấn trắng đối với cây Keo ngay từ khi gieo ươm hỗn giao cây Keo với câyLát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 39 - 42)