Phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biệnpháp vật lý cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42 - 55)

Kết quả phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý cơ giới, ngắt cắt, thu gom cành lá bị bệnh đem đốt. Kết quả được trình trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đánh giá mức độ bị bệnh phấn trắng hại lá Keo khi dùng biện pháp vật lý - cơ giới TT lần điều tra ODB Mức độ bị bệnh (R%) Trung bình Đánh giá mức độ hại 1

Đối chứng 49,2 51,3 48,5 49,7 Hại vừa Thí nghiệm 45,3 42,2 38,4 42 Hại vừa 2 Đối chứng 48,5 49,6 49,2 49,1 Hại vừa 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 Đối chứng Thí nghiệm Lần điều tra

Hình 4.3. Mức độ bệnh phấn trắng lá Keo giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp lâm sinh

Mức độ bị bệnh (R%)

Thí nghiệm 35,6 33,3 30,6 33,2 Hại vừa 3

Đối chứng 49,3 50,1 48 48,9 Hại vừa Thí nghiệm 29,3 26,1 22,3 25,9 Hại vừa 4

Đối chứng 42,3 46,8 45,3 44,8 Hại vừa Thí nghiệm 19,2 18,5 15,3 17,7 Hại nhẹ TB Đối chứng sau 4 lần điều tra 48,1 Hại vừa TB Thí nghiệm sau 4 lần điều tra 29,7 Hại vừa

Chú thích:

- Thí nghiệm: Là các ODB áp dụng biện pháp vật lý: Ngắt bỏ lá bệnh, thu gom cành lá bệnh rơi rụng và đốt.

- Đối chứng: Là các ODB không tác động.

Từ kết quả thu được ở bảng 4.4 cho thấy mức độ bị hại ở cả các ô đối chứng và các ô thí nghiệm trong lần điều tra đầu tiên đều có mức độ bị hại gần bằng nhau. Mức độ hại trung bình ở các ô đối chứng lần điều tra 1 là 49,7% vàmức độ hại trung bình ở các ô tiến hành thí nghiệm là 42%, đều được đánh giá là mức độ hại vừa. Thời tiết tại thời điểm này có độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển và gây bệnh.

Sau khi điều tra xong và xác định mức độ gây hại của bệnh chúng tôi tiến hành thử nghiệm biện pháp phòng trừ bệnh vật lý - cơ giới tại các ô thí nghiệm bằng cách thu gom các cành lá bệnh rụng và lá bị bệnh trên cây bệnh đem đốt.

Ở lần điều tra thứ 2, kết quả điều tra cho thấy: Mức độ bị hại trên cây Keo đã giảm xuống ở cả các ô đối chứng và ô thí nghiệm, cụ thể là mức độ hại trung bình ở các ô đối chứng là 49,1%, còn ở các ô thí nghiệm là 33,2%. Ngay từ lần điều tra này đã có sự khác biệt khá rõ rệt về mức độ suy giảm của bệnh ở các ô đối chứng so với các ô thí nghiệm. Các ô đối chứng do sự ấm

dần lên của thời tiết nên mức độ hại giảm 0,6% ở ô đối chứng, còn ở các ô thí nghiệm mức độ hại giảm 8,8%.

Sở dĩ có sự giảm mức độ bị bệnh đáng kể này là ở các ô thí nghiệm có sự tác động của biện pháp vật lý - cơ giới, các cành lá bị bệnh nặng được lấy đi xử lý, vì vậy ở lần điều tra thứ 2 số lượng lá bị bệnh ở mức độ hại giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, sự ấm dần lên của thời tiết dẫn đến khả năng phát triển, lây nhiễm của nấm phấn trắng giảm sút cũng góp phần làm giảm mức độ gây hại của nấm bệnh trên cây Keo tai tượng.

Sau khi điều tra thu thập số liệu và đánh giá mức độ hại của bệnh lần thứ 2, chúng tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp vật lý - cơ giới tại các ô thí nghiệm và thu thập số liệu đến lần thứ 3 và thứ 4.

Kết quả tổng hợp ở bảng 4.4 cho thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng giảm dần qua các lần điều tra. Ở các ô đối chứng: Lần điều tra thứ 3 mức độ hạilà 48,9% đến lần thứ 4 còn 44,8%. Ở các ô thí nghiệm lần điều tra thứ 3 mức độ hại còn 25,9%, cho đến lần thứ 4 thì chỉ còn 17,7%, lần này mức độ hại chỉ còn ở mức hại nhẹ. Xu hướng bệnh giảm dần qua các lần điều tra này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thời tiết qua các tháng. Nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm ức chế nấm phấn trắng phát triển, đồng thời cây Keo sinh trưởng mạnh, làm cho bệnh hại giảm dần đi và càng về sau mức độ suy giảm bệnh càng cao hơn.

Bảng 4.5. Mức độ bị bệnh phấn trắng giảm theo số lần điều tra khi dùng biện pháp vật lý - cơ giới

Ô. D. B

Mức độ bị bệnh theo các lần điều tra(%)

Tổng

2 3 4

Đối chứng 0,56 0,13 4,17 4,87

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ bị bệnh phấn trắng trên cây Keo ở các ô đối chứng qua các lần điều tra: lần thứ 2 giảm 0,56%; Lần thứ 3 giảm 0,13% và lần thứ 4 giảm 4,17%. Ở các ô thí nghiệm, mức độ giảm bệnh là: 8,8% ở lần điều tra thứ 2, giảm 7,27% ở lần điều tra thứ 3 và đến lần điều tra thứ 4 giảm 8,23%.

Quy luật giảm bệnh ở các ô thí nghiệm có sự khác biệt so với các ô đối chứng. Ở các ô đối chứng bệnh giảm dần và mức độ giảm bệnh qua các lần điều tra. Còn ở các ô thí nghiệm mức độ giảm bệnh ở lần điều tra thứ 2 và lần điều tra thứ 3 là không đáng kể. Lần điều tra thứ 4 mức độ giảm bệnh lên đến 4,17%. Có sự khác biệt này ở các ô thí nghiệm là do sự tác động của biện pháp cơ giới ngay sau lần điều tra đầu tiên đã lấy đi các cành lá bị bệnh nặng, xử lý cành khô lá rụng làm giảm nguồn sơ xâm nhiễm vì vậy hạn chế được rất nhiều sự lây lan của vật gây bệnh. Số lượng lá bị bệnh nặng được lấy ra khỏi cây đã làm giảm đáng kể mức độ hại lá của cây bệnh. Tác động của biện pháp này làm cho tổng chỉ số giảm bệnh ở các ô thí nghiệm qua các lần điều tra là 24,3% cao hơn nhiều so với 4,87% là mức độ giảm bệnh ở các ô đối chứng, sự chênh lệch mức độ giảm bệnh này lên đến 19,43% chứng tỏ khả năng giảm bệnh ở các ô thí nghiệm là rõ rệt khi sử dụng biện pháp phòng trừ vật lý - cơ giới.

Mức độ hại trung bình của bệnh phấn trắng trên cây Keo sau 4 lần điều tra cho thấy tại các ô đối chứng không ngắt bỏ cành, lá bệnh để đốt là 48,1% trong khi đó tại các ô thí nghiệm do áp dụng biện pháp ngắt bỏ cành lá bệnh đem đốt nên mức độ bị hại trung bình chỉ là 29,7%, chênh lệch trung bình giữa đối chứng và thí nghiệm là 18,4%. Chỉ số này cho thấy khả năng khống chế mức độ lây lan của bệnh phấn trắng lá Keo bằng biện pháp cơ giới vật lý.

Mức độ bị bệnh phấn trắng giảm giữa các lần điều tra được thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4. Mức độ bị bệnh phấn trắng lá Keo giữa các lần điều tra khi dùng biện pháp vật lý cơ giới

Từ đồ thị 4.4 thấy rằng sử dụng phương pháp vật lý - cơ giới trong phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng có tác dụng phòng trừ rất rõ. Mức độ hại của các ô thí nghiệm đã giảm rõ rệt so với mức độ hại ở các ô đối chứng.

Qua điều tra và thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp vật lý - cơ giới chúng tôi nhận thấy mức độ hại giảm đi đáng kể. Sau 4 lần tiến hành biện pháp cơ giới ở các ô thí nghiệm và so sánh với mức độ hại tại các ô đối chứng, mức độ hại ở các ô thí nghiệm giảm hẳn so với ở các ô đối chứng. Tại lần điều tra cuối cùng, mức độ hại ở các ô đối chứng là 44,8%, bệnh hại vừa; Trong khi đó ở các ô thí nghiệm, mức độ hại là

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 Đối chứng Thí nghiệm Mức độ bị bệnh (R%) Lần điều tra

phương pháp vật lý - cơ giới làm giảm mức độ bệnh rất hiệu quả. Ô đối chứng bệnh giảm 4,87% trong khi ô thí nghiệm chỉ số này giảm tới 24,3%.

4.3.3. Phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng bằng biện pháp hoá học

Thuốc hoá học từ trước tới nay vẫn được khảng định là biện pháp phòng trừ bệnh hại cây một cách có hiệu quả, khả năng phòng trừ bệnh cây cao nhất. Sau phun thuốc lần thứ nhất 15 ngày chúng tôi tiến hành điều tra lại để kiểm tra tác dụng của thuốc hóa học đến mức độ bị bệnh, kết quả được thể hiện trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học lần 1

Công thức

R% ở các lần nhắc lại Trung

bình Đánh giá

1 2 3

Đối chứng 44,57 43,87 42,87 43,77 Hại vừa Topsin(R) M70wp (CT1) 40,17 36,37 43,67 40,07 Hại vừa Manager 5WP (CT2) 43,50 45,03 42,20 43,58 Hại vừa EnColeton25WP (CT3) 40,47 41,83 40,30 40,87 Hại vừa VIZINES 80BTN(CT4) 42,1 40,4 41,27 41,26 Hại vừa Kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở các công thức bệnh bắt đầu có phần suy giảm, ở công thức đối chứng đã giảm 3,86% (từ 47,63% xuống còn 43,77%) do không phun thuốc nên mức độ suy giảm bệnh thấp.

Ở các công thức còn lại mức độ bị bệnh phấn trắng đều giảm khi sử dụng thuốc hóa học: Topsin(r)

M70wp giảm 10,93% (51,00% giảm xuống 40,07%); Manager 5WP giảm 8,52% (51,87% giảm xuống 43,58%); EnColeton 25WP giảm 9,22% (50,09% giảm xuống 40,87%); VIZINES 80BTN giảm 10,61% (52,10% giảm xuống 41,26%). Nhìn chung ở các ô

phun thuốc bệnh có phần suy giảm song vẫn ở mức độ hại vừa nên chúng tôi tiến hành phun thuốc hóa học lần thứ 2

Kết quả điều tra mức độ bị bệnh phấn trắng sau khi phun thuốc lần 2

Sau khi phun thuốc lần 2 được 15 ngày chúng tôi điều tra hiệu quả của từng loại thuốc, kết quả điều tra mức độ gây hại của nấm bệnh trên các ô thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học lần 2

Công thức R% ở các lần nhắc lại Trung bình

Đánh giá

1 2 3

Đối chứng 37,43 36,37 35,03 36,48 Hại vừa Topsin(R) M70wp (CT1) 22,63 26,53 29,73 26,30 Hại vừa Manager 5WP (CT2) 36,23 33,93 33,70 34,62 Hại vừa EnColeton25WP (CT3) 29,73 29,90 30,80 30,14 Hại vừa VIZINES 80BTN(CT4) 34,20 36,23 32,37 34,27 Hại vừa Sau khi phun thuốc lần 2 mức độ bệnh hại tiếp tục giảm đáng kể, cụ thể là công thức đối chứng giảm 7,29% (từ 43,77 xuống 36,48); Thuốc Topsin(r)M70wp giảm 13,77% (từ 40,07% xuống 26,30%); Manager

5WP giảm 8,96% (từ 43,58% xuống 34,62%); EnColeton25WP giảm 10,73% (từ 40,87% xuống 30,14%); VIZINES 80BTN giảm 6,99%% (từ 41,26 xuống 34,27).

Nhìn chung ở các công thức đều tiếp tục có sự suy giảm của bệnh nhưng bệnh vẫn còn ở mức độ hại vừa. Ở ô đối chứng bệnh có giảm song bệnh vẫn hại nặng hơn nhiều so với các công thức sử dụng thuốc.

Sau khi điều tra mức độ bị bệnh phấn trắng ở lần phun thuốc thứ 2 bệnh vẫn chưa giảm hẳn chúng tôi tiếp tục phun thuốc lần thứ 3.

Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh phấn trắng sau khi phun thuốc lần 3

Để tiếp tục theo dõi tác dụng hiệu lực của thuốc đối với quá trình phát sinh phát triển của bệnh tôi tiến hành phun thuốc lần 3 kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.8 sau.

Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng bằng thuốc hóa học lần 3

Công thức

R ở các lần nhắc lại (%) Trung

bình Đánh giá

1 2 3

Đối chứng 33,03 32,07 34,80 33,30 Hại vừa Topsin(R) M70wp (CT1) 12,93 13,63 13,87 13,48 Hại nhẹ Manager 5WP (CT2) 15,77 17,40 15,30 16,16 Hại nhẹ EnColeton25WP (CT3) 17,53 16,87 17,17 17,19 Hại nhẹ VIZINES 80BTN(CT4) 22,67 22,63 22,30 22,53 Hại nhẹ Từ kết quả trên cho thấy ở các công thức có sử dụng thuốc hóa học bệnh giảm rất nhanh, vì đến lần phun thứ 3 này thì mức độ gây hại của bệnh phấn trắng chỉ là hại nhẹ. Ở công thức 1 Topsin (r)

M70wp mức độ hại chỉ còn 13,48% (hại nhẹ), ở công thức 2 Manager

5WP mức hại chỉ còn là 16,16% (hại nhẹ), ở công thức 3 EnColeton25WP mức hại chỉ còn là17,19% (hại nhẹ), còn ở công thức 4 VIZINES 80BTN mức độ hại chỉ còn 22,53% (hại nhẹ) trong khi đó ở công thức đối chứng mức độ hại vẫn còn là 33,30% (hại vừa). Nguyên nhân giảm bệnh ở công thức đối chứng là do nhiệt độ không khí cao, bất lợi cho quá trình phát sinh, phát triển bệnh. Ô đối chứng bệnh có giảm song vẫn ở mức hại vừa.

Qua kết quả thử nghiệm của 3 lần sử dụng thuốc hoá học với 4 loại thuốc khác nhau, chúng tôi thấy việc phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng là rất cần thiết, nó giúp cho cây sinh trưởng tốt, hạn chế được tỷ lệ cây chết ở vườn ươm đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng tại vườn ươm.

Vì mức độ bệnh hại ở các công thức sử dụng thuốc đã giảm chỉ còn từ 13,48% đến 22,53% là mức hại nhẹ, do đó cây dần trở nên khoẻ, nên chúng tôi không tiến hành phun thuốc hóa học phòng trừ bệnh nữa.

Để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc trên chúng tôi tổng hợp kết quả các lần điều tra mức độ gây hại của bệnh trước và sau khi sử dụng thuốc. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.9 dưới đây.

Bảng 4.9. Tổng hợp hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng trƣớc và sau khi phun thuốc hóa học

Công thức

Trƣớc khi phun thuốc

(%)

Sau khi phun thuốc (%) Đánh gia sau khi phun lần

3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Đối chứng 45,30 43,77 36,48 33,30 Hại vừa Topsin(R) M70wp (CT1) 52,02 40,07 26,30 13,48 Hại nhẹ Manager 5WP (CT2) 51,02 43,58 34,62 16,16 Hại nhẹ EnColeton25WP (CT3) 48,05 40,87 30,14 17,19 Hại nhẹ VIZINES 80BTN (CT4) 35,56 41,26 34,27 22,53 Hại nhẹ Trung bình từ (CT1 - CT4) sau lần phun 3 17,36

Qua bảng trên cho thấy bệnh phấn trắng Keo đã giảm dần sau mỗi lần sử dụng thuốc. Sau lần phun thuốc thứ 3 trung bình mức độ hại ở các công thức thí nghiệm là 17,36%, trong khi đó ở đối chứng là 33,30%. Ở công thức 1 Topsin(r) M70wp có tác dụng trừ bệnh cao nhất, thấp nhất là ở công thức 4 VIZINES 80BTN. Sau đó tác dụng trừ bệnh giảm dần ở công thức 2 Manager

5WP và công thức 3 EnColeton25WP .

Để đánh giá được hiệu lực của 4 loại thuốc đến bệnh phấn trắng Keo tai tượng ở vườn ươm chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố ở lần điều tra cuối cùng để làm cơ sở đánh giá một cách khoa học và khách quan chung cho toàn thí nghiệm thể hiện qua bảng bảng 4.10.

Bảng 4.10. Trị số quan sát ở các công thức thí nghiệm điều tra lần 3

Công thức Mức đô hại ở các lần nhắc lại (%) Tổng (%) Trung bình X (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Đối chứng 33,03 32,07 34,80 99,90 33,30 Topsin(R) M70wp (CT1) 12,93 13,63 13,87 40,43 13,48 Manager 5WP (CT2) 15,77 17,40 15,30 48,47 16,16 EnColeton25WP (CT3) 17,53 16,87 17,17 51,57 17,19 VIZINES 80BTN(CT4) 22,67 22,63 22,30 67,59 22,53 Sj∑ 101,93 102,60 103,44 307,96 102,66

Từ kết quả trên chúng tôi xử lý số liệu trên phần mềm excell. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy:

f tính = 13,47. f0,05 = 5,19.

Kết quả trên cho thấy ftính> f0,05 chúng tôi kết luận chắc chắn rằng kết quả thí nghiệm ở các công thức là khác nhau, điều này chứng tỏ rằng là việc sử dụng thuốc có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh, phát triển của bệnh.

Để thấy rõ khả năng khống chế bệnh ở các công thức thí nghiệm qua các lần sử dụng thuốc được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Mức độ bệnh phấn trắng giảm ở các công thức (%) Công thức Mức độ bệnh giảm theo các lần sử dụng thuốc (%) Tổng Đối chứng 3,86 7,29 3,18 14,33 Topsin(r) M70wp (CT1) 10,93 13,77 12,82 37,52 Manager 5WP (CT2) 8,52 8,96 18,46 35,94 EnColeton25WP (CT3) 9,22 10,73 12,95 32,90 VIZINES 80BTN(CT4) 10,61 6,99 11,74 29,34 TB các công thức thí nghiệm (CT1 - CT4) 33,93

Từ số liệu trên cho thấy khả năng hạn chế mức độ gây hại sau khi sử dụng thuốc thì thuốc Topsin(r)

M70wp là thuốc có khả năng khống chế bệnh phấn trắng cao nhất, mức độ bị bệnh giảm trung bình sau 3 lần phun là 12,51%, tổng cả 3 lần phun giảm 37,52%.

Còn thuốc có khả năng hạn chế thấp nhất đến mức độ gây hại sau 3 lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42 - 55)