Thử nghiệm một số biệnpháp phòng trừ bệnh phấn trắng lá Keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 35)

tượng tại khu vực nghiên cứu.

a. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Chuẩn bị: thước dây, cọc, dao, bảng biểu, giấy bút.

Tiến hành lập 4 luống điều tra (diện tích mỗi luống là 19m2), trong đó có 2 luống thí nghiệm và 2 luống đối chứng. Điều tra 4 lần, mỗi lần cách nhau 12 - 15 ngày.

Thử nghiệm phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp lâm sinh được tiến hành trên ô dạng bản, hỗn giao loài cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) và cây Lát hoa (Chukrasia tabularis M.Roem.).

Để đánh giá hiệu quả của biện pháp này, tôi tiến hành điều tra mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng tại ô gieo ươm hỗn giao, điều tra và so sánh với ô gieo ươm thuần loài Keo tai tượng (ô đối chứng).

b. Biện pháp vật lý cơ giới

Chuẩn bị: Thước dây, cọc, dao, kéo, bảng biểu, găng tay, bật lửa, giấy,

bút.

Tiến hành lập 4 luống điều tra (diện tích mỗi luống là19m2), trong đó có 2 luống thí nghiệm và 2 luống đối chứng. So sánh, đánh giá mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên luống bị bệnh và luống gieo ươm đối chứng (luống bị bệnh phấn trắng nhưng không dùng biện pháp phòng trừ). Các luống thí nghiệm dùng biện pháp vật lý cơ giới được cắt bỏ lá bệnh,thu gom các cành lá bệnh đem đốt.

Điều tra 4 lần, mỗi lần cách nhau 12 - 15 ngày. Sau mỗi lần điều tra lại tiếp tục thu gom cành khô lá rụng, ngắt cành, lá bệnh đem đi xử lý.

c. Biện pháp phun thuốc hóa học

Chuẩn bị: thước dây, cọc, dao, bảng biểu, giấy bút, bình phun, thuốc hóa học (Topsin(r)M70wp, Manager 5WP, EnColeton25WP và VIZINES 80BTN).

Mẫu Bảng 3.3. Các loại thuốc hóa học và nồng độ sử dụng TT Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%) Dạng thuốc

1 Topsin(r) M70wp (CT1) 0,08 Bột

2 Manager 5WP (CT2) 0,25 Bột

3 EnColeton25WP (CT3) 0,25 Bột

4 VIZINES 80BTN(CT4) 0,25 Bột

(Nồng độ 0,25% là trong một lít dung dịch có 2,5g thuốc nguyên chất hoặc trong 1 lít dung dịch có 2,5ml thuốc nguyên chất).

- Topsin(R)M70wp, dùng để trừ các bệnh khô lá, vàng lá, gỉ sắt, phấn trắng. Thành phần của thuốc: Thiophanate - methyl 70%.

- Manager 5WP, dùng để trừ các bệnh như gỉ sắt, đốm lá, vàng lá, phấn trắng, thán thư, phồng lá. Thành phần của thuốc: Hoạt chất Imibenconazol 5% và chất phụ gia 95%.

- EnColeton 25WP, dùng để trừ các bệnh mốc xám rau, phấn trắng cây Xoài. Thành phần của thuốc Triadimefon 25%vàchất phụ gia 75%.

- VIZINES 80BTN, dùng để trừ các bệnh mốc sương, phấn trắng, bồ hóng. Thành phần của thuốc gồm Zineb 40%, Sulfur 40% và chất phụ gia 20%.

Mỗi khu gieo ươm lập 8 luống thí nghiệm, diện tích mỗi luống là 19 m2 (1,3*15m). Trên luống thí nghiệm ứng với 1 công thức là một loại thuốc hoá học, mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Cứ 12 đến 15 ngày, sau khi phun thuốc tiến hành điều tra mức độ bị bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

Trước khi phun thuốc, điều tra mức độ gây hại của bệnh phấn trắng trên tất cả các luống thí nghiệm. Ứng với mỗi công thức thí nghiệm sử dụng thuốc hóa học đều có luống đối chứng.

* Tính hiệu lực của các nồng độ thuốc:

Để tính hiệu lực của thuốc hóa học sau mỗi lần phun, tôi áp dụng công thứcHenderson-Tilton:

HL(%) = (1-

)x100

Trong đó:

HL (%): Hiệu lực của thuốc.

Ta: Mức độ bị bệnh ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc. Tb: Mức độ bị bệnh ở công thức thí nghiệm trước phun thuốc. Ca: Mức độ bị bệnh ở công thức đối chứng sau phun thuốc. Cb: Mức độ bị bệnh của công thức đối chứng trước phun thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 33 - 35)