So sánh hiệu quả của các biệnpháp phòng trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 56)

Sau thời gian tiến hành nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây Keo tai tượng, chúng tôi thấy khả năng tác động của mỗi biện pháp đối với bệnh là khác nhau. Điều đó được thể hiện qua kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tổng hợp so sánh tác động của 3 biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tƣợng Phƣơng pháp phòng trừ R % TB lần điều tra 1 R % TB lần điều tra 3 Mức độ bị bệnh giảm trung bình (%) Gieo ươm hỗn

giao theo luống 40,10 19,10 21

Vật lý - cơ giới 42 17,7 24,3

Hoá học 51,00 13,48 37,52

Qua bảng trên có thể thấy rằng mỗi biện pháp được nghiên cứu đều có tác dụng nhất định trong việc phòng trừ bệnh. Cụ thể là so với mức độ bị bệnh giảm 17,09% ở ô đối chứng thì tại các ô thí nghiệm các biện pháp phòng trừ, mức độ bị bệnh giảm từ 21% cho đến 37,52%.

Phòng trừ bệnh phấn trắng Keo tai tượng bằng biện pháp gieo ươm hỗn giao thì mức độ bị bệnh giảm 21%. Song ở biện pháp này mức độ hại của bệnh tại lần điều tra đầu tiên là thấp hơn so với ở các biện pháp còn lại. Điều này có thể lý giải là do tác dụng chậm của biện pháp hỗn giao. Việc gieo ươm hỗn giao Keo tai tượng với Lát phần nào làm hạn chế khả năng lây lan, xâm nhiễm của nấm phấn trắngtrên cây Keo ngay từ đầu.

kể nguồn nấm bệnh cư trú. Vì thế, biện pháp này góp phần hạn chế khả năng lây lan của nấm từ cành lá bệnh sang cành lá khoẻ hoặc từ cây bệnh sang cây khoẻ. Nhưng có thể thấy rằng, tác động cơ giới lấy đi các cành lá bị bệnh hại quá nặng cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm mức độ hại của bệnh. Vì vậy phương pháp này cần được tiến hành thực hiện và điều tra đánh giá liên tục trong thời gian dài để có thể xác định chính xác hiệu quả của nó.

Trong tất cả các biện pháp tác động, chúng tôi thấy biện pháp phun thuốc hoá học có hiệu quả phòng trừ bệnh cao nhất, các loại thuốc đem thử nghiệm đều có chỉ số giảm bệnh từ 29,57 - 37,52%, trung bình là 33,93%. Trong đó loại thuốc có hiệu lực phòng trừ bệnh cao nhất là thuốc Topsin(r)

M70wp hiệu lực phòng trừ đạt tới 62,19%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây keo tai tượng (acacia mangium willd ) tại vườn ươm hạt kiểm lâm huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 56)