Dân sinh kinh tế và văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 28)

3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

Khu bảo tồn cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn 35 km về phía Bắc giao thông đi lại khó khăn. Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc dự kiến mở rộng nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc, Đồng Lạc và Bản Thi, với tổng số 1.732 hộ, 7.608 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao, Tày và H`mông.

Bảng 3.1: Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã xung quanh Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc dự kiến mở rộng

TT Diện tích tự nhiên (ha) Số thôn Dân số Số hộ ngh o Thành phần dân tộc Số hộ Số kh u Kinh (%) Thiểu số (%) Tên dân tộc thiểu số 1 Bản Thi 6.498,81 9 506 1.901 42 (8%) 669 (35%) 1.232 (65%) Dao, H’mông, Tày, Nùng, Hoa 2 Đồng Lạc 3.662 10 557 2.378 96 (17%) 131 (6%) 2.247 (94%) Dao, H’mông, tày 3 Xuân Lạc 8.421,50 14 669 3.329 388 (51%) - 100% Tày, Dao, H’mông Tổng 18.582,31 33 1.732 7.608 526 (30%) 10% 90% - Nguồn: UBND các xã vùng đệm, tháng 11/2012

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Kạn thì vùng đệm của KBT có diện tích 7.508 ha thuộc 9 thôn: Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tƣn (xã Xuân Lạc), Khuổi Kẹn, Kéo Nàng, Phia Khao (Bản Thi) và Nà Áng, Cốc Tộc (xã Đồng Lạc). Dân số vùng đệm là 1.709 ngƣời, 410 hộ. Mật độ dân số ở xã Bản Thi là 29 ngƣời/km2, Xuân Lạc là 35 ngƣời/km2

và Đồng Lạc là 65 ngƣời/km2. Có 6 hộ với 21 nhân khẩu hiện đang sinh sống bên trong vùng lõi của KBT gồm 4 hộ ở xã Bản Thi và 2 hộ ở xã Xuân Lạc.

Dân tộc thiểu số chiếm 90% ở các xã xung quanh KBT với các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng và Hoa, trong đó phần lớn là ngƣời Dao, Tày và Mông. Trƣớc kia họ cƣ trú trên các sƣờn núi và thung lũng, từ những năm

1980 bắt đầu định canh tập trung thành bản làng theo chƣơng trình Định canh định cƣ của chính phủ. Mỗi dân tộc có đặc trƣng văn hóa riêng và và có nhiều điểm tƣơng đồng nên các sinh hoạt văn hóa ở vùng đệm khá phong phú.

Ở 9 thôn vùng đệm của KBT ngƣời Kinh chiếm 5% còn lại là dân tộc thiểu số. Các hộ ngƣời Kinh chủ yếu là buôn bán, khai thác khoáng sản, công nhân viên nhà nƣớc. Các hộ ngƣời Kinh tập trung ở xã Bản Thi với 35% chủ yếu là công nhân khai thác khoáng sản nơi có mỏ quặng Sunfua Kẽm lộ thiên với trữ lƣợng lớn. Các hộ sinh sống bên trong vùng lõi của KBT đều là ngƣời Dao, họ sống và canh tác bên trong KBT từ lâu đời, chủ yếu là làm rẫy và thu hái lâm sản theo mùa. Ở xã Đồng Lạc chỉ có 19 hộ ngƣời Kinh chiếm 3% còn lại xã Xuân Lạc gần nhƣ 100% là ngƣời dân tộc thiểu số.

3.2.2. Tình hình kinh tế và thu nhập của người dân sống ở Khu bảo tồn

Nguồn thu nhập chính của cƣ dân vùng đệm là lúa nƣớc và các loại cây trồng nông nghiệp nhƣ ngô, sắn, khoai tàu, các loại đậu. Do địa hình đất dốc nên loài hình canh tác chính là rẫy. Mặc dù nông dân có kinh nghiệm trồng lúa nƣớc nhƣng năng xuất nhìn chung không cao. Năng suất lúa và một số cây trồng chính ở vùng đệm trong năm 2011 nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011 ở vùng đệm Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

Lúa Ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Bản Thi 61 40 255 61 40 255 Đồng Lạc 222 46 1.080 74 43 311 Xuân Lạc 183 43 784 206 37 764

Ngoài nguồn thu từ các loại cây trồng nông nghiệp; cây công nghiệp ngắn ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của ngƣời dân vùng đệm nhƣ cây Dong Riềng, Sắn. Các loại cây dài ngày chƣa phát triển, cây ăn

trái chủ yếu là Hồng và Chuối. Cây lâm nghiệp chủ yếu là Xoan và Mỡ đƣợc trồng rãi rác ở khu vực nƣơng rẫy, trong những năm gần đây UBND huyện Chợ Đồn bắt đầu khuyến khích ngƣời dân trồng cây Keo để thay thế cây Mỡ.

Đất cho trồng lúa và các loại cây hoa màu chiếm 7% diện tích tự nhiên (chƣa đến 0,2 ha/ngƣời). Đất cho các loại cây lâu năm chỉ có 18 ha dùng để trồng cây Hồng không hạt. Các loại cây lâm nghiệp đƣợc trồng xen ở khu vực canh tác nƣơng rẫy và trong rừng sản xuất.

Đất rừng chiếm 70% diện tích tự nhiên ở 3 xã vùng đệm với đầy đủ 3 loại rừng, trong đó rừng đặc dụng KBT Nam Xuân Lạc chiếm 14% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp (7.147 ha) còn lại là rừng phòng hộ chiếm 30%.

Phần lớn diện tích đất canh tác ở vùng đệm chƣa có sổ đỏ, công tác đo đạc và cấp sổ đỏ tiến hành chậm nên nhiều hộ không có sổ đỏ không tiếp cận đƣợc với các nguồn tín dụng thế chấp tại địa phƣơng.

Bảng 3.3: Diện tích một số loài cây trồng chính ở vùng đệm thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

Stt Diện tích trồng cây lƣơng thực, hoa màu (ha)

Cây ăn quả, cây lâm nghiệp (ha)

Lúa Ngô Sắn Khoai Rau Đậu… Hồng Xoan

1 Bản Thi 61 61 6 5 - 14 10 20

2 Đồng Lạc 222 74 25 23 - 18 8 13

3 Xuân Lạc 183 206 23 2 28 115 - 30

Tổng 466 341 54 30 28 147 18 63

Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2011 của UBND các xã vùng đệm.

Bảng trên cho thấy 2 loại cây lƣơng thực chính đƣợc trồng ở cả vùng đệm là lúa và ngô. Diện tích lúa rẫy chiếm số lƣợng lớn đất canh tác nhƣng thiếu số liệu thống kê các diện tích này do việc phát nƣơng làm rẫy bị nghiêm cấm. Phần lớn lúa rẫy đƣợc canh tác ở khu vực rừng sản xuất. Các loại đậu là

cây trồng mang lại thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp ở vùng đệm. Các loại rau chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dân vùng đệm, đƣợc trồng nhiều ở xã Đồng Lạc, ở các xã khác có diện tích không đáng kể.

3.2.3. Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Một số hộ sinh sống trong KBT, họ phát nƣơng làm rẫy để canh tác nông nghiệp và sử dụng nhiều tài nguyên từ KBT. Gồm 4 hộ ngƣời Dao xã Bản Thi và 2 hộ ngƣời Dao xã Xuân Lạc (6 hộ trong KBT với 21 nhân khẩu). Các hộ này vẫn còn săn bắt nhƣ dựng những lều lán để tiếp tay cho những thợ săn, sau khi săn bắn đƣợc họ đem bán cho những nhà hàng bên Chợ Đồn. Hơn nữa, 53 hộ tại thôn Nà Dạ phần lớn có diện tích canh tác nƣơng rãy trong và giáp ranh với ranh giới Khu bảo tồn.

Cƣ dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng, phần lớn trong số họ đến định cƣ ở khu vực này vào những năm 1979 - 1980 là các hộ nghèo ngƣời Mông và Dao. Một trong những tập quán cần đƣợc thay đổi của cả ngƣời Dao và ngƣời Mông là săn bắt động vật rừng. Thƣờng các gia đình đều có súng săn tự tạo. Họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà đây còn là tập quán.

a.Trồng trọt

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 200m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nƣớc, ngô, lúa nƣơng, sắn…

Vấn đề an toàn lƣơng thực cũng vẫn chƣa đảm bảo đối với một số hộ nghèo, thiếu ăn vào những lúc giáp hạt (tháng 2-4) trƣớc khi đến mùa gặt.

Ruộng nƣớc đƣợc phân bố nơi thấp gần khu dân cƣ, ven suối và một số diện tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chƣa cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chƣa đƣợc cải thiện. Lúa

nƣơng đƣợc canh tác trên các sƣờn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nƣơng thƣờng không ổn định do sự du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cƣ.

Các loại rau màu nhƣ Ngô, Sắn… thƣờng đƣợc trồng trên những nơi đất cao, bằng phẳng nhƣng không có điều kiện khai hoang ruộng nƣớc. Do diện tích ruộng nƣớc chỉ hơn 1sào/ngƣời, chủ yếu là ruộng 1 vụ, ngƣời dân phải làm nƣơng rẫy để bổ sung nguồn lƣơng thực. Diện tích đất nƣơng rẫy hiện nay tuy không cao nhƣng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.

b. Chăn nuôi

Diện tích trong khu vực phù hợp với chăn nuôi nhƣng chƣa phát triển và chƣa đƣợc trú trọng đầu tƣ. Thành phần đàn gia súc tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà… Ngựa là vật nuôi quan trọng đối với ngƣời dân vùng cao, trong khi chƣa có đƣờng giao thông thì ngựa còn là phƣơng tiện vận chuyển hữu hiệu. Công tác thú y chƣa phát triển, các thôn bản chƣa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chƣa đƣợc học qua trƣờng lớp chính quy. Có một số hộ đã xây dựng ao nuôi cá, tuy nhiên số hộ chăn nuôi cá không nhiều, đa số chỉ là các ao tạm thời, chƣa có kỹ thuật chăn nuôi cá tốt. Điều kiện tự nhiên ở địa phƣơng rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, chăn thả rông gia súc đƣợc xem nhƣ là một mối đe dọa. Trâu và Bò thả rông quanh năm và chỉ đƣa về nhà vào mùa sản xuất. Gia súc chăn thả trong khu bảo tồn không chỉ từ các thôn có ranh giới với khu bảo tồn, thậm trí cả từ các xã lân cận. Để thay đổi thói quen chăn thả rông gia súc, cần có sự hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật trồng cỏ, quy hoạch các vùng chăn thả cố định.

c. Thuỷ lợi

Trên các khu vực canh tác nông nghiệp điều kiện nguồn nƣớc không khó khăn, nhƣng do chƣa đƣợc đầu tƣ nên hệ thống thuỷ lợi chƣa phát triển.

Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại đƣợc trong mùa khô, đến mùa mƣa chúng bị nƣớc cuốn trôi và rất cần đầu tƣ cho hệ thống thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần cho ngƣời dân tham gia vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học.

d. Lâm nghiệp

Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trƣờng. Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trƣớc đây lâm sản chính do ngƣời dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng (một số thôn), ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tƣợng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra. Hiện nay, ngƣời dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Hoạt động khai thác củi đun: Gỗ củi là chất đốt chủ yếu ở vùng nông thôn, ngƣời dân thƣờng lấy cành khô, cây khô từ Khu bảo tồn, đặc biệt để có củi khô thì sau những lần đi lấy củi họ đều chặt một số cây tƣơi trong khu vực để lần sau lại có củi khô. Theo ƣớc tình trung bình một tháng mỗi hộ sử dụng khoảng từ 300 - 350 kg củi khô (sử dụng nhiều củi hay ít phụ thuộc vào mùa, đặc biệt vào mùa đông sử dụng củi để sƣởi ấm). Nếu lƣợng củi này chỉ khai thác trên rừng thì tƣơng tự nhƣ hoạt động đốt phá rừng và rất lâu sau rừng mới đƣợc hồi phục. Ngoài lƣợng củi do các thôn nằm trong và giáp khu bảo tồn khai thác ra thì hàng năm lƣợng củi do các thôn khác trong xã vào Khu bảo tồn khai thác cũng khá lớn. Chính vì thế cần thiết phải có các hoạt động nhằm hạn khai thác với số lƣợng củi đun lớn thông qua xây dựng các loại bếp đun cải tiến tiết kiệm củi).

Hoạt động khai thác gỗ: Hiện tại còn một số ít ngƣời dân vẫn lén lút vào khu bảo tồn cắt trộm gỗ để làm nhà, đóng đồ gia dụng cho gia đình, và tìm mọi kẽ hở của lực lƣợng kiểm lâm để tiêu thụ. Các loài cây gỗ thƣờng đƣợc ngƣời dân khai thác nhƣ Nghiến, Trai, Dâu rừng... việc khai thác đƣợc thực hiện ngay trong rừng và vận chuyển về nhà. Đây là hoạt động khai thác tài nguyên trái pháp luật và không bền vững làm ảnh hƣởng đến việc bảo tồn tài nguyên rừng. Hầu hết các thôn đều có khai thác nhƣng do có sự tuyên truyền, quản lý chặt chẽ của lực lƣợng Kiểm lâm nên hoạt động này ngày một giảm dần. Hoạt động này sẽ đƣợc làm tốt hơn khi năng lực quản lý của lực lƣợng kiểm lâm đƣợc tăng lên.

Hoạt động khai thác măng: Măng, nấm, mộc nhĩ đƣợc ngƣời dân thu hái để sử dụng và bán, không chỉ những ngƣời dân sống trong khu bảo tồn (6 hộ với 32 nhân khẩu) thu hái mà cả những ngƣời dân ở ngoài vùng đệm vào KBT khai thác.

Cây thuốc: Ngƣời dân địa phƣơng đặc biệt là ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng thu hái các loại thảo dƣợc để dùng cho mục đích chữa bệnh. Nhìn chung việc thu hái cây thuốc của các thầy lang là không nhiều và không ảnh hƣởng lớn đến sự đa dạng sinh học, sự bền vững vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời bệnh đi tìm thầy lang. Một tác nhân lớn gây ảnh hƣởng đến sự phục hồi của các loại cây thuốc là chiến dịch thu mua cây thuốc quý nhƣ Ba kích, Sâm cau, Sâm trâu, khúc khắc, Hoàng đằng, huyết đằng, Tầm gửi...của các tay buôn, họ gom hàng và chuyển đi tiêu thụ ở nơi khác hoặc bán sang Trung Quốc.

Săn bắt động vật rừng: Tất cả các loài thú, rùa, rắn đều là đối tƣợng bị săn bắn. Những ngƣời này săn bắn bằng nhiều cách khác nhau: súng săn tự chế, bẫy đặt trên mặt đất, bẫy thòng lọng và bẫy bằng đèn ánh sáng. Các loài hiện nay thƣờng bị săn bắt hoặc gài bãy là chồn, hon, sóc, dúi, cầy, hƣơu, nai, rắn, rùa và các loài chim...

3.2.4. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm a. Giao thông a. Giao thông

Các xã vùng Khu bảo tồn đã có đƣờng giao thông đến trung tâm xã, từ trung tâm xã đi các thôn đều bằng đƣờng đất, tuy nhiên do đƣờng đất, độ dốc cao, nền địa chất kém bền vững nên hiện tƣợng sạt lở, thậm chí trƣợt núi gây tắc đƣờng không có khả năng khắc phục ngay. Hiện nay để đi một số thôn trong xã phải đi bộ. Việc giao lƣu văn hoá, hàng hoá gặp nhiều khó khăn, không muốn nói là cách biệt với bên ngoài. Mặc dù xã đã chú trọng xây dựng đƣờng liên thôn, xã, nhƣng đƣờng hẹp, dốc, lầy lội vào mùa mƣa đi lại rất khó khăn.

b. Y tế, giáo dục

Các xã đều đã có trạm y tế và cán bộ y tế, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân địa phƣơng và cần tăng cƣờng cán bộ y tế tuyến xã để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dân. Các dịch bệnh lớn hầu nhƣ không xảy ra do làm tốt công tác phòng bệnh.

c. Điện lưới quốc gia

Hiện có khoảng 75% số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia dùng vào sinh hoạt. Điện lƣới quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ khâu sản xuất mang lại diện mạo của vùng nông thôn miền núi trong thời kỳ đổi mới. Số hộ còn lại chủ yếu dùng điện thắp sáng từ máy thuỷ điện nhỏ, bình quân từ 2-3 hộ/1 máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)