- Phân theo đơn vị hành chính: Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm trên địa phận 2 thôn Bản Khang 1.001,0 ha thuộc tiểu khu (254, 255) và Nà Dạ 787,0 ha thuộc tiểu khu 257 thuộc xã Xuân Lạc. Trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 1.737,0 ha.
- Phân khu chức năng, gồm:
+ Khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1.646,0 ha, trong đó: Rừng cây gỗ giàu trên núi đá 1.615,70 ha; rừng cây gỗ nghèo 7,90 ha; rừng cây gỗ nghèo kiệt 4,2 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 1,20 ha; đất có cây nông nghiệp 16,7 ha.
+ Khu phục hồi sinh thái là 142,0 ha, trong đó: rừng cây gỗ giàu trên núi đá 16,30 ha; rừng cây gỗ nghèo 24,10 ha; rừng cây gỗ nghèo kiệt 67,80 ha; rừng tre nứa 1,0 ha; đất có rừng trồng chƣa thành rừng 5,0 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 1,8 ha; đất có cây nông nghiệp 23,30 ha; đất trống khác 3,0 ha.
3.3.3 Trữ lượng các loại rừng
Kết quả điều tra cho thấy, đến nay hệ sinh thái rừng đã bị suy giảm, các trạng thái rừng gỗ giàu trên núi đá còn nhiều và phân bố tập trung trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT. Rừng nguyên sinh chƣa bị tác động đều đạt từ trữ lƣợng (M>200m3/ha). Các loài cây cho gỗ phổ biến là những cây cao >30m, đƣờng kính 70-80cm, nhiều cây đến trên 100 cm, mật độ 15-20 cây/ha, có tán đứt quãng không liên tục, độ tàn che 0,3-0,5. Các loài thƣờng gặp gồm Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fragraeoides), Sâng (Pometia pinnata), Giổi (Michelia sp.), Gội (Aglaia dasyclada, Aglaia spectabilis), Quếch (Chisocheton paniculatus)...
- Rừng gỗ phục hồi cây lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá có trữ lượng: Kiểu này gặp ở tất cả các tuyến điều tra, phân bố ở khu vực chân và
sƣờn núi, nơi gần các khu dân cƣ hay đƣờng đi lại thuận lợi. Do tác động của khai thác, trữ lƣợng của kiểu rừng này không cao M = 80 - 110m3
.
- Rừng cây gỗ phục hồi sau khai thác kiệt: Trạng thái này thƣờng là những khoảnh nhỏ ở vùng chân núi liền kề với rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh bị khai thác kiệt. Rừng có 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và thảm tƣơi.
Tầng cây gỗ cao 6 - 8m, đƣờng kính 10 - 15cm, mật độ 500 - 600 cây/ha, độ tàn che 0,5 - 06.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thành phần loài họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc
Kết quả nghiên cứu cho thấy khu bảo tồn Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn có 03 loài thuộc họ Dầu - Dipterocarpaceae là Chò chỉ (Parashorea chinensis
Wang Hsie), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), Táu muối (Vatica diospyroides Symingt). Trong 10 tuyến điều tra có 3 tuyến xuất hiện cả 3 loài, còn 7 tuyến còn lại xuất hiện 2 loài. Trong đó cây Chò chỉ và Chò nâu xuất hiện tổng thể là 8 lần trong 10 tuyến điều tra, còn cây Táu muối xuất hiện 6 lần trong 10 tuyến điều tra. Kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả điều tra phân bố thực vật họ Dầu theo tuyến TT Tuyến điều tra Tên phổ
thông
Tên khoa học Tiểu khu
Độ cao (m)
1 Lũng Pàn – Rừng Khau lịa
Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie
257 500
Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 257 450-500 2 Ngã ba Nặm
Thúm – Ngã ba Lũng Miều
Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie
255 600-750 Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 255 450 3 Trạm KL Lũng
Cháy – Lũng Phàng
Táu muối Vatica diospyroides Symingt 255 750 - 800 Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 255 455 Chò chỉ Parashorea chinensis Wang
Hsie
255 550
4 Lũng Luồng – Búp Pảng
Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 255 350 - 450 Táu muối Vatica diospyroides Symingt 255 700 5 Núi Phe Mộc –
Ngã ba Bãi chuối
Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie
255 350
Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 255 250 - 500 6 Ngã ba Vƣờn mơ
– Bó Nặm
Chò chỉ Parashorea chinensis Wang Hsie
261 300
Cho nâu Dipterocarpus retusus Blume 261 250-350 7 Bó Nặm – Cốc
Thốc Chò nâu Táu muối Dipterocarpus retusus Vatica diospyroides Symingt Blume 261 261 550 - 600 350 8 Trạm KL Bình Chò chỉ Parashorea chinensis Wang 264 600 - 750
Trai – Lũng Trang Hsie
Táu muối Vatica diospyroides Symingt 264 800 Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 264 350 - 400 9 Lũng Trang –
Lũng Lỳ
Táu muối Vatica diospyroides Symingt 264 800 - 900 Chò chỉ Parashorea chinensis Wang
Hsie
264 600 - 700 10 Lũng Lỳ - Núi
Tam Sao
Táu muối Vatica diospyroides Symingt 257; 264
900 Chò chỉ Parashorea chinensis Wang
Hsie
264 400
Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume 264; 257
550 Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 03 loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) có phân bố độ cao tƣơng đối giống nhau từ 250m đến 900 m so với mực nƣớc biển, nhƣng chủ yếu tập trung ở độ cao từ 350m đến 800 m. Tuy nhiên loài Táu muối có độ cao phân bố cao hơn so với 2 loại còn lại là Chò chỉ và Chò nâu, Táu muối có phân bố trên đỉnh Tam Sao với độ cao 1000m.
4.2. Giá trị bảo tồn các loài thực vật họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc
Kết quả nghiên cứu cho thấy KBT Nam Xuân Lạc có 03 loài thuộc họ Dầu và đều có giá trị bảo tồn cao, trong đó cả 03 loài điều tra đƣợc đều thuộc danh lục đỏ thế giới IUCN (1 loài cấp CR, 1 loài cấp EN và 1 loài cấp VU) và 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (cấp VU).
Bảng 4.2: Tình trạng bị đe dọa của các loài họ Dầu
TT Loài Hiện trạng bảo tồn
IUCN,2016 Sách đỏ Việt Nam, 2007
1 Táu muối (Vatica diospyroides
Symingt) CR 2 Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) EN 3 Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) VU VU
4.3. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Dầu tại KBT Nam Xuân Lạc
4.3.1. Loài Chò chỉ
- Tên khoa học: Parashorea chinensis Wang Hsie - Họ thực vật: Họ Dầu (Dipterocarpaceae)
a, Đặc điểm hình thái
Chò chỉ là cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 30-40m, đƣờng kính có thể đạt 150-200cm. Tán thƣa, gốc có bạnh vè nhỏ. Vỏ màu xám, nứt dọc nhẹ, thịt vỏ vàng hoặc hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ. Cành lớn thƣờng bị cong vặn. Lá hình mác hay bầu dục, gân bậc hai 15-20 đôi, song song và nổi rõ ở mặt dƣới, hai mặt lá và trên các gân có lông hình sao. Có lá kèm dài khoảng 2cm, sớm rụng. Cụm hoa lông ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ có mùi thơm đặc biệt. Quả hình trứng, có mũi nhọn, mang 3 cánh to, 2 cánh nhỏ. Hạt 3 - 4.
b, Đặc điểm phân bố
Phân bố trên thế giới
Phân bố tại Trung Quốc, Lào.
Phân bố tại Việt Nam
Phân bố hầu hết ở các tỉnh miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Tập trung nhiều ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Ở các tỉnh miền Nam ít gặp hơn, có phân bố ở tỉnh Lâm Đồng.
Phân bố tại KBT Nam Xuân Lạc
Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) điều tra đƣợc có sự phâ bố từ độ cao 300m trở lên, phân bố đều từ độ cao 300 đến 750m, tập trung nhiều tại sƣờn núi dốc, núi đá thuộc các hầu hết các tiểu khu đƣợc điều tra trong KBT Nam Xuân Lạc nhƣ tiểu khu: 255, 257, 261, 264. Sự phân bố của loài Chò chỉ dƣợc tổng hợp trên bản đồ phân bố sau:
c, Đặc điểm sinh thái
Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) thƣờng bắt gặp trong rừng tự nhiên, có độ cao từ 100m đến 700m so với mực nƣớc biển, nơi có lƣợng mƣa bình quân từ 1600-2300mm. Chò chỉ gặp trên nhiều loại đất nhƣ feralit đỏ vàng, nâu vàng trên đá vôi, tầng trung bình đến dày, hơi ẩm.
Ở KBT Nam Xuân Lạc, Chò chỉ thƣờng mọc hỗn giao với các loại cây nhƣ: Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trám, Re, Dẻ, Kháo (Cinnadenia paniculata), Vàng anh (Saraca dives), Xoan,…Tầng cây bụi dƣới tán rừng gồm có: Trọng đũa (Ardisia spp.), Mua (Melastoma sp.), Trâm (Syzygium
spp.), Một số loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),…
d, Khả năng tái sinh
Khả năng tái sinh của 1 loài cây cho ta biết đƣợc tình trạng tự nhiên của lâm phần nghiên cứu đã thành thục sinh sản chƣa, đồng thời phản ánh khả năng thích nghi của loài cây đó đối với hoàn cảnh khí hậu trong khu vực. Với loài Chò chỉ tại khu vực nghiên cứu, trong quá trình điều tra thực địa, nghiên cứu cây trƣởng thành tôi tiến hành điều tra cây tái sinh trên 10 tuyến, kết quả thu đƣợc trong bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Chò chỉ trên các tuyến điều tra
Đơn vị tính: Cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Chò chỉ
Số cây theo cấp chiều cao Hvn
(cm) Tổng
cộng <50 51-100 >100
Số lƣợng 10 8 0 14 26 40
Bảng trên cho biết trên 10 tuyến điều tra thì có 8 tuyến bắt gặp cây Chò chỉ, số cây theo cấp chiều cao Hvn (cm) từ 51-100 cm điều tra đƣợc 14 cây tái sinh chiếm 35%, trên 100 cm điều tra đƣợc 26 cây tái sinh chiếm 76%.
Từ kết quả trên cho thấy Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là loài có số lƣợng cây tái sinh tốt, các cây tái sinh có chiều cao >1m đƣợc phát hiện nhiều. Mà hầu hết các cây tái sinh phát hiện đƣợc đều tái sinh từ hạt, không thấy tái sinh bằng chồi, do đó trong tƣơng lai sẽ có nhiều nguy cơ suy giảm của loài và vấn đề bảo tồn loài sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hình 4.3: Chò chỉ tái sinh chụp tại tiểu khu 257
Tổ thành tái sinh, các loại cây đi kèm
Qua điều tra các ô dạng bản dƣới tán cây mẹ, tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và thƣờng đi kèm với loài Chò chỉ là Trâm (Syzygium
Tái sinh quanh gốc cây mẹ
Song song với quá trình điều tra tuyến đối với cây Chò chỉ tôi tiến hành điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ bằng cách lập và điều tra các ô dạng bản của 16 cây mẹ trƣởng thành đang sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng (mỗi cây mẹ lập 4 ô dạng bản). Tôi thống kê, tính toán một số chỉ tiêu về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò chỉ ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò chỉ Ô nghiên cứu Tần số
xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể cấp theo chiều cao Vị trí lƣợng Số Số ô có Chò chỉ Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn< 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn >100cm Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ% Trong tán 32 27 84,4 54 76 0 0 14 18 40 52 Ngoài tán 32 19 59,4 22 24 0 0 4 5 18 25 Tổng 64 46 71,8 76 100 0 0 18 23 58 77
Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, trong 64 ô dạng bản điều tra thì có 46 ô xuất hiện Chò chỉ tái sinh với tổng số 76 cá thể. Trong đó có 54 cá thể ở 27 ô dạng bản nằm trong tán cây mẹ chiếm 76% và 24 cá thể ở 19 ô dạng bản nằm ngoài tán cây mẹ chiếm 24%. Điều đó cho thấy mật độ tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò chỉ là cao. Đồng thời cho thấy cấp theo chiều cao cây Chò chỉ tái sinh cũng đạt chất lƣợng tốt, có 58 cây Chò chỉ tái sinh có Hvn > 100cm chiếm 77% và có 18 cây Chò chỉ tái sinh có Hvn từ 51 – 100cm chiếm 23%.
- Chất lượng cây tái sinh: Áp dụng công thức N% = × 100 Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu;
: tổng số cây tốt, trung bình, xấu; : tổng số cây tái sinh.
Chất lƣợng cây tái sinh của loài Chò chỉ đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.5: Chất lƣợng tái sinh của loài Chò chỉ tại KBT Nam Xuân Lạc Phâm chất
Tổng Tốt Trung bình Xấu
Cây 48 22 6 76 cây
Tỷ lệ % 63,1% 28,9% 8% 100%
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy chất lƣợng cây tái sinh loài Chò chỉ tốt với 63,1% cây tái sinh có phẩm chất tốt, 28,9% cây tái sinh có phẩm chất trung bình và chỉ có 8% cây tái sinh có phẩm chất xấu. Điều đó cho thấy các cá thể loài Chò chỉ có sức tái sinh cao và phẩm chất tốt.
- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Qua điều tra cho thấy trong tự nhiên Chò chỉ hoàn toàn tái sinh bằng hạt, không điều tra thấy có tái sinh chồi, một số cây Chò chỉ bị chặt hoặc chết không thấy có tái sinh chồi.
4.3.2 Loài Chò nâu
- Tên khoa học: Dipterocarpus retusus Blume. - Họ thực vật: Họ Dầu (Dipterocarpaceae).
a, Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 30 - 40 m, đƣờng kính tới 1 m. Thân thẳng, hình trụ, phân cành cao. Tán thƣa, hình cầu. Cành non mập, phủ lông dầy nhƣng sớm rụng. Lá hình trái xoan hay trái xoan thuôn, dài 20 - 40 cm, rộng 15 - 25 cm, mép lƣợn sóng. Gân bên 15 - 20 đôi, có lông cứng, nổi rõ ở mặt dƣới. Cuống lá dài 3 - 4 cm, khi non có lông, khi già màu đen, không lông. Lá kèm lớn, hình búp, dài 8 - 12 cm. Cụm hoa hình chùm, ống đài hình cầu, dài 2,5 cm, rộng 2 cm. Quả hình trứng hơi tròn, đƣờng kính 2 - 3 cm, 5 thuỳ đài tồn tại, trong đó 3 thùy tiêu giảm, hình tim, đỉnh tròn, dài 0,7 cm; 2 thuỳ phát triển mạnh thành cánh, dài 15 - 20 cm, rộng 2 - 3 cm, có 3 gân rõ.
Hình 4.4: Lá và hoa cây Chò nâu chụp tại tiểu khu 255
b, Đặc điểm phân bố
Phân bố trên thế giới
Phân bố tại: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia.
Phân bố trong nƣớc
Sơn la, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Tp. Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam. Tập trung nhất ở tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ.
Phân bố tại KBT Nam Xuân Lạc
Tại KBT Nam Xuân Lạc, Chò nâu đƣợc phát hiện hầu hết trên các tuyến điều tra (9/10 tuyến điều tra), nhƣng chỉ tập trung nhiều tại 3 tuyến là tuyến điều tra số: 4, 5 ,7.
- Tuyến số 4: Lũng Luồng – Búp Pảng ở độ cao 350-450m - Tuyến số 5: Núi Phe Mộc – Ngã ba Bãi chuối ở độ cao 250-
500m
- Tuyến số 7: Bó Nặm – Cốc Thốc ở độ cao 350m
Nhƣ vậy có thể thấy Chò nâu phân bố rộng, tuy nhiên chỉ tập trung ở 3 tuyến điều tra, đều thuộc tiểu khu 255.
Hình 4.6: Bản đồ phân bố loài cây Chò nâu tại KBT Nam Xuân Lạc
c, Đặc điểm sinh thái
Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) thƣờng mọc trong rừng nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 100 - 1000 m, tập trung nhất ở 300 - 700 m, ƣa đất sâu, dầy, thoát nƣớc.
Tại KBT NXL, mọc ở độ cao trên 250m, thƣờng mọc cùng Chò xanh (Terminalia myriocarpa Heurk & Muell. - Arg.), Chò chỉ (Parashorea
chinensis H. Wang), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy),... Tầng cây bụi dƣới tán rừng gồm Thƣờng sơn trắng (Justicia ventricosa), Lấu (Psychotria Montana), Bố dại (Corchorus aestuans), Ta me (Maoutia puya)....
d, Khả năng tái sinh
Với loài Chò nâu tại khu vực nghiên cứu, trong quá trình điều tra thực địa, nghiên cứu cây trƣởng thành tôi tiến hành điều tra cây tái sinh trên 10 tuyến, kết quả thu đƣợc trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Tái sinh tự nhiên Chò nâu trên các tuyến điều tra
Đơn vị tính: Cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Chò nâu
Số cây theo cấp chiều cao Hvn
(cm) Tổng
cộng <50 51-100 >100
Số lƣợng 10 8 0 10 24 34
Tỷ lệ % 100 80 0 29,4 69,6 100
Kết quả điều tra trên cho thấy Chò nâu là loài có số lƣợng cây tái sinh tự nhiên ở mức trung bình. Trong 10 tuyến điểu tra thì 8 tuyến có phát hiện cây Chò nâu tái sinh tự nhiên với tổng số cá thể là 34 cây. Trong đó có 10 cây tái sinh tự nhiên có chiều cao Hvn từ 51cm đến 100cm chiếm 29,4% và 24