Loài Táu muối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 61)

- Tên khoa học: Vatica diospyroides Symingt

- Họ thực vật: HỌ DẦU (Dipterocarpaceae).

a, Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đƣờng kính 1 m. Thân tròn, thẳng. Vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng. Cành non phủ nhiều lông màu gỉ sắt. Lá đơn, mọc cách, thuôn dài 14 – 19 cm , rộng 5 – 6,5 cm. Mặt dƣới lá có nhiều lông hình sao và vảy nhỏ trắng nhƣ muối. Gân bên 19 đôi. Lá kèm sớm rụng để lại

vết sẹo dài. Cụm hoa chùy, mọc ở nách lá, dài khoảng 10cm. Cánh hoa mặt ngoài nhiều lông. Quả hình cầu, cánh quả có 10 – 11 gân song song.

Hình 4.7: Là cây Táu muối

b, Đặc điểm phân bố

 Phân bố trên thế giới Phân bố ở Lào, Trung Quốc.

 Ở Việt Nam

Loài Táu muối có phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc. Đã phát hiện ở Yên Bái,Vĩnh Phúc, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĨnh

 Tại KBT Nam Xuân Lạc

Táu muối (Vatica diospyroides Symingt) đƣợc phát hiện 6 trên 10 tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu, nhƣng tập trung nhiều tại 3 tuyến là tuyến điều tra số: 3, 8, 9.

- Tuyến số 3: Trạm KL Lũng Cháy – Lũng Phàng ở độ cao 750 – 800m. - Tuyến số 8: Trạm KL Bình Trai – Lũng Trang ở độ cao 800m. - Tuyến số 9: Lũng Trang – Lũng Lỳ ở độ cao 800 – 900m.

Nhƣ vậy có thể thấy loài Táu muối có phân bố khá rộng, nhƣng không bằng loài Chò chỉ và Chò nâu và tập trung nhiều tại 3 tuyến điều tra, thuộc tiêu khu 255 và 264.

c, Đặc điểm sinh thái

Táu muối (Vatica diospyroides Symingt) phân bố ở rừng nhiệt đới, kín, ẩm, thƣờng xanh. Trong KBT Nam Xuân Lạc, mọc ở độ cao trên 750m, thƣờng mọc cùng các loài Dẻ (Quexcus spp.) Re (Machilus sp.), Mé cò ke (Microcos paniculata), Kháo (Phoebe tavoyana), Phân mã (Archidendron chevalieri), Chay (Artocarpus tonkinensis),…Tầng cây bụi dƣới tán rừng gồm các loài Đỗ quyên (Rhododendron sp.), Hồi núi (Illicum pachyphyllum), cùng các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Cỏ (Poaceae) họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…

d, Khả năng tái sinh

Với loài Táu muối tại khu vực nghiên cứu, trong quá trình điều tra thực địa, nghiên cứu cây trƣởng thành tôi tiến hành điều tra cây tái sinh trên 10 tuyến, kết quả thu đƣợc trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Tái sinh tự nhiên Táu muối trên các tuyến điều tra

Đơn vị tính: Cây

Chỉ tiêu Số tuyến điều tra

Số tuyến gặp Táu

muối

Số cây theo cấp chiều cao Hvn

(cm) Tổng

cộng <50 51-100 >100

Số lƣợng 10 6 0 8 16 24

Tỷ lệ % 100 60 0 33,3 66,7 100

Kết quả điều tra trên cho thấy loài Táu muối có số lƣợng cây tái sinh tự nhiên tƣơng đối ít, ít nhất trong 3 loài họ Dầu điều tra. Trên 10 tuyến điều tra thì 6 tuyến có phát hiện loài Táu muối tái sinh tự nhiên với tổng số là 24 cá thể. Trong đó có 8 cây tái sinh tự nhiên có Hvn từ 51cm đến 100cm chiếm 33,3% và 16 cây tái sinh tự nhiên có Hvn lớn hơn 100cm chiếm 66,7%. Điều đó cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên của loài Táu muối tại khu vực nghiên cứu không cao, do đó nên có giải pháp bảo tồn và phát triển loài Táu muối tại khu vực nghiên cứu.

Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Qua điều tra các ô dạng bản dƣới gốc cây mẹ, tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và thƣờng đi kèm với loài Táu muối là: Trâm (Syzygium Sp), Bƣởi bung (Acronnychia pendunculata), Mán đỉa (Archidendron clypearia)...

Khả năng tái sinh quanh gốc cây mẹ

Song song với quá trình điều tra tuyến đối với cây Táu muối tôi tiến hành điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ bằng cách lập và điều tra các ô dạng bản của 12 cây mẹ trƣởng thành đang sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng (mỗi cây mẹ lập 4 ô dạng bản). Tôi thống kê, tính toán một số chỉ tiêu về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò nâu ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Táu muối Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể cấp theo chiều cao

Vị trí lƣợng Số Số ô Táu muối Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn< 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn >100cm Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ% Trong tán 24 18 75 48 70,1 2 3 7 10,0 39 57,3 Ngoài tán 24 16 66,6 20 29,9 1 1,5 10 14,7 9 13,5 Tổng 48 34 70,1 68 100 3 4,5 17 24,7 48 70,8

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, trong 48 ô dạng bản điều tra thì có 34 ô dạng bản xuất hiện cây tái sinh quanh gốc cây mẹ với tổng số 68 cá thể. Trong đó có 48 cá thể ở 18 ô dạng bản nằm trong tán cây mẹ chiến 70,1% và có 20 cá thể ở 16 ô dạng bản nằm ngoài tán cây mẹ chiếm 29,9%. Chất lƣợng của loài Táu muối tái sinh quanh gốc cây mẹ rất tốt với 48 cây tái sinh có Hvn lớn hơn 100cm chiếm 70,8%, 17 cây tái sinh có Hvn từ

51cm đến 100cm chiếm 24,7% và 3 cây tái sinh có Hvn dƣới 50cm. Điều đó cho thấy khả năng tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Táu muối là rất tốt, khả năng do loài Táu muối có phân bố ở độ cao lớn nên ít chịu sự tác động của con ngƣời, đồng thời phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng nên tái sinh rất tốt.

- Chất lượng cây tái sinh:

Áp dụng công thức N% = × 100

Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu; : tổng số cây tốt, trung bình, xấu;

: tổng số cây tái sinh.

Chất lƣợng cây tái sinh của loài Táu muối đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.11: Chất lƣợng tái sinh của loài Táu muối tại KBT Nam Xuân Lạc

Phâm chất Tổng

Tốt Trung bình Xấu

Cây 48 14 6 68 cây

Tỷ lệ % 70,5% 20,5% 9% 100%

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy chất lƣợng cây tái sinh loài Táu muối là rất tốt với 70,5% cây tái sinh có phẩm chất tốt, 20,5% cây tái sinh có phẩm chất trung bình và có 9% cây tái sinh có phẩm chất sấu. Điều đó cho thấy các cá thể loài Táu muối có sức tái sinh cao và phẩm chất tốt.

Loài Táu muối có số lƣợng cây tái sinh tự nhiên tƣơng đối ít và ít hơn so với 2 loại Chò chỉ và Chò nâu. Tuy nhiên loài Táu muối lại có số lƣợng và chất lƣợng cây tái sinh quanh gốc cây mẹ rất tốt, điều đó thuận tiện cho việc bảo tồn và phát triển loài Táu muối tại khu vực nghiên cứu.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Qua điều tra cho thấy trong tự nhiên Táu muối có khả năng tái sinh chồi nhƣng rất kém và yếu, chủ yếu Táu muối tái sinh điều tra đƣợc đều là từ hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)