Loài Chò nâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 49 - 55)

- Tên khoa học: Dipterocarpus retusus Blume. - Họ thực vật: Họ Dầu (Dipterocarpaceae).

a, Đặc điểm hình thái

Cây gỗ lớn, cao 30 - 40 m, đƣờng kính tới 1 m. Thân thẳng, hình trụ, phân cành cao. Tán thƣa, hình cầu. Cành non mập, phủ lông dầy nhƣng sớm rụng. Lá hình trái xoan hay trái xoan thuôn, dài 20 - 40 cm, rộng 15 - 25 cm, mép lƣợn sóng. Gân bên 15 - 20 đôi, có lông cứng, nổi rõ ở mặt dƣới. Cuống lá dài 3 - 4 cm, khi non có lông, khi già màu đen, không lông. Lá kèm lớn, hình búp, dài 8 - 12 cm. Cụm hoa hình chùm, ống đài hình cầu, dài 2,5 cm, rộng 2 cm. Quả hình trứng hơi tròn, đƣờng kính 2 - 3 cm, 5 thuỳ đài tồn tại, trong đó 3 thùy tiêu giảm, hình tim, đỉnh tròn, dài 0,7 cm; 2 thuỳ phát triển mạnh thành cánh, dài 15 - 20 cm, rộng 2 - 3 cm, có 3 gân rõ.

Hình 4.4: Lá và hoa cây Chò nâu chụp tại tiểu khu 255

b, Đặc điểm phân bố

 Phân bố trên thế giới

Phân bố tại: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia.

 Phân bố trong nƣớc

Sơn la, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Tp. Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam. Tập trung nhất ở tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ.

 Phân bố tại KBT Nam Xuân Lạc

Tại KBT Nam Xuân Lạc, Chò nâu đƣợc phát hiện hầu hết trên các tuyến điều tra (9/10 tuyến điều tra), nhƣng chỉ tập trung nhiều tại 3 tuyến là tuyến điều tra số: 4, 5 ,7.

- Tuyến số 4: Lũng Luồng – Búp Pảng ở độ cao 350-450m - Tuyến số 5: Núi Phe Mộc – Ngã ba Bãi chuối ở độ cao 250-

500m

- Tuyến số 7: Bó Nặm – Cốc Thốc ở độ cao 350m

Nhƣ vậy có thể thấy Chò nâu phân bố rộng, tuy nhiên chỉ tập trung ở 3 tuyến điều tra, đều thuộc tiểu khu 255.

Hình 4.6: Bản đồ phân bố loài cây Chò nâu tại KBT Nam Xuân Lạc

c, Đặc điểm sinh thái

Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) thƣờng mọc trong rừng nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 100 - 1000 m, tập trung nhất ở 300 - 700 m, ƣa đất sâu, dầy, thoát nƣớc.

Tại KBT NXL, mọc ở độ cao trên 250m, thƣờng mọc cùng Chò xanh (Terminalia myriocarpa Heurk & Muell. - Arg.), Chò chỉ (Parashorea

chinensis H. Wang), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy),... Tầng cây bụi dƣới tán rừng gồm Thƣờng sơn trắng (Justicia ventricosa), Lấu (Psychotria Montana), Bố dại (Corchorus aestuans), Ta me (Maoutia puya)....

d, Khả năng tái sinh

Với loài Chò nâu tại khu vực nghiên cứu, trong quá trình điều tra thực địa, nghiên cứu cây trƣởng thành tôi tiến hành điều tra cây tái sinh trên 10 tuyến, kết quả thu đƣợc trong bảng 4.6

Bảng 4.6: Tái sinh tự nhiên Chò nâu trên các tuyến điều tra

Đơn vị tính: Cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Chò nâu

Số cây theo cấp chiều cao Hvn

(cm) Tổng

cộng <50 51-100 >100

Số lƣợng 10 8 0 10 24 34

Tỷ lệ % 100 80 0 29,4 69,6 100

Kết quả điều tra trên cho thấy Chò nâu là loài có số lƣợng cây tái sinh tự nhiên ở mức trung bình. Trong 10 tuyến điểu tra thì 8 tuyến có phát hiện cây Chò nâu tái sinh tự nhiên với tổng số cá thể là 34 cây. Trong đó có 10 cây tái sinh tự nhiên có chiều cao Hvn từ 51cm đến 100cm chiếm 29,4% và 24 cây có chiều cao Hvn lớn hơn 100cm chiếm 69,6%.

Từ kết quả trên cho thấy Chò nâu là loài có tái sinh tự nhiên ở khu vực nghiên cứu là ở mức trung bình, với 8 tuyến phát hiện với tổng số loài là 34 thì trung bình mỗi tuyến bắt gặp 4 cá thể. Mặt khác trong qua trình điều tra chỉ thấy loài Chò nâu tái sinh bằng hạt, không phát hiện trƣờng hợp nào loài có tái sinh bằng chồi.

Tổ thành tái sinh, các loại cây đi kèm

Qua điều tra các ô dạng bản dƣới tán cây mẹ, tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và thƣờng đi kèm với loài Chò nâu là Trâm (Syzygium

spp.), Trọng đũa (Ardisia spp.),…

Tái sinh quanh gốc cây mẹ

Song song với quá trình điều tra tuyến đối với cây Chò nâu tôi tiến hành điều tra tái sinh quanh gốc cây mẹ bằng cách lập và điều tra các ô dạng bản của 12 cây mẹ trƣởng thành đang sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng (mỗi cây mẹ lập 4 ô dạng bản). Tôi thống kê, tính toán một số chỉ tiêu về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò nâu ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Chò nâu Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể cấp theo chiều cao

Vị trí lƣợng Số Số ô Chò nâu Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn< 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn >100cm Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ% Số cây Tỷ lệ% Trong tán 24 19 79,1 32 61,5 0 0 5 9,6 27 51,3 Ngoài tán 24 16 66,6 20 38,5 0 0 8 15,9 12 23,2 Tổng 48 35 72,9 52 100 0 0 13 25,5 39 74,5

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, trong 48 ô dạng bản điều tra thì có 35 ô dạng bản xuất hiện cây tái sinh với tổng số 52 cá thể. Trong đó có 32 cá thể ở 19 ô dạng bản nằm trong tán cây mẹ chiếm 61,5% và có 20 cá thể ở 16 ô dạng bản nằm ngoài tán cây mẹ chiếm 38,5%. Đồng thời cấp theo chiều cao cây Chò nâu tái sinh tƣơng đối tốt với 39 cây tái sinh có Hvn lớn hơn 100cm chiếm 74,5% và 13 cây tái sinh có Hvn từ 51cm đến 100cm chiếm 25,5%.

- Chất lượng cây tái sinh

Áp dụng công thức N% = × 100

Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu; : tổng số cây tốt, trung bình, xấu;

: tổng số cây tái sinh.

Chất lƣợng cây tái sinh của loài Chò nâu đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.8: Chất lƣợng tái sinh của loài Chò nâu tại KBT Nam Xuân Lạc

Phâm chất Tổng

Tốt Trung bình Xấu

Cây 32 12 8 52 cây

Tỷ lệ % 61,5% 23,0% 15,5% 100%

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy chất lƣợng cây tái sinh loài Chò nâu khá tốt với 61,5% cây tái sinh có phẩm chất tốt, 23,0 cây tái sinh có phẩm chất trung bình và có 15,5% cây tái sinh có phẩm chất xấu. Điều đó cho thấy các cá thể loài Chò chỉ có sức tái sinh cao và phẩm chất tốt.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Qua điều tra cho thấy trong tự nhiên Chò nâu hoàn toàn tái sinh bằng hạt, không điều tra thấy có tái sinh chồi, một số cây Chò nâu bị chặt hoặc chết không thấy có tái sinh chồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)