Đánh giá chung về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 37)

- Trong khu vực KBT là vùng sâu, vùng xa, đƣợc hƣởng chính sách 135 của Nhà nƣớc, trình độ canh tác chƣa cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Các ngành nghề khác trên địa bàn hầu nhƣ chƣa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến rừng.

- Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hoá chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp. Đời sống không ít ngƣời dân còn dựa vào tự

nhiên, đây là sức ép lớn đối với môi trƣờng sinh thái. Để bảo vệ đƣợc rừng cần có giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của ngƣời dân trong khu vực.

Nhìn chung, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của ngƣời dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, trẻ em bỏ học sớm (các thôn vùng cao), tập quán canh tác lạc hậu, cuộc sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (canh tác cây nông nghiệp và chăn thả gia súc), các sản phẩm từ rừng (đặc biệt là các hộ gia đình ở các Nà Dạ, Phia Khao, Khuổi Kẹn), thu nhập không ổn định và đặc biệt là tình trạng thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất.

Cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, các phƣơng tiện truyền thông còn thiếu. Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn là những trở lực không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển.

Do thiếu hệ thống thủy lợi và mƣơng nội đồng nên nhiều diện tích đất nông nghiệp của các xã vùng đệm không đƣợc tƣới và chỉ canh tác đƣợc 1 vụ trong năm.

Các chƣơng trình dự án nhƣ Chƣơng trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bƣớc đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, phát triển lâm nghiệp xã hội nhƣng vẫn không thể hạn chế đƣợc tình trạng ngƣời dân xâm hại đến rừng để khai thác gỗ và săn bắn động vật rừng trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)