Quản lý, bảo vệ tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 67 - 69)

Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng ở KBT Nam Xuân Lạc không ngừng đƣợc tăng cƣờng và đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, KBT Nam Xuân Lạc đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, đòi hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục quan tâm giải quyết.

Do giá trị kinh tế của loài cây Chò chỉ, Chò nâu, Táu muối và một số loài cây khác có giá trị kinh tế cao, trong khi đó đời sống của ngƣời dân sống ở vùng đệm KBT khó khăn, đồng thời nhận thức và kiến thức còn hạn chế nên những năm qua ngƣời dân vẫn lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép khiến cho tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể.

Nạn phá rừng để khai thác gỗ

Những năm qua, hoạt động khai thác gỗ trái phép vẫn lén lút xảy ra. Khai thác gỗ hiện đƣợc coi là nguồn thu nhập rất cao cho ngƣời dân ở đây. Theo tính toán thì giá của 1m3

gỗ nhóm II bán tại rừng hiện nay đƣợc rất nhiều tiền cho ngƣời dân. Do đó, ngƣời dân đã không còn mặn mà với công viêc đồng áng mà tập trung vào khai thác gỗ để bán. Theo thống kê của KBT Nam Xuân Lạc, các loài cây bị khai thác nhiều nhất là Nghiến, Trai vì đây là loại gỗ quý có giá trị cao. Ngoài khai thác gỗ để bán, phần lớn các gia đình, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số dùng gỗ để làm nhà, làm vật dụng, chuồng trại chăn nuôi,... Ở khu vực này, có trên 95 % hộ gia đình, tập trung nhiều nhất là ở thôn bản Nà Dạ, Phjia Khao, Bản Eng, Bản Tƣn và các thôn bản nằm xung quanh vùng đệm của KBT Nam Xuân Lạc làm nhà gỗ.

Nạn phá rừng lấy đất canh tác

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 11/2012 trên phạm vi KBT Nam Xuân Lạc có 7,0 ha đất nƣơng rẫy của ngƣời dân canh tác trên lâm phần KBT quản lý (giáp về phía tỉnh Tuyên Quang). Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài động vật quý hiếm. Bên cạnh đó, các hoạt động của con ngƣời ảnh hƣởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật nhƣ mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Đây là hoạt động xảy ra rất phổ biến trên địa bàn. Kết quả phỏng vấn cho thấy, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là dƣợc liệu. Ngoài ra, có nhiều loài cây dƣợc liệu đƣợc thu hái, đặc biệt là bài thuốc của ngƣời Dao. Ngƣời dân lén lút vào rừng để khai thác các loài cây thuốc để bán cho các thƣơng lái nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Chăn thả gia súc

Đây là hoạt động có ảnh hƣởng ít nhiều đến sự sinh trƣởng và phát triển của rừng, nhất là các cây tái sinh, cây bụi, thảm tƣơi. Tuy nhiên, điều tra cho thấy ngƣời dân trong vùng có tập quán chăn nuôi gia súc theo phƣơng thức thả rông. Hầu hết các đàn trâu, bò đƣợc thả vào rừng và chỉ mang về nhà khi có nhu cầu sử dụng. Hoạt động chăn thả này đã ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyên rừng vì hiện tƣợng này đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng các loài cây tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật họ dầu (dipterocarpaceae) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc, tỉnh bắc kạn​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)