riêng và thực vật nói chung tại KBT Nam Xuân Lạc.
Bảo tồn và phát triển ĐDSH không tách khỏi việc nâng cao nhận thức và đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngƣời dân trong địa bàn Khu bảo tồn và các vùng lân cận. Công tác định hƣớng các chiến lƣợc bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH phải quan tâm tới vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế cộng đồng dân cƣ của khu vực. Hoạt động bảo tồn chỉ có đƣợc hiệu quả cao khi lợi ích
thu đƣợc từ tài nguyên sinh vật và tài nguyên ĐDSH đƣợc chia sẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.
KBTLVSC Nam Xuân Lạc đƣợc thành lập trong bối cảnh dân số trong vùng tăng lên, trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên. Vì vậy họ vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên trong Khu bảo tồn.
Để định hƣớng cho việc phát triển và bảo vệ tài nguyên sinh vật KBTLVSC Nam Xuân Lạc, theo chúng tôi cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
4.6.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học
Nhƣ đã biết, cộng đồng dân cƣ hiện đang sinh sống giáp ranh tại KBT Nam Xuân Lạc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ Dao, H’mông có trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán vẫn còn lạc hâu, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong rừng. Nhận thức của họ về ĐDSH còn hạn chế.Do đó cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về ĐDSH, đây là việc làm cần thiết, cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Để làm đƣợc điều đó cần phải làm tốt những vấn đề sau:
- Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lƣợng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng.
- BQL KBTLVSC Nam Xuân Lạc phối kết hợp với Hạt kiểm lâm huyện, UBND các xã ven rừng, các trƣờng học trên các xã ven rừng tổ chức các buổi nói chuyện với các trƣờng học và ngƣời dân các cấp.
- Tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ sách báo, áp phích, panô, phim ảnh,...
- Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trƣởng bản, nhà văn hóa cộng đồng.
- Khuyến khích ngƣời dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phƣơng tiện thông tin nhƣ đài, báo, ti vi.
- Có chính sách khen thƣởng đối với ngƣời có thành tích trong công tác bảo vệ và xử phạt nghiêm minh các đối tƣợng vi phạm.
4.6.2. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn
Một trong những chức năng quan trọng của KBT là nghiên cứu khoa học, gồm nhiều đối tƣợng nghiên cứu, vì vậy cần chất lƣợng đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nghiên cứu cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Do đó cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết:
- Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái, số lƣợng cụ thể các loại cây họ Dầu làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn các loại cây này.
- Xây dựng và đề xuất các dự án, đề tài khoa học trong khu vực KBT và các xã vùng đệm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Xây dựng nhà bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho công tác lƣu trữ mẫu vật, nghiên cứu khoa học, đào tạo và giáo dục cộng đồng.
- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu đa dạng sinh học ở KBT Nam Xuân Lạc, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…
- Áp dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loài quý hiếm, các loài bản địa phục vụ nhu cầu trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật cải tạo rừng nghèo, khoanh nuôi tái sinh rừng.
- Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của KBT Nam Xuân Lạc.
- Tăng cƣờng hợp tác với các trƣờng Đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học lâm nghiệp trong nghiên cứu khoa học và thực hiện các chƣơng trình dự án khoa học kỹ thuật.
- Áp dụng công nghệ thông tin, thiết bị điện tử phục vụ công tác nghiên cứu, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, nghiên cứu, giám sát đa dạng sinh học. Quản lý, dự báo PCCCR bằng công nghệ số, sử dụng công nghệ GIS trong quản lý bảo vệ rừng.
- Xây dựng Webside về Khu bảo tồn.
4.6.3. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên và quan trọng của KBT Nam Xuân Lạc nhằm bảo tồn các hệ sinh thái rừng thƣờng xanh trên núi đá vôi đặc trƣng của khu vực miền núi phía Bắc và ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tài nguyên sinh vật và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong KBT loài và sinh cảnh theo đúng nhiệm vụ đƣợc giao, nội dung chƣơng trình tập trung vào các hoạt động sau:
- Tăng cƣờng sự lãnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ rừng và tăng cƣờng công tác quản lý đối với các khu vực dân cƣ, đặc biệt là quản lý chặt các xƣởng cƣa, mộc, các vƣờn cây cảnh... - Triển khai thực hiện tuần tra, truy quét các hành vi vi phạm Luật BV&PTR: Ban quản lý Khu bảo tồn tiếp tục phối hợp với Chính quyền địa phƣơng các xã và các lực lƣợng chức năng liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, truy quét các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn các hiện tƣợng ngƣời dân xâm lấn vào Khu bảo tồn để khai thác, bắt bẫy động thực vật rừng trái phép.
- Tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ Kiểm lâm, cán bộ chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền cộng đồng thôn bản nâng cao nhận thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Trang thiết bị và phƣơng tiện, nhiên liệu phục vụ công tác tuần tra. Thực hiện quy chế phối hợp với các lực lƣợng đóng quân trên địa bàn huyện.
- Xây dựng cơ chế chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cƣ, quản lý tốt các hộ nhận khoán thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi hợp đồng khoán.
- Xây dựng nội quy các biển báo, biển cấm tại những nơi có nhiều ngƣời dân sinh sống và đi qua.
4.6.4. Giải pháp đối với công tác thực thi pháp luật
- Nâng cao năng lực thừa hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo đủ trình độ, năng lực, sức khoẻ thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
- Tăng cƣờng tuần tra, kiểm tra rừng kết hợp nghiên cứu để ngăn chặn các hành vi xâm hại tới tài nguyên rừng, xây dựng các phƣơng án bảo vệ và sử dụng rừng bền vững.
- Thƣờng xuyên phối hợp với Chính quyền địa phƣơng, Hạt kiểm lâm, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi ngƣời. Cần kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục và xử lý với các cá nhân cố tình vi phạm săn bắt buôn bán những loài động, thực vật mà Nhà nƣớc đã cấm săn bắt, khai thác và buôn bán.
4.6.5. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Khu bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của ngƣời dân vào rừng là việc làm trƣớc tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng nhƣ yêu cầu chung của xã hội đối với Khu bảo tồn. Trong điều kiện hoàn cảnh KBT Nam Xuân Lạc có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Phối hợp với chƣơng trình phát triển nông thôn mới để xây dựng xây dựng các mô hình phát triển du lịch cộng đồng và kêu gọi đầu tƣ xây dựng các làng sinh thái điển hình vùng đệm, góp phần giảm thiểu tác động vào rừng.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, làm măng ớt, .... - Tiến hành giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, phục hồi rừng, trồng rừng nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, thu hút ngƣời dân vào các hoạt động bảo tồn.
- Thu hút cộng đồng đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất.
- Xây dựng mô hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong thôn bản vùng đệm thông qua việc thành lập các nhóm hộ gia đình thực hiện các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn.
4.6.6. Bảo tồn và nhân giống
Do các loài cây họ Dầu điều tra đƣợc tại KBT Nam Xuân Lạc đa số chỉ có tái sinh từ hạt, chỉ có loài Táu muối tái sinh đƣợc từ chồi tuy nhiên tái sinh từ chồi rất kém nên BQL KBT Nam Xuân Lạc cần nghiên cứu những biện
pháp nhân giống để tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng tái sinh các loài cây họ Dầu.Có thể áp dụng các biện pháp nhƣ bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị.
Bảo tồn nguyên vị: Cách bảo tồn này có hiệu quả cao vì các loài vẫn sinh trƣởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của các loài cây họ Dầu rất chậm, con ngƣời không chủ động đƣợc sự phát triển của các loài cây họ Dầu.
Bảo tồn chuyển vị: bao gồm các biện pháp di dời các loài cây ra khỏi môi trƣờng sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lƣu giữ. Tùy vào từng loài cây cụ thể có thể chọn phƣơng pháp nhân giống truyền thống (giâm hom, hạt) hoặc phƣơng pháp nhân giống trong phòng thí nghiệm.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ A. Kết luận
Qua quá trình điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố của các cây ho Dầu (Dipterocarpaceae) tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1. Tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc có 3 loại thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) là Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie), Chò nâu
(Dipterocarpus retusus Blume) và Táu muối (Vatica diospyroides Symingt). Trong đó cả 3 loài đều thuộc danh lục đỏ thế giới IUCN 2016 (1 loài cấp CR, 1 loài cấp EN, 1 loài cấp VU) và 1 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (cấp VU) là Chò nâu.
2. Các loài thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc có phân bố ở độ cao từ 250m đến 900m so với mực nƣớc biển. Tuy nhiên loài Táu muối có độ cao phân bố cao hơn so với 2 loài còn lại là Chò chỉ và Chò nâu, Táu muối có phân bố trên đỉnh Tam Sao với độ cao 1000m. Các loài thực vật họ Dầu thƣờng xuất hiện ở sƣờn núi dôc, núi đá có độ cao từ 350m đến 800m tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc.
3. Nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bản đồ phân bố cho 3 loài thực vật họ Dầu tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc là Chò chỉ (Parashorea chinensis
Wang Hsie), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) và Táu muối (Vatica diospyroides Symingt).
4. Các loài thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc có khả năng tái sinh bằng hạt tốt. Tái sinh bằng chồi chỉ gặp ở loài Táu muối, tuy nhiên chất lƣợng cây tái sinh bằng chồi rất kém, loài Chò chỉ và Chò nâu không có tái sinh chồi. Táu muối là loài có chất lƣợng cây tái sinh tốt nhất sau đó đến Chò chỉ và cuối cùng là Chò nâu.
5. Thực vật họ Dầu tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc phân bố tại 2 kiểu rừng chính tại khu vực nghiên cứu là: Rừng kín thƣờng xanh ở độ cao trên 800 m và rừng kín thƣờng xanh ở độ cao từ 500-700 m.
6. Nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển thực vật họ Dầu nói riêng và tài nguyên thực vật nói chung tại KBT LVSC Nam Xuân Lạc.
B. Kiến nghị
Trên cơ sở các hạn chế của đề tài, tôi xin khuyến nghị một số vấn đề sau: - Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các loài cây họ Dầu tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc nhằm có thêm nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các loại cây họ Dầu tại khu vực.
- Khu bảo tồn cần đầu tƣ trang thiết bị phục vụ điều tra, xây dựng và thực hiện chƣơng trình giám sát đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao nhằm bảo vệ tốt các loài này và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho KBTLVSC Nam Xuân Lạc.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn và nghiệp vụ, có năng lực thực thi pháp luật, đồng thời có kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
T I LI U THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ học Quốc gia (2007), Sách đỏ Việt Nam, Tập I. Phần Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Kim Đào trong Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên, 2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, trang 328-339. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình Thực vật rừng. Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.
6. Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
7. Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến (1997), Phân loại thực vật bậc cao.
8. Trần Ngọc Hải (2002). Đánh giá vai trò của Lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm Vườn Quốc Gia, Hà Nội.
9. Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập 6 quyển, Montréal. 10. Trần Hợp và Nguyễn Tích (1971), Tên cây rừng Việt Nam, Hà Nội.
11. Trần Hợp (2000), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Huy (2000), Bài giảng bảo tồn tài nguyên thực vật, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
13. Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Giáo trình Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Đỗ Tất Lợi (1997), Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y Học, Hà Nội.
15. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y Học, Hà Nội.
16. Hoàng Kim Ngũ-Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Giáo trình Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Trần Ngũ Phƣơng (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,
Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Ngĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Ngô Văn Tuấn (2013), Nghiên cứu đặc điểm các loài cây họ Dầu tại Khu