Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 29 - 31)

a) Trồng trọt

Tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 525,86 ha, trong đó, diện tích trồng lúa là 247,86 ha (72,78%), trồng cây hàng năm là 92,27 ha (27,13%), trồng cây lâu năm là 185,73 ha (35,32%).

Năng suất lương thực bình quân đạt 42 tạ/ha, bình quân lương thực đạt 318,3kg/người/năm. Lúa nước là nguồn thu nhập chính của người dân, nhưng năng suất lúa cịn thấp, năng suất lúa bình qn đạt 41,5 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất thấp là do thiếu nước tưới; chất lượng giống lúa mới khơng đảm bảo; diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp (để xây dựng khu trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên); đồng thời do ảnh hưởng của đợt rầy nâu hại lúa nên năng suất lúa bị giảm đi. Giá trị bình quân ha trên đất canh tác đạt 40,7 triệu đồng/năm.

Bên cạnh trồng lúa nước (2 vụ), người dân trong xã còn tiến hành trồng thêm ngô, sắn, khoai lang và đậu tương... Các cây này được trồng chủ yếu ở diện tích vườn và ruộng lúa sau khi đã thu hoạch. Mặc dù diện tích đất trồng khơng nhiều, năng suất cũng chưa cao nhưng cũng đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực trong xã và tạo thêm thu nhập cho người dân.

Cây ăn quả được trồng chủ yếu trong xã là nhãn, vải và dứa. Năm 2009, trồng được 2.500 cây trám ghép, sấu, hồng, nhãn… Nhìn chung diện tích cây trồng phát triển tốt nhưng giá cả thị trường không ổn định nên hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao.

b) Chăn ni

Đại Đình là xã có thế mạnh về chăn ni. UBND xã đã tổ chức tốt cơng tác phịng chống dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân. Năm 2009, tổng đàn trâu bị của tồn xã là 2.648 con; tổng đàn lợn có 8.657 con; tổng đàn lợn nái có 760 con; tổng đàn gia cầm có 165.000 con. Đã có một số hộ đầu tư chăn ni lợn rừng, đà điểu, nhím, gia cầm theo hướng cơng nghiệp

triển trong khu vực. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch bãi chăn thả hợp lý sẽ mâu thuẫn với hoạt động trồng trọt và bảo vệ rừng.

c) Công tác bảo vệ rừng

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 2.203,84 ha. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 159,14 ha do 3 đơn vị quản lý: hộ gia đình - cá nhân (121,37 ha), UBND xã Đại Đình (13,97 ha) và Lâm trường Tam Đảo (23,8 ha); diện tích đất rừng đặc dụng là 2.044,70 ha do VQG Tam Đảo quản lý.

Công tác bảo vệ rừng đã được chú trọng hơn. Chính quyền địa phương và nhân dân trong xã ln có ý thức trong cơng tác giữ gìn và bảo vệ rừng, duy trì tốt Hương ước bảo vệ rừng. Hàng năm, UBND xã đã xây dựng phương án phịng chống cháy rừng đến từng thơn, thành lập tổ bảo vệ rừng, tổ xung kích. Năm 2009, khơng xảy ra vụ cháy rừng nào, tình trạng phá rừng đến nay đã giảm hẳn. Diện tích đất rừng ngày càng được khôi phục tốt.

Trong xã mới chỉ có 1 tổ kiểm lâm gồm 3 người, họ không được học qua trường lớp nào mà chỉ được đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Họ phụ trách lâm nghiệp của toàn xã, hướng dẫn chỉ đạo nhân dân trồng và phát triển rừng, giúp xã trong cơng tác phịng chống cháy rừng.

d) Dịch vụ và du lịch, thương mại

Hoạt động dịch vụ, du lịch phát triển mạnh tại khu vực chợ, khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc lâm. Hàng năm đón hàng chục vạn lượt khách tham quan vãng cảnh. Trong 5 năm qua thu từ dịch vụ, du lịch đạt 34.180 triệu đồng (chiếm 15,8% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế).

Tuy nhiên, dịch vụ và du lịch của địa phương phát triển chậm, nhỏ lẻ, chưa đa dạng, chưa có mặt hàng mang tính truyền thống đặc trưng phục vụ du khách. Hoạt động thương mại cịn mang tính tự phát.

Trong xã có 1 chợ, tại chợ thường diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa. Các loại hàng hóa thường được bán ở đây là quần áo, vải, thức

ăn, hoa quả…, chưa có nhiều mặt hàng đa dạng. Chủ yếu là phục vụ cho bà con trong xã. Chợ thường họp hai ngày một lần.

e) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề

Ở xã chưa có các ngành nghề lớn. Hiện nay mới chỉ có 01 lị gạch sản xuất gạch xây dựng, có 16 xe ơ tơ vận tải và hơn 100 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, một số hộ trồng cây cảnh, cây phong lan… Tiểu thủ cơng nghiệp tuy có phát triển nhưng cịn chậm, 5 năm qua đã thu đạt 48.792 triệu đồng, đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 29 - 31)