- Mùa săn bắt động vật: Thường vào mùa khô từ tháng 10 đến thán g
82. Cá suối x xx xx xx x xx 83 Ong bồ lỗ xx xx x
3.3.4. Mục đích và đối tượng khai thác, sử dụng lâm sản
a) Mục đích khai thác và sử dụng
Người dân khu vực Tây Thiên vào rừng khai thác các loại lâm sản chủ yếu là để bán, họ chỉ để lại một phần rất ít để sử dụng. Mục đích sử dụng của từng loại lâm sản được nêu trong bảng 3.6 (ở trên) và được tổng hợp trong bảng 3.7 và hình 3.9
Bảng 3.7. Mục đích sử dụng các loại lâm sản trong khu vực Tây Thiên TT Mục đích sử dụng Số loại lâm sản sử dụng Tỷ lệ (%)
1 Vật liệu, nhiên liệu 3 2,42
2 Thực phẩm 41 33,06
3 Dược liệu 44 35,48
4 Sinh vật cảnh, trang trí 36 29,03
29.03
2.42
33.06
35.48
Vật liệu, nhiên liệu Thực phẩm Dược liệu Sinh vật cảnh, trang trí
Hình 3.9. Tỷ lệ % của các mục đích sử dụng lâm sản tại Tây Thiên
Đa số các loài lâm sản được sử dụng để làm dược liệu bào chế thuốc (35,48%), tiếp đến là nhóm làm thực phẩm (33,06%), nhóm làm sinh vật cảnh và trang trí (29,03%) và cuối cùng là nhóm làm vật liệu và nhiên liệu (2,42%). Ở đây cần lưu ý rằng số lồi lâm sản của nhóm làm vật liệu và nhiên liệu thấp nhất là do khơng xác định được tên cụ thể của các lồi bị khai thác, thực chất khối lượng và cường độ khai thác sử dụng của nhóm này rất cao.
- Làm thực phẩm: Các loại măng tre, măng sặt, tai chua và nhiều loài
động vật được khai thác làm thực phẩm. Người khai thác thường chỉ để lại một phần nhỏ cho gia đình sử dụng cịn phần lớn là để bán lấy tiền. Trên khu vực Tây Thiên có 4 nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản từ động vật rừng, ngoài ra các tiệm ăn nhỏ đều có sử dụng các lâm sản thu hái trái phép như măng, mộc nhĩ, động vật rừng nhỏ.
- Làm dược liệu: Rất nhiều loài thực vật được khai thác làm dược liệu như chuối rừng, dứa rừng, hoàng đằng, huyết đằng, mát thành, lá đan, sâm cau, kim tiền thảo,... Đối với các lồi động vật thì phổ biến nhất là các lồi dùng để ngâm rượu thuốc như rắn hổ mang, rắn hổ chúa, rắn hổ mang phì, rắn ráo thường, rắn sọc dưa, rắn cạp nong, tắc kè, các loài ong,....
- Làm sinh vật cảnh và trang trí: Quan sát ở khu vực Tây Thiên đều
thấy các loài động vật làm cảnh chủ yếu là các loài chim như chào mào, họa mi, vàng anh, khướu bạc má,... Ngồi ra cịn có sóc bụng đỏ, rùa đất spengle, cá cóc tam đảo, mẫu nhồi, chim cắt, sừng sơn dương, sọ lợn rừng,.. Các loài thực vật được khai thác làm cảnh chủ yếu là các loài lan như ốc lan hương, hoàng thảo, mộc lan, phi điệp hồng,.. Một số gia đình cũng khai thác cây hải đường, chè hoa vàng, cây có hình dáng đẹp về trồng làm cảnh hay để bán.
- Làm vật liệu và nhiên liệu: Thuộc nhóm này chủ yếu là các lồi tre,
nứa, cây gỗ nhỏ được khai thác để làm hàng rào vườn, làm củi đun, đồ gia dụng, làm gậy chống leo núi cho khách du lịch. Trong đó đáng kể nhất là việc khai thác gỗ củi. Củi được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân như đun nước, nấu ăn, sưởi ấm, lễ tết… do đó, lượng củi đun hàng ngày là rất lớn. Người dân thường chặt củi khơ trong rừng hoặc có thể chặt cây tươi chờ một thời gian cho khơ thì mang về. Họ thường gánh hoặc gùi củi trên lưng để mang về.
Khai thác củi là một đe dọa đáng kể đối với tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo, theo VQG Tam Đảo (2004) ước tính ở vùng đệm của VQG Tam Đảo trung bình một người sử dụng 0,4 ste củi/năm và trên toàn vùng đệm VQG Tam Đảo trung bình mỗi năm sẽ sử dụng hết 59.483 ste củi.
Trong quá trình phỏng vấn các hộ gia đình ở 3 thơn Đền Thỏng, Lõng Sâu và Đồng Hội thuộc xã Đại Đình, các hộ cho biết khó khăn lớn nhất mà họ thường gặp phải khi đi lấy củi là bị kiểm lâm bắt giữ. Vì vậy, họ thường phải lén lút vào trong rừng để lấy củi và thường đi từ rất sớm. Ứớc tính được trung bình một người dân ở khu vực Tây Thiên đã sử dụng hết 4,78 kg củi/ngày. Vậy bình quân một ngày xã Đại Đình sử dụng hết: 8999 người x 4,78 kg = 43.015,2 kg củi/ngày và trung bình một năm xã sử dụng hết: 43.015,2 x 365 =
15.700.555,3 kg củi/năm, một khối lượng gỗ khá lớn và phần lớn số củi này được khai thác từ VQG Tam Đảo.
b) Đối tượng khai thác lâm sản
Đối tượng khai thác lâm sản hầu hết là người dân địa phương, khơng có người từ nơi khác đến. Tùy theo đặc điểm của từng loại lâm sản mà đối tượng khai thác cũng khác nhau. Đối với các loài lâm sản được sử dụng trong gia đình như củi đun, tre nứa làm hàng rào thì đa số là phụ nữ và trẻ em tham gia khai thác.
Đối với những cây làm thuốc, cây lấy quả phải trèo cao, các loài động vật lớn hoặc các lồi bị sát thì chủ yếu người khai thác là nam giới, họ thường có sức khỏe, có kinh nghiệm săn bắt. Bên cạnh đó những lồi lâm sản này thường ở trong rừng sâu, phải đi mất rất nhiều thời gian có khi phải ngủ lại trong rừng thì mới gặp được.
Đối với việc khai thác măng thì đa số là phụ nữ đi vào rừng khai thác, do việc khai thác măng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, chịu khó nên cơng việc này phù hợp với người phụ nữ. Qua phỏng vấn người dân đi khai thác măng thì họ phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để đi vào rừng. Họ đi sâu khoảng 3 - 4 km, sau khi khai thác được cũng phải gần sáng và khi trở về cũng là lúc vừa kịp bán cho khách du lịch lên Tây Thiên.
Đối với các loài lan làm cảnh thì chủ yếu nam giới đi lấy. Có thể trên đường họ đi khai thác các lâm sản khác, gặp lan thì họ lấy về bán cho khách du lịch hoặc bán cho các cửa hàng lan ở khu vực Tây Thiên.
Tất cả các loại lâm sản mà người dân khai thác chủ yếu là bán cho khách du lịch. Tuy nhiên, vào những ngày diễn ra lễ hội Tây Thiên thì các loại lâm sản ở đây rất ít được bày bán vì họ sợ kiểm lâm bắt giữ, họ chỉ bày bán một cách công khai trước khi diễn ra lễ hội và sau khi lễ hội kết thúc một thời gian ngắn.
Cấu trúc tuổi và giới tính của các đối tượng khai thác lâm sản được thể hiện trong bảng 3.6 (ở trên) và hình 3.10, có thể tóm tắt như sau:
- Tỷ lệ nam giới khai thác là: 88,53%. - Tỷ lệ phụ nữ khai thác là: 11,47%. - Tỷ lệ người lớn (cả nam và nữ) là: 91,60%. - Tỷ lệ trẻ em khai thác là: 8,40%. 88.53 11.47 Nam giới Phụ nữ 8.40 91.60 Người lớn Trẻ em
Hình 3.10. Cấu trúc giới tính và cấu trúc tuổi của các đối tượng khai thác lâm sản ở khu vực Tây Thiên
Như vậy, tham gia khai thác trái phép lâm sản ở khu vực Tây thiên chủ yếu là nam giới và người lớn, sự tham gia của nữ giới và trẻ em chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
c) Đối tượng sử dụng lâm sản
Đối với nhóm làm vật liệu và nhiên liệu thì đối tượng sử dụng chủ yếu là người dân địa phương trong vùng nghiên cứu. Tre, nứa, cây gỗ nhỏ được người dân khai thác để làm hàng rào, chuồng nuôi gia cầm, gia súc, đồ gia dụng (cán cuốc, xẻng, đòn gánh,....), làm củi đun,... Các loại lâm sản này hầu như không được buôn bán trên thị trường, trừ một số ít làm gậy cho du khách. Đối với các nhóm cịn lại thì chủ yếu được khai thác để bán cho du khách đem về nhà sử dụng hoặc thậm chí được vận chuyển đến tiêu thụ ở các nơi khác ngoài địa bàn vùng nghiên cứu, kể cả các vùng đô thị xã như Vĩnh
Yên, Hà Nội, Bắc Ninh,... Người khai thác chỉ để lại cho gia đình sử dụng những phần không thể bán được (động vật nhỏ đã bị chết,..) và một phần rất nhỏ các lâm sản khai thác.
Xét về cấu trúc giới tính của các đối tượng sử dụng, kết quả phỏng vấn các chủ quán và người dân trong vùng nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.6 (ở trên) và hình 3.11. Có thể tóm tắt như sau:
- Tỷ lệ nam giới sử dụng là: 70,09%. - Tỷ lệ phụ nữ sử dụng là: 29,91% . 29.91 70.09 Nam giới Phụ nữ
Hình 3.11. Cấu trúc giới tính của các đối tượng sử dụng lâm sản ở khu vực Tây Thiên