Các hoạt động ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 34 - 37)

Tam Đảo

Cư dân vùng đệm giữ một vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự suy giảm hay phát triển các hệ sinh thái trong VQG Tam Đảo. Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây đều cho rằng toàn bộ rừng, tài nguyên thiên nhiên là của trời đất ban cho họ, là chung của làng. Các chủ gia đình có quyền sở hữu và sử dụng trực tiếp. Do đó, họ đã có những hoạt động làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo:

a) Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

Săn bắt động vật hoang dã là truyền thống của người dân tộc Sán Dìu tại đây. Thợ săn ở đây chủ yếu là người dân địa phương, khơng có người từ nơi khác đến. Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới, họ bắt tất cả các lồi động vật mỗi khi có cơ hội. Hoạt động này diễn ra theo mùa vụ. Họ tiến hành săn bắt vào mùa khô hoặc trong cả những ngày đầu xuân với mục đích kiếm thức ăn hoặc để bán cho khách du lịch, cho các nhà hàng, cho các chủ buôn động vật ở trong xã. Vào mùa này các lồi động vật rừng có tầm hoạt động rộng hơn, con thú đi xa để kiếm ăn và thường béo hơn, đồng thời người dân cũng có nhiều thời gian nhàn rỗi.

Hiện tượng dùng súng để săn bắt vẫn còn xảy ra ở đây do những thợ săn không chuyên nghiệp đi vào rừng lén lút để săn bắt. Ngồi ra họ cịn sử dụng các loại bẫy bằng kim loại (cạm kiềng, cạm sắt), bằng tre gỗ. Hoạt động săn bắn chủ yếu được tiến hành dưới hình thức cá nhân hoặc tập thể.

b) Khai thác gỗ trái phép

Hoạt động khai thác gỗ trái phép rất ít xảy ra ở đây. Nhu cầu sử dụng gỗ của người dân trong vùng không cao. Đa số bây giờ nhà của họ đều làm bằng gạch, chỉ có một vài hộ làm nhà sàn. Hoạt động khai thác gỗ thường diễn ra mạnh vào dịp gần tết và chủ yếu do nam giới tiến hành. Vào dịp gần tết người dân lợi dụng việc kiểm lâm không đi tuần tra nhiều nên lén lút vào rừng khai thác trộm. Họ thường đi về trong ngày để kiểm lâm không phát hiện được. Phương thức vận chuyển gỗ rất đơn giản, gỗ sau khi được chặt hạ thì họ đóng đinh vào đầu khúc gỗ rồi buộc dây thừng vào và dùng sức người để kéo gỗ xuống. Mục đích khai thác chính là để bán, chủ yếu bán cho các xưởng mộc ở trong xã để đóng đồ hoặc làm nhà.

Công cụ dùng để khai thác chủ yếu là cưa xẻ và dùng dao chặt. Khi chặt hạ cây gỗ lớn sẽ kéo theo nhiều cây gỗ nhỏ đổ theo. Song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động săn bắt động vật để làm thực phẩm. Bởi thế việc

tầng tán rừng làm cho sinh cảnh sống của chúng bị thu hẹp và gây nhiễu loạn nơi sống của chúng, làm mất đi sự yên tĩnh ngoài tự nhiên.

c) Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Các loài LSNG mà người dân thường khai thác phổ biến là: lá chít, lá dong, phong lan, cây thuốc, củi, tre, nứa… Hoạt động khai thác LSNG diễn ra quanh năm, người dân thu hái LSNG để phục vụ cho gia đình và bán để có thêm thu nhập.

Củi được người dân địa phương lấy về sử dụng trong đun nấu, sưởi ấm và mang ra chợ bán. Giá bán 1kg củi từ 700 - 1000 đồng. Họ lấy củi khô, cành nhỏ, lá, rất ít khi lấy củi tươi. Hoạt động lấy củi diễn ra quanh năm, đặc biệt diễn ra mạnh vào thàng 11 và tháng 12, khi họ chuẩn bị cho mùa đông và dự trữ củi cho mùa lễ hội.

d) Xâm lấn và chiếm dụng đất lâm nghiệp

Hoạt động này tuy có xảy ra nhưng khơng phổ biến ở khu vực Tây Thiên, chủ yếu là do người dân địa phương tiến hành. Tại khu vực Đền Thỏng hiện có 22 hộ, khu vực dọc tuyến từ Đền Thỏng lên Đền Thượng có 66 hộ mở các quán nhỏ để buôn bán (Theo BQL Khu di tích Tây Thiên, họ đều khơng có giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng). Hàng năm vẫn còn một số hộ cơi nới đất rừng, san lấp mặt bằng để làm quán bán hàng hoặc mở rộng diện tích xây dựng thêm chỗ nghỉ cho khách.

e) Thả gia súc trong Vườn quốc gia

Tập quán chăn nuôi gia súc của người dân ở đây là thả rơng trong rừng. Tại khu vực xã Đại Đình chưa có bãi chăn thả gia súc, những hộ gia đình ni nhiều trâu bị (từ 5 con trở lên) thường thả gia súc vào rừng hoặc những mảnh đồi gần sát với khu dân cư. Những hộ gia đình ni ít hơn thì thường chăn thả trên những cánh đồng. Khi đưa gia súc vào rừng họ thường chặt cây xuống cho gia súc ăn lá. Chính phương thức chăn thả như vậy đã làm nhiễu loạn môi trường sống, dễ lây lan dịch bệnh của gia súc tới các loài động vật hoang dã.

f) Khai thác quặng trái phép

Hoạt động khai thác quặng diễn ra khá phổ biến ở khu vực xã Đại Đình. Người khai thác quặng chủ yếu là người dân địa phương và thường do nam giới tiến hành khai thác. Hoạt động này diễn ra quanh năm và thực hiện khai thác quặng lén lút trên khu vực đỉnh Rừng Ma. Các đối tượng thực hiện rất tinh vi bằng cách cho một số người canh gác ở ngoài cửa hang, số cịn lại thì trốn ở trong hang để đào quặng. Nếu phát hiện lực lượng kiểm lâm đi tuần tra thì những người trơng coi sẽ đi báo với những người đào quặng và tìm cách lẩn trốn. Vì vậy lực lượng kiểm lâm rất khó phát hiện. Cơng cụ để khai thác quặng chủ yếu là cuốc, xà beng để đào đất đá có khi họ cịn dùng cả mìn để nổ đá.

Thu nhập từ khai thác quặng là khá cao. Trung bình một ngày một người có thể đào được 20 kg quặng, giá bán quặng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, bình quân một ngày một người đào quặng có thể kiếm được từ 400.000 - 500.000 đồng.

Chính việc khai thác quặng trái phép và quá mức đã phá vỡ kết cấu đất, phá vỡ mơi trường sống của các lồi động vật sống dưới đất và phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái rừng tự nhiên. Điều đó cũng gây ảnh hưởng đến các lồi động vật sống trong rừng và mơi trường sống của chúng. Chính giá bán quặng tương đối cao đã thôi thúc nhiều đối tượng vào rừng để khai thác quặng trái phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)