Thị trường buôn bán lâm sản trái phép tại khu vực Tây Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 63 - 69)

- Mùa săn bắt động vật: Thường vào mùa khô từ tháng 10 đến thán g

82. Cá suối x xx xx xx x xx 83 Ong bồ lỗ xx xx x

3.3.5. Thị trường buôn bán lâm sản trái phép tại khu vực Tây Thiên

a) Mạng lưới vận chuyển buôn bán lâm sản

Mạng lưới vận chuyển buôn bán các lâm sản trái phép tại khu vực Tây Thiên có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau (hình 3.12).

Hình 3.12. Sơ đồ mạng lưới vận chuyển, bn bán một số lâm sản chính tại khu vực Tây Thiên

Đối với các loài động vật hoang dã

- Người khai thác: Số lượng người tham gia khai thác động vật rừng ở khu vực Tây Thiên không nhiều và chỉ hoạt động ở dạng bán chuyên nghiệp.

Lâm sản khai thác từ VQG Tam Đảo

và vùng đệm

Người thu mua ở xã Đại Đình và thị trấn huyện

Tam Đảo

Lâm sản khai thác từ nơi khác (Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang,...)

Chủ buôn ở thị trấn Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên,.. Các chủ buôn ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn Trung Quốc Nơi khác Các nhà hàng ăn, hiệu thuốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn

Các nhà hàng ăn, hiệu thuốc ở thị trấn Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên,..

Các quán hàng, nhà hàng ăn uống ở khu vực

Qua khảo sát chỉ thấy có một vài thợ săn có kinh nghiệm ở các thôn: Đền Thõng (2 thợ săn); Lõng Sâu (1 thợ săn); Đồng Hội (2 thợ săn). Những thợ săn này thường đi săn vào thời điểm nhàn rỗi sau mùa màng (thường từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Đây là những thợ săn giỏi, họ thường dấu súng ở trong rừng và chỉ khi đi săn thì họ mới mang theo đạn. Sản phẩm do săn bắt chủ yếu là sóc, dúi, cầy, lợn rừng,.... Số cá thể bị săn bắt không nhiều, một phần giữ họ lại làm thực phẩm, một phần bán cho người thu mua ở xã hoặc ở thị trấn huyện để tăng thu nhập. Số rắn bắt được thường bán cho những người thu mua hoặc những người mua rắn. Người dân địa phương thường gọi điện cho người thu mua vào tận thôn để lấy động vật. Tùy điều kiện, những người này có thể đem hàng đến bán trực tiếp cho cho các nhà hàng ăn uống hoặc các quán hàng trong vùng hoặc xa hơn. Phương thức vận chuyển của họ là cho vào các bao tải nhỏ hoặc túi xách và chở bằng xe máy đến nơi giao hàng.

- Người thu mua trung gian ở xã hoặc thị trấn huyện: Những người thu mua động vật thường ở trung tâm khu vực Tây Thiên. Họ thường mua tất cả động vật mà người dân địa phương săn bắt được trong khu vực rồi đem bán lại cho các nhà hàng hoặc chở đến các thành phố (Vĩnh Yên, Tam Đảo, Hà Nội,...) bán cho các chủ buôn động vật hoang dã. Một số người mua ở khu vực Tây Thiên cũng trực tiếp chế biến các loài rượu rắn, rượu tắc kè để bán cho khách du lịch.

- Người bn bán ở khu vực Tây Thiên: Đó là các quán hàng nhỏ dọc ở khu vực Đền Thỏng và dọc đường từ Đền Thỏng lên Đền Thượng (6km). Số lượng các quán này khá nhiều có đến 300 qn. Họ bn bán tổng hợp nhiều mặt hàng, ngồi đồ ăn uống, bánh kẹo. Họ cịn có các loại lâm sản khai thác từ VQG Tam Đảo và lân cận do người khai thác mang đến. Lượng các loài lâm sản làm dược liệu bày bán ở mỗi qn thường khơng lớn, nhưng nếu du

khách có u cầu nhiều hơn, thì một số qn có thể liên hệ thu gom đủ lượng hàng đặt của khách.

Ngoài các quán nhỏ kể trên, trong khu vực Tây Thiên có 4 nhà hàng ăn uống tương đối lớn, thường xuyên kinh doanh các món ăn đặc sản từ động vật hoang dã. Họ thu gom các loài động vật do thợ săn săn bắt trong vùng đem đến bán để chế biến món ăn. Vào mùa lễ hội đơng khách họ còn liên hệ mua động vật từ các nơi khác ngoài VQG Tam Đảo đến. Chủ các nhà hàng này đều có số điện thoại của các chủ thu gom, buôn bán động vật hoang dã trong vùng để liên hệ mua động vật chế biến thức ăn khi cần thiết.

- Chủ buôn động vật ở các thành phố: Trong đợt nghiên cứu này chúng tôi không tiến hành điều tra khảo sát ở các thành phố, đô thị. Nhưng theo một số nghiên cứu khác ở VQG Tam Đảo (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2004, 2006; Tạ Huy Thịnh và cs. 2004,...), chủ buôn thường ở thị xã Vĩnh Yên, gom hàng từ nhiều nơi chuyển về Hà Nội và bán sang Trung Quốc. Những chủ buôn này thu mua không chỉ nguồn hàng từ VQG Tam Đảo mà từ nhiều nơi khác để có đủ lượng hàng bn bán.

Đối với các loài thực vật

Về cơ bản mạng lưới thu mua, buôn bán các loại lâm sản thực vật cũng tương tự như đối với các mặt hàng động vật nói trên. Tuy nhiên, có một số đặc điểm chính sau:

- Các quán hàng nhỏ: Dọc tuyến đường mòn lên Đền Thượng Tây

Thiên có khoảng 300 quầy hàng nhỏ có bán măng, cây làm thuốc và bán lan làm cảnh cơng khai. Thường thì số lượng bày bán khơng nhiều vì sợ lực lượng kiểm lâm tịch thu hoặc phạt. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng, đặc biệt là cây thuốc có thể bn bán ngầm với số lượng lớn. Một số quán thậm chí cịn nhận vận chuyển đến tận nhà hay thành phố nơi du khách ở, chỉ cần du khách đặt tiền và cho địa chỉ liên hệ.

- Bán tại gia đình và nhà hàng lớn: Thường một số gia đình và nhà

hàng có biết về kỹ thuật trồng lan, biết sưu tầm các lồi lan đẹp và sở thích của người tiêu dùng là khách du lịch. Người mua cũng là những người có kiến thức về lan. Tại đây những người trồng lan có vườn trồng lan quy mơ nhỏ có thể trồng được 50 - 100 cây hoặc hơn, chủ yếu là những lồi có hoa đẹp và lạ. Các loài được thu mua từ Tam Đảo hay từ những vùng khác (Lạng Sơn, Tuyên Quang, có khi cũng được thu mua từ miền nam). Họ trực tiếp đi thu thập hoặc mua lại với giá thấp mang về trồng tại vườn với mục đích chơi, trang trí khi gặp khách nếu được thì bán.

- Vận chuyển đến bán ở các nơi khác: Thực tế nguồn cây thuốc và

măng khai thác trong vùng nghiên cứu khá lớn và được một số người dân địa phương chở đến bán tại các khu đông dân cư hay đơ thị khác. Các dược liệu cịn được chở đến bán ở Hà Nội, chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh) và Trung Quốc.

b) Giá bán một số loại lâm sản

Về giá bán lâm sản động vật: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi mới

ghi nhận được giá bán của một số loại động vật thường bán cho khách du lịch như cá cóc tam đảo từ 15 - 25.000 VNĐ/con; các loại rượu ong, rượu rết có giá từ 50 - 80.000 VNĐ/0,5l; các loại rượu rắn có giá từ 50 - 80.000 VNĐ/0,5l. Theo những nghiên cứu trước đây về VQG Tam Đảo (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2004, 2006; Tạ Huy Thịnh và cs. 2004,...) thì giá bán động vật có sự chênh lệch khá cao giữa người khai thác, người thu mua và người tiêu thụ. Giá một con mèo rừng của người khai thác bán là 40.000 VNĐ/kg thì chủ nhà hàng bán với giá 150.000 VNĐ/kg. Giá các loại thịt cầy, thịt hoẵng của người khai thác bán 40 - 60.000 VNĐ/kg nhưng nếu trong nhà hàng thì giá của nó là 180 - 200.000 VNĐ/kg. Giá một số loại rắn thường từ 20 - 40.000VNĐ/kg thì người tiêu thụ phải mua với giá 80 - 150.000 VNĐ/kg, giá rắn hổ chúa là 180.000 VNĐ/kg thì giá bán ra là 450.000 VNĐ/kg.

bán các loại làm dược phẩm rất nhiều như: Giá bán măng và tai chua chỉ từ 5.000 - 15.000 VNĐ/kg; giá bán các loài cây làm thuốc thường rất đắt, loại rẻ nhất như mát thành, gắm núi, rau ráu có giá bán là 40 - 70.000 VNĐ/kg, trung bình giá bán các lồi cây thuốc từ 100 - 300.000 VNĐ/kg (dây tiêu độc, tắc kè đá, thiên niên kiện, hồng đằng, huyết đằng, ba kích, sâm cau…), nhưng cũng có những lồi rất đắt giá bán lên tới 500 - 1.000.000 VNĐ/kg (rễ gió, mộc nhung). Tuy nhiên, theo các chủ cửa hàng cho biết thì giá bán các loài cây thuốc thường xuyên thay đổi tùy theo mùa vụ và theo đối tượng khách.

Nhìn chung, giá bán một số loại lan khơng q đắt, tùy thuộc vào lượng khách du lịch và sự hiểu biết của người mua. Tại khu vực Tây Thiên thường các lồi lan được bày bán có hoa khơng đẹp hoặc khơng có hoa nên giá bán thường khơng cao chỉ dao động từ 9.000 - 15.000 VNĐ một giỏ lan. Bảng 3.8 thống kê giá bán của một số lâm sản tại khu vực Tây Thiên trong thời gian chúng tôi khảo sát (1-7/2010)

Bảng 3.8. Giá bán một số lâm sản tại khu vực Tây Thiên TT Tên lâm sản Dạng sản phẩm Giá (VNĐ)

1 Củ bình vơi Mẫu khơ 200.000/kg

2 Dứa rừng Mẫu khô 200.000/kg

3 Dây cột sống Mẫu khô 150.000/kg

4 Gắm núi Mẫu khô 50.000/kg

5 Chuối rừng Mẫu khô 125.000/kg

6 Dây mật gấu Mẫu khô 200.000/kg

7 Huyết đằng Mẫu khơ 300.000/kg

8 Rễ gió Mẫu khơ 500.000/kg

9 Rau ráu Mẫu khô 70.000/kg

10 Dây tiêu độc Mẫu khô 100.000/kg

11 Mộc nhung Mẫu khô 1.000.000/kg

12 Thiên niên kiện Mẫu khô 200.000/kg 13 Ba kích Mẫu tươi, khơ 300.000/kg

14 Sâm cau Mẫu khô 300.000/kg

16 Ốc lan hương Mẫu tươi 15.000/cụm

17 Hoàng thảo Mẫu tươi 15.000/cụm

18 Lan quế Mẫu tươi 15.000/cụm

19 Mộc lan Mẫu tươi 9.000/cụm

20 Măng sặt gai Mẫu tươi, khô 5.000 - 15.000/kg

21 Mát thành Mẫu khô 40.000/kg

22 Lá đan Mẫu tươi, khô 100.000 - 150.000/kg 23 Tai chua Mẫu tươi, khô 7.000 - 8.000/kg 24 Thổ phục linh Mẫu khô 200.000/kg

25 Hà thủ ô núi Mẫu khô 200.000/kg

26 Tắc kè đá Mẫu khô 100.000/kg

27 Củ một Mẫu khô 150.000/kg

28 Dây ô vuông Mẫu khô 150.000/kg

29 Hồng đằng Mẫu khơ 200.000/kg

30 Cá cóc Tam Đảo Mẫu sống 15.000 - 25.000/con

31 Sóc bụng đỏ Mẫu khơ 80.000/con

32 Sóc mõm hung Mẫu khô 50.000 - 80.000/con 33 Rùa đất Spengle Mẫu sống 100.000/con

34 Đại bàng đầu nâu Mẫu khô 170.000/con 35 Rượu ong bồ lỗ Mẫu ngâm 80.000/0.5l 36 Rượu ong mật Mẫu ngâm 50.000/0.5l

37 Rượu rết Mẫu ngâm 50.000/0.5l

38 Rượu rắn hổ mang Mẫu ngâm 50.000/0.5l 39 Rượu rắn hổ chúa Mẫu ngâm 80.000/0.5l 40 Rượu rắn hoa cân Mẫu ngâm 80.000/0.5l 41 Rượu rắn hổ mang phì Mẫu ngâm 125.000/1l

42 Rượu rắn ráo Mẫu ngâm 80.000 - 100.000/1l

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 63 - 69)