KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 83 - 85)

- Mùa săn bắt động vật: Thường vào mùa khô từ tháng 10 đến thán g

82. Cá suối x xx xx xx x xx 83 Ong bồ lỗ xx xx x

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Xã Đại Đình có tổng diện tích là 3.455,09 ha, trong đó có 2.044,70 ha đất rừng đặc dụng do VQG Tam Đảo quản lý. Tồn xã có 8.999 nhân khẩu thuộc hai dân tộc Sán Dìu (36,06%) và dân tộc Kinh (63,94 %); lao động tập trung chủ yếu vào nơng nghiệp (95%). Mặc dù có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, nhưng do thiếu đất sản xuất, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, nên đời sống nhiều hộ gia đình cịn rất khó khăn, thu nhập bình qn đầu người của cả xã thấp, tỷ lệ các hộ nghèo chiếm tới 19,4% tổng số hộ trong xã. Hoạt động sản xuất, sinh sống của nhiều hộ và hoạt động của khu di tích Tây Thiên gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật ở VQG Tam Đảo.

2. Đã thống kê được tại khu vực Tây Thiên có 52 lồi và nhóm lồi thực vật và 60 lồi và nhóm lồi động vật đang bị khai thác và buôn bán trái phép. Trong đó, có 11 lồi thực vật và 21 lồi động vật là những loài quý hiếm, nguy cấp. Hầu hết các lâm sản trên đều khai thác từ VQG Tam Đảo bằng các hình thức khai thác khơng bền vững (dùng súng, cạm bẫy, chặt cả cây,...). Việc khai thác mang tính mùa vụ tương đối và phụ thuộc vào chủng loại lâm sản. Đối tượng khai thác chủ yếu là nam giới (88,53 %).

3. Xét về số lồi và nhóm lồi, thì nhóm lâm sản làm dược liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất (35,48 %), tiếp đến là nhóm làm thực phẩm (33,06 %), nhóm làm sinh vật cảnh (29,03 %), và nhóm làm vật liệu và nhiên liệu (2,42 %); chưa có đánh giá về số lượng khai thác, bn bán của các nhóm. Đối tượng sử dụng các lâm sản chủ yếu là nam giới (70,09 %). Các lâm sản khai thác trái phép được tiêu thụ một phần tại địa phương, phần lớn bán cho du khách hoặc vận chuyển đến bán ở các khu đô thị lớn (Thị trấn Tam Đảo, Thị xã Vĩnh Yên, Hà Nội,

4. VQG Tam Đảo và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm sốt nhưng vì năng lực hạn chế và địa bàn phức tạp nên chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhận thức của người dân địa phương về mục tiêu quản lý của VQG Tam Đảo rất tốt, tuy nhiên, nhận thức về một số quy chế quản lý của VQG Tam Đảo còn yếu.

5. Đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm kiểm sốt tình trạng khai thác, sử dụng, buôn bán trái phép lâm sản tại khu vực Tây Thiên bao gồm: 1) Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho người dân địa phương và du khách; 2) Tăng cường thực thi pháp luật để bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường; 3) Tăng cường năng lực cho Ban quản lý khu di tích Tây Thiên và Trạm Quản lý Bảo vệ rừng Đại Đình; 4) Tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống của người dân xã Đại Đình.

2. Kiến nghị

1. Cần tiếp tục tiến hành điều tra, khảo sát tình trạng khai thác và sử dụng lâm sản trái phép tại khu vực Tây Thiên để hoàn thiện danh lục các loài lâm sản đang bị khai thác trái phép tại khu vực.

2. Nghiên cứu tìm hiểu kỹ thuật nhân ni các lồi động thực vật hoang dã nhằm làm giảm áp lực khai thác của người dân lên tài nguyên rừng. Bên cạnh đó nhân ni động thực vật hoang dã cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo. Do đó, các tổ chức trong và ngoài nước nên hỗ trợ vốn, cây con giống và chuyển giao kỹ thuật cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 83 - 85)