Sự suy thoái tài nguyên sinh vật khu vực Tây Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 69 - 72)

- Mùa săn bắt động vật: Thường vào mùa khô từ tháng 10 đến thán g

82. Cá suối x xx xx xx x xx 83 Ong bồ lỗ xx xx x

3.3.6. Sự suy thoái tài nguyên sinh vật khu vực Tây Thiên

Do sức ép của sự gia tăng dân số, do những tác động của hoạt động du lịch và sự bất cập trong quản lý mà trong thời gian qua tài nguyên rừng của VQG Tam Đảo nói chung và khu vực Tây Thiên nói riêng đã bị suy thoái

phong phú rất cao của các động vật hoang dã đã bị thay thế bằng những trảng cỏ cây bụi và rừng tái sinh. Điều đó được thể hiện rất rõ trên đoạn đường từ Đền Thỏng lên Đền Thượng Tây Thiên, càng ở dưới thấp gần dân cư thì rừng càng bị tàn phá nặng nề, rừng càng gần đường giao thơng càng bị suy thối nặng. Từ Đền Thỏng lên Đền Cậu, hai bên đường chỉ là những trảng cỏ - cây bụi và rừng trồng (thông và bạch đàn). Từ Đền Cậu lên Đền Cô, trạng thái trảng cỏ cây bụi dần được chuyển sang trang thái rừng nghèo và rừng trung bình. Chỉ đi lên đến gần Đền Thượng ta mới nhìn thấy rừng cây cao nhiều tầng tiếp cận ra đến gần đường đi.

Tình trạng các lồi động vật cũng tương tự. Qua phỏng vấn người dân địa phương cho thấy, trước đây các lồi động vật lớn có thể chạy về đến tận chỗ ở của họ nhưng hiện nay khơng cịn nhìn thấy chúng. Các lồi động vật nhỏ thì cũng hiếm khi gặp ở gần rừng mà phải đi vào tương đối sâu thì mới có thể bắt gặp chúng. Đặc biệt cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali) là loài đặc hữu của VQG Tam Đảo cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng do hoạt động du lịch và việc bắt bán của người dân địa phương. Suối Tây Thiên là một trong những con suối vốn có mật độ cá cóc tam đảo cư trú cao (Nguyễn Quảng Trường, 2004), tuy nhiên do tác động của du lịch Tây Thiên (bị bắt bán, ô nhiễm nước,...), lồi này khơng cịn gặp ở đoạn suối từ Thác Bạc trở xuống mà chỉ cịn ở thượng nguồn phía trên Thác Bạc.

Để đánh giá mức độ suy thoái của đa dạng sinh học khu vực Tây Thiên chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ thuộc các thôn Đền Thỏng, thôn Lõng Sâu và thôn Đồng Hội xã Đại Đình. Câu hỏi đặt ra cho các hộ là:

1) Theo chú/bác thì so với năm 2000, tài nguyên rừng tự nhiên của VQG Tam Đảo ở khu vực Tây Thiên hiện nay có bị suy giảm khơng?

2) Nếu giảm thì theo chú/bác, mức độ suy giảm của các loại lâm sản sau đây như thế nào ?

Đối với câu hỏi 1 thì 100% các hộ đều khẳng định là tài nguyên rừng tự nhiên của VQG Tam Đảo (khu vực Tây Thiên) đã bị suy giảm nhiều hoặc rất nhiều. Kết quả trả lời câu hỏi 2 được tổng hợp trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn 90 hộ về sự suy giảm các loại lâm sản tại khu vực Tây Thiên

TT Các loại lâm sản

Đánh giá của các hộ

Khơng đáng kể Suy giảm ít Suy giảm nhiều

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Động vật rừng 5 5.56 22 24.44 63 70.00 2 Măng tre 32 35.36 50 55.56 8 8.89 3 Các loại rau rừng 73 81.11 17 18.89 0 0 4 Các loài cây thuốc 25 27.78 59 65.56 6 6.67 5 Các loài lan rừng 36 40.00 46 51.11 8 8.89 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Tỷ l ph ần tr ăm ( % ) Động vật rừng

Măng tre Các loại rau rừng Các loài cây thuốc Các lồi lan rừng Khơng đáng kể Suy giảm ít Suy giảm nhiều

Hình 3.13. Kết quả đánh giá của các hộ gia đình về sự suy giảm các loại lâm sản

Nhìn chung, tài nguyên sinh vật trong khu vực đã bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, các lồi động vật là suy giảm nhiều nhất (chiếm tới 70%), các lồi cây thuốc có mức suy giảm trung bình, măng tre và các lồi lan rừng có mức suy giảm ít do người dân chỉ khai thác măng và lan trong mùa lễ hội để

đáng kể vì đa số người dân ở đây đều tự trồng rau để ăn nên số người hái rau rừng khơng nhiều. Ngun nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do:

- Do tình trạng khai thác và sử dụng quá mức các loài thực vật, động vật hoang dã trong một thời gian dài của người dân địa phương. Nhiều lồi có giá trị kinh tế cao đã cạn kiệt chỉ cịn lại các lồi có giá trị kinh tế khơng cao hoặc những lồi có sức sinh sản nhanh, sống thích hợp với nhiều sinh cảnh.

- Do đại đa số người dân ở đây có thu nhập chính từ nơng nghiệp, họ khơng có nghề khác nên đời sống của người dân còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Mặt khác họ sống gần rừng nên đời sống của một bộ phận dân cư vẫn còn phụ thuộc vào rừng, họ vẫn vào rừng để khai thác trộm gỗ, củi, măng … trồng rừng để bán lấy tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình.

- Tây Thiên là khu du lịch nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Hàng năm đã thu hút hàng nghìn khách du lịch đến đây. Nhưng lượng khách đến với Tây Thiên càng nhiều thì cũng gây ra nhiều tác động xấu đến khu vực như làm ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn… làm cho nhiều loài động vật sợ hãi và bỏ vào rừng sâu để sống. Mặt khác, du lịch ở Tây Thiên phát triển, kéo theo gia tăng nhu cầu mua các loài lâm sản, điều đó khuyến khích người dân vào rừng khai thác các lâm sản để bán cho du khách. Những hoạt động này đã trực tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học ở VQG Tam Đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực tây thiên vườn quốc gia tam đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý​ (Trang 69 - 72)