Xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 78 - 82)

- Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích LN ha 535,50 535,

c. Hiệu quả về môi trường

3.5.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng

a, Xây dựng khu rừng giống và vườn giống

Để đáp ứng nhu cầu trồng rừng cần xây dựng 2 vườn ươm, mỗi vườn 0,5 ha tại hai xã Thạch Lập và Vân Am nhằm cung cấp đủ nguồn nguyên liệu giống cho vùng dự án, theo kế hoạch xây dựng hành năm.

b, Hệ thống phòng chống cháy rừng

- Tất cả những tiểu khu được quy hoạch ngay từ khi thiêt kế phải có phường án làm đường băng cản lửa.

- Nếu độ dốc trên 200 thì không được làm đường băng trắng, mà phải trồng cây xanh trên băng cùng với việc trồng rừng ngay năm đó.

- Chọn cây trồng làm băng xanh phải là cây có sức chống chịu lửa tốt cây mọng nước, có khả năng chịu nhiệt độ cao, không rụng lá vào mùa khô, cây có sức tái sinh hạt chồi mạnh, cây trồng trên băng không có cùng loài sâu bệnh với cây trồng chính. Dự kiến khối lượng băng cản lửa là 83,13km.

Chương IV

kết luận – tồn tại – kiến nghị 4.1. Kết luận

Từ những kêt quả nghiên cứu quy hoạch phát triển vùng trồng Luồng của huyện Ngọc Lặc ta đi đến một số kết luận sau:

- Ngọc Lặc là huyện miền núi, cửa ngõ giao lưu giữa các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa với các huyện miền xuôi và vùng đồng bằng, có đường Hồ Chí Minh chạy qua tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế hàng hoá. Là đầu mối giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây, điều kiện tốt cho giao thông vận tải buôn bán trao đổi nông - lâm sản, dịch vụ thương mại giữa các vùng.

- Quy hoạch phát triển vùng trồng Luồng của huyện là những định hướng cơ bản cho tổ chức quản lý và phát triển lân nghiệp, quy hoạch vùng trồng rừng được xây dựng trên phương án mở rộng vùng trồng Luồng của huyện vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của huyện 2008 - 2015 vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng dự án.

- Tiềm năng đất đai Ngọc Lặc có 4 vùng đặc trưng rất thuận lợi cho quy hoạch vùng lãnh thổ phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, đó là khí hậu thuỷ văn, mạng lưới giao thông, Y tế, giáo dục và đặc biệt là nguần lao động dồi dào, nguần vốn và cơ chế về giống và vấn đầu tư, kỹ thuật lâm sinh bề dày trong sản xuất kinh doanh trồng rừng.

- Mục tiêu của phương án phù hợp với trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, phương án này nhằm cụ thể hoá mục tiêu phát triển lâm nghiệp cho huyện Ngọc Lặc.

- Ngọc Lặc là huyện có diện tích rừng Luồng lớn nhất tỉnh là vùng sinh thái thích hợp nhất cho cây Luồng để sinh trưởng và phát triển, cho sản lượng và chất lượng cao.

- Việc phát triển vùng trồng Luồng của huyện là một hướng đi mới trong chiến lược phát triển kinh tế lâm nghiệp, mở ra một cơ hội và thách thức đối

với người nhân dân trong vùng dự án về khai thác tiểm năng đất đai, lao động nguần vốn... nhằm đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải tạo môi trường sinh thái, thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra.

- Quy hoạch vùng trồng Luồng huyện Ngọc Lặc (giai đoạn 2008 – 2015) được phê duyệt sẽ góp phần phát triển nhanh chóng và ổn định đời sống đồng bào các dân tộc sống bằng nghề rừng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, giảm dần số hộ đói nghèo, hướng tới phát triển rừng bền vững, nâng cao đời sống góp phần tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, an ninh quốc phòng được giữ vững, bảo vệ tốt môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.

- Thực hiện dự án, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho phát triển lâm nghiệp, kinh doanh nghề rừng từng bước được xây dựng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển.

- Độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện được tăng lên, góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái, tăng cường phòng hộ, bảo vệ được tài nguyên đất, hạn chế rửa trôi và nâng cao độ phì của đất, cải thiện chất lượng môi trường, giảm bớt thiên tai.

4.2. Tồn tại

- Việc quy hoạch phát triển vùng trồng Luồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, phụ thuộc vào cơ chế, chính sách có liên quan đến đất đai, trong khi các chế độ ,đất đai chưa thực sự ổn định, vẫn có sự bổ sung, chỉnh sửa nên việc quy hoạch vẫn hạn chế.

- Do thời gian có hạn, vì vậy đề tài mới chỉ phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường bằng phươnh pháp định tính, chưa có số liệu kiểm chứng về định lượng.

- Đề tài không có điều kiện để so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ mới có giá trị đối với địa bàn nghiên.

- Cây Luồng là một cây bản địa có phạm vi phân bố hẹp, do đó việc nghiên cứu về các đặc tính sinh vật học, sinh thái học của Luồng còn nhiều hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

- Các chính sách về thu hút đầu tư đối với ngành lâm nghiệp đặc biệt là trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, chưa hấp dẫn, từ đó gây khó khăn cho việc phát triển vùng dự án.

- Về phương pháp kế thừa các nguồn số liệu có sẵn của các cơ quan, chưa lượng hoá hết độ chính xác của tài liệu. Tuy nhiên trong quá trình thu thập tác giả có kiểm chứng bằng phương pháp đi thực tế, phỏng vấn các hộ gia đình.

4.3. Kiến nghị

- Đề nghị các ban ngành sớm kiểm tra thẩm định,s để trình UBND huyện phê duyệt dự án, làm căn cứ tổ chức thực hiện.

- Đề nghị khi được phê duyệt bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm và cấp vốn đúng tiến độ để thực hiện đầu tư đồng bộ tập trung dứt điểm.

- Đề nghị UBND huyện và các tổ chức kinh tế trện địa bàn huyện và tỉnh hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để kế thừa và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khoa học sâu rộng góp phần hoàn thiện hơn giải pháp

- Trong quá trình tổ chức thực hiện có sự kiểm tra, theo dõi giúp đỡ thường xuyên của các cấp, các ngành chức năng để dự án đạt hiệu quả cao nhất .

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện ngọc lặc – tỉnh thanh hoá (Ghi chú nằm ở trang 47)

Bản đồ quy hoạch phát triển vùng trồng luồng huyện ngọc lặc - tỉnh thanh hoá(Ghi chú nằm ở trang 60)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)