Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tê – xã hội * Thuận lợi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 43 - 46)

b, Quá trình phát triển của cây Luồng

3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tê – xã hội * Thuận lợi:

* Thuận lợi:

- Ngọc Lặc là huyện miền núi, cửa ngõ giao lưu giữa các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa với các huyện miền xuôi và vùng đồng bằng, có đường Hồ Chí Minh chạy qua tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế hàng hoá. Là đầu mối giao thông Bắc-Nam, Đông-Tây, điều kiện tốt cho giao thông vận tải buôn bán trao đổi nông-lâm sản, dịch vụ thương mại giữa các vùng.

- Đất đai Ngọc Lặc có 4 vùng đặc trưng rất thuận lợi cho quy hoạch vùng lãnh thổ phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, có khả năng khai thác sử dụng trên 80% diện tích tự nhiên, chất lượng đất tốt là tiền đề quan trọng cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá, xây dựng nông thôn mới. Bình quân đất nông, lâm nghiệp theo đầu người cao.

- Tài nguyên khoáng sản tuy ít nhưng nếu tổ chức khai thác tốt sẽ tăng việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương.

- Nghề rừng là thế mạnh của huyện, nông dân có kinh nghiệm lâu đời về trồng rừng nhất là trồng Luồng. Thời gian gần đây, do lưu thông thuận tiện lại là vùng nguyên liệu của nhà máy giấy Châu Lộc nên người dân đã và đang khai thác thế mạnh này.

- Một bộ phận lao động đã chuyển sang nhận khoán diện tích đất rừng (đất 02) để trồng và tạo thành vùng sản xuất giống nhằm cung cấp giống cho các vùng và đây là nguồn nguyên liệu cho các khu chế xuất. Nhiều hộ nông dân đã tiếp thu được đã tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng và cải tạo vườn Luồng từ các chương trình dự án, đây là điều kiện giúp cho hộ nông dân tiếp cận với những phương thức sản xuất mới, tạo mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến.

- Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai thích hợp với nhiều loài cây trồng, đặc biệt là các loài cây lâm nghiệp cho sản lượng, giá trị kinh tế cao như Lát hoa, Luồng, các loài Keo, ...

- Lực lượng lao động phục vụ cho công tác trồng rừng ở địa phương dồi dào. Trong những năm gần đây phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện được quan tâm nên phát triển rất mạnh, nhiều người dân đã thấy được lợi ích thiết thực từ việc trồng và kinh doanh rừng. Nghề rừng được quan tâm đầu tư theo hướng lâm nghiệp xã hội.

* Khó khăn:

- Do là huyện miền núi điểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, đời sống của nông dân nông thôn còn nghèo, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi còn chậm, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, mất cân đối trong thu chi ngân sách và trong xuất nhập khẩu.

- Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu một phần là núi đá, vùng đồi cao, dốc chia cắt mạnh bởi sông Âm, sông Cầu Chày và các dãy núi cao, nên ảnh hưởng đến công tác trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ.

- Nằm trong biến đổi khí hậu toàn cầu, hàng năm Ngọc Lặc cũng phải chịu những đợt hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đời sống đại bộ phận người dân trồng và kinh doanh nghề rừng vẫn còn nghèo, vốn đầu tư cho trồng và phát triển rừng không có để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Mặc dù có hệ thống giao thông phát triển, tuy nhiên ở một số xã, khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện điều kiện giao thông đi lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, trong đó có sản phẩm từ rừng trồng.

- Trình độ dân trí không đồng đều, một số khu vực người dân không được tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên năng xuất cây trồng thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao (như ở một số xã đặc biệt khó khăn).

- Chất lượng lực lượng lao động thấp, phần lớn chưa được qua đào tạo chưa được làm quen với khoa học công nghệ, chủ yếu là lao động thủ công.

- Việc khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên còn kém hiệu quả. Việc đầu tư vốn và công nghệ chưa được chú trọng nên sản xuất hàng hóa kém phát triển các ngành nghề, hiệu quả và chất lượng chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu, hạn chế đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế-xã hội - thị trường tiêu thụ nông lâm sản phẩm khó khăn

giá bán thấp trong khi đó giá các loại vật tư đều tăng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng chưa được đầu tư đúng mức. Sản xuất phần lớn còn mang tính tự phát thiếu kế hoạch, tư tưởng bảo thủ trì trệ, sản xuất độc canh, tự túc, tự cấp còn phổ biến trong nông dân nông thôn. Năng lực quản lý của một số cán bộ từ huyện đến cơ sở có những mặt chưa đáp ứng yêu cầu trong nhiệm vụ mới.

- Thu ngân sách trên địa bàn ít mỗi năm thu được khoảng 12 tỷ đồng, chưa đủ chi cho riêng giáo dục y tế. Do đó chính quyền cấp huyện thiếu năng lực tài chính để chủ động tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Những hạn chế trên là những trở ngại không nhỏ đến chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Từ những thực tiễn đó nhằm từng bước tạo công ăn việc làm ổn đinh cho các hộ gia đình, trong những năm qua huyện đã xác định các cây trồng chủ lực trên địa bàn là cây luồng, lúa, mía, cây cao su, việc quy hoạch các vùng trồng các loại cây, con là rất cần thiết đối với giai đoạn huyện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 43 - 46)