Điều kiện tự nhiên [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 35 - 38)

b, Quá trình phát triển của cây Luồng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên [7]

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới, diện tích

Ngọc Lặc là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, gồm 21 xã, và 1 thị trấn.

- Toạ độ địa lý: Từ 19o54' đến 20o15' vĩ độ Bắc

Từ 105o16' đến 105o31' kinh độ Đông - Ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước Phía Nam giáp huyện Thường Xuân, Thọ Xuân Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Yên Định Phía Tây giáp huyện Lang Chánh

- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 49.413,72 ha

- Khu vực quy hoạch gồm 20 xã (Vân Am, Minh Tiến, Ngọc Trung, Mỹ Tân, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Lộc Thịnh, Cao Ngọc, Phùng Giáo, Ngọc Sơn, Ngọc Khê, Phúc Thịnh, Minh Sơn, Ngọc Liên, Cao Thịnh, Nguyệt

ấn, Lam Sơn, Đồng Thịnh, Phùng Minh). 3.1.1.2. Địa hình vùng quy hoạch

Ngọc Lặc là huyện có địa hình đồi núi thấp ít phức tạp, độ cao trung bình từ 200 đến 300 m, độ dốc trung bình từ 15o đến 20o. Địa hình chia cắt bởi hai con Sông Âm và sông Cầu Chày. Địa hình thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam và chia thành bốn tiểu vùng.

- Vùng núi cao: Gồm các xã: Thạch Lập, Thúy Sơn, Ngọc Khê và Mỹ Tân có nhiều núi cao, diện tích chiếm 31,48% diện tích toàn huyện, đất phần lớn có độ dốc trên 15o, bị chia cắt nhiều bởi sông suối tự nhiên.

- Vùng núi thấp, đồi cao: Gồm các xã: Vân Am, Cao Ngọc, Phùng Giáo, Phùng Minh, Nguyệt ấn, chiếm 22,65% diện tích toàn huyện, là vùng có độ dốc lớn nhưng đất đai tốt. Trong vùng có nhiều khoảng dốc tụ phù sa khá bằng phẳng rộng hàng trăm ha.

- Vùng đồi thấp: Gồm 7 xã vùng Đông Bắc của huyện, như Quang Trung, Đồng Thịnh, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Lộc Thịnh, Cao Thịnh, Ngọc Trung chiếm 24,23% diện tích toàn huyện. Nằm xen giữa các đồi có nhiều khoảng đất khá bằng phẳng.

- Vùng đồi thoải: Gồm các xã vùng Đông Nam của huyện như: Minh Sơn, Minh Tiến, Kiên Thọ, Phúc thịnh, chiếm 20,93% diện tích của huyện. Chủ yếu là các đồi thoải xen kẽ nhiều thửa đất bằng phẳng hiện đang canh tác các loại cây trồng như Mía, Sắn, Ngô...

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

Ngọc Lặc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, mùa mưa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa Đông lạnh có sương giá, sương muối, ít mưa độ ẩm thấp trời khô hanh. Mùa Hạ có gió Tây Nam khô nóng, mưa nhiều có giông bão xẩy ra từ tháng 8 đến tháng 10 kèm theo mưa lớn, lũ lụt.

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24oC, biên độ nhiệt ngày từ 7 - 10oC. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối 38 - 39oC vào tháng 6,7.

- Lượng mưa, độ ẩm

Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.700 mm thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 85% lượng mưa cả năm), số ngày mưa trong năm từ 140 - 150 ngày. Mùa mưa thường gây lũ ống ở vùng cao, gây xói mòn đất đai và hoa màu. Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chiếm 10 - 15% cả năm mùa này thường gây nguy cơ cháy rừng.

Độ ẩm không khí: Theo số liệu quan trắc đài khí tượng thuỷ văn Ngọc Lặc có độ ẩm không khí trung bình 86%, các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2 và tháng 4 là 89%.

- Chế độ gió bão

Huyện Ngọc Lặc chịu ảnh hưởng hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mang tính khô hanh kéo theo mưa phùn gió rét. Gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7. Bão mỗi năm có từ 1-2 cơn bão đổ vào gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

Với khí hậu thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, có mùa đông lạnh, tốc độ gió vừa phải, ít chịu ảnh hưởng của bão nên rất thuận lợi cho cây trồng nông lâm nghiệp phát triển. Đặc biệt là cây trồng lâm nghiệp bản địa như Luồng, Keo, Trám, Lát…

- Thuỷ văn – nguồn nước

Ngọc Lặc nằm trong vùng thủy văn sông Chu, có mùa mưa lũ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Trên địa bàn huyện có 3 sông chính chảy qua:

+ Sông Âm: bắt nguồn từ đỉnh núi Bù Kang, biên giới Việt - Lào, chảy qua Ngọc Lặc đổ ra sông Chu, chiều dài 79 km, diện tích lưu vực 707 km2.

+ Sông Cầu Chày: bắt nguồn từ dãy núi Đèn huyện Bá Thước - Thanh Hóa, chảy qua Ngọc Lặc ra sông Mã tại ngã Ba Bông, chiều dài 76 km, diện tích lưu vực 565km2.

+ Sông Hép bắt nguồn từ dãy núi Bà Trêm, thượng nguồn hồ Trung Tọa, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc dài 28,5 km, đổ ra sông Cầu Chày diện tích lưu vực 120km2.

Ngoài ra, sông Chu cũng chảy qua Ngọc Lặc dài 0,5km, để cung cấp nước cho các sông, còn hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bố rộng khắp toàn huyện.

Hiện nay chưa có tài liệu thăm dò cụ thể nguồn nước ngầm, nhưng qua điều tra một số giếng nước ăn của nhân dân cho thấy: về mùa mưa mực nước nơi thấp nhất 1-1,5m, về mùa khô nơi thấp nhất là 2-3m.

Như vậy nguồn nước ở Ngọc Lặc rất dồi dào, phân bố đều đủ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nếu có biện pháp thủy lợi thích hợp. Nhưng do địa hình phức tạp nên còn những vùng vẫn bị hạn vào mùa khô. Địa hình Ngọc Lặc thuận lợi cho công trình tự chảy, ruộng đất cao, sông suối thấp, ít lũ, không bị ngập úng.

3.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên đất

Đất đai huyện Ngọc Lặc đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Bazan, Poocphiarit, các loại đá mẹ macma bazơ..., tầng đất trung bình đến dày, có độ ẩm thấp. Thành phần cơ giới trong đất từ nhẹ đến trung bình. Theo số liệu đất của Ban phân vùng quy hoạch tỉnh năm 1992 và điều ra bổ sung năm 2000 trên diện tích 31.501,14 ha đất nông, lâm nghiệp thì có 62% diện tích đất có thành phần cơ giới là: thịt nhẹ, trung bình, tầng mặt khá, thuận lợi cho cây trồng phát triển; chất dinh dưỡng trong đất tuy không cao nhưng đạm tổng số khá (trên 0,1%) chiếm 86% diện tích, kali khá trở lên chiếm 55% diện tích.

3.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên rừng

Rừng Ngọc Lặc chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên diện tích không đáng kể. Chủng loại cây lâm nghiệp: rừng trồng có các loài cây Luồng, Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràm,...; rừng tự nhiên có các loài: Chẹo tía, Nghiến, ô rô...Về trữ lượng rừng: Có khoảng 11 triệu cây luồng, khoảng 13.000 m3 gỗ, hàng chục ngàn Ste củi, hàng chục triệu tấn nứa.

Động vật rừng Ngọc Lặc không nhiều chỉ có một vài loài như Lợn rừng, khỉ, Sơn dương, Gà rừng,...

Giá trị sản lượng gỗ sẽ tăng mạnh khi công nghiệp chế biến lâm sản: Giấy, Bột giấy, gỗ, cót ép, ván ép,...của tỉnh của huyện được đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 35 - 38)