Tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 51 - 54)

- Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích LN ha 535,50 535,

7 Tình trạng sâu bệnh

3.3.1. Tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc

Tài nguyên đất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, quyết định đến hiệu quả kinh tế trong sản suất kinh doanh nông lâm nghiệp được phản ánh bằng các chỉ tiêu năng suất, sản lượng

đối với cây nông nghiệp, khả năng sản xuất sinh khối của cây rừng thông qua lượng tăng trưởng hàng năm về các chỉ tiêu đường kính, chiều cao, trữ lượng. Theo số liệu đất của Ban phân vùng quy hoạch tỉnh năm 1992 và qua kết quả điều tra bổ sung phân loại đất đai trên khu vực nghiên cứu, có thể nhận thấy :

- Đất Feralít phát triển trên đá biến chất (F), là loại đất có quá trình Feralít điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ, phân bố ở độ cao dưới 600 m, trong đó điển hình là: [7]

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét,Bazan, Phiến thạch limôn : Thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, đất tốt, không có đá lẫn, phân bố ở độ cao từ 400 – 600m, độ dầy tầng đất từ 0,8-1,3m, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Lân tổng số và Kali tổng số từ trung bình đến khá. Loại đất này rất phù hợp cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây Luồng.

+ Đất Feralít vàng nhạt phát triển trên đá mẹ poocphiarit, Quarzit: Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất mỏng đến trung bình, có đá lẫn. Phân bố rải rác ở hầu hết ở các độ cao. Phản ứng đất chua có nơi pHkcl chỉ đạt 3,4; độ no Bazơ thấp, dung tích hấp thụ thấp. Đất có cấu trúc kém, mất nước nhanh, khả năng giữ mầu kém, tầng đất mỏng < 60cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ, loại đất này thường gặp ở diện tích rừng trồng, đất trống đồi núi trọc, thích hợp trồng các loài cây lâm nghiệp như: Keo, Lát, Luồng Sao đen...

- Đất Feralít phát triển trên đá macma kiềm như: Ryôlit, Granit, Sa thạch phân bố chủ yếu ở vùng đồi trung bình nằm rải rác trên các đai độ cao từ 200-400m. Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá macma kiềm chứa nhiều khoáng vật khó bị phá huỷ, do vậy sản phẩm của quá trình phá huỷ thường thô. Kết quả đất phát triển trên đá này có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tầng đất dầy 1m. Đất có phản ứng chua pH kcl 4,0-5,2. Kali trao đổi 7-15mg/100g đất, Kali tổng số biến động mạnh 0,2 – 0,24%,

Lân dễ tiêu thấp 1-2mg/100g đất, hàm lượng mùn thấp 1-2%. Đây là loại đất có thể thích hợp với trồng Luồng, Trám, Keo, Ngô, Sắn... Song, khi sử dụng loại đất này cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn đất.

- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối: là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, mầu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, hàng năm vẫn được bồi tụ thêm một lớp phù xa mới rất mầu mỡ. Phân bố dọc theo sông Âm, sông Cầu Chày, sông Hép và các suối lớn trong vùng, là nơi bằng phẳng và thuận lợi về nguồn nước nên phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa nước, hoa màu và trồng Luồng kinh tế.

Nhìn chung đất trong khu vực có độ phì cao. Mặc dù đất trên các sườn núi được xem như nghèo xấu với cây lúa và những cây nông nghiệp khác, nhưng vẫn có thể phù hợp với trồng cây lâm nghiệp (đặc biệt là cây Luồng).

Dựa vào nguồn gốc phát sinh (đá mẹ, thực bì) tại Ngọc Lặc, Thanh Hoá, Nguyễn Ngọc Bình năm 1998 đã phân chia hạng đất trồng Luồng thành 6 hạng đất. Bảng 3 - 5: Bảng phân hạng đất trồng rừng Luồng Thực bì Nhóm đá mẹ Rừng gỗ thứ sinh nghèo kiệt Rừng tre nứa luồng tự nhiên thuần loài Trảng cỏ cao, trảng cây bụi chịu hạn Trảng cỏ thấp chịu hạn Bazan, poocphiarit, đá Mắc ma kiềm I I II III Phiến thạch sét,

phiến thạch limôn I II III IV

Ryôlit, Granit II III IV V

I, II, III, IV, V, VI là các ký hiệu hạng đất được phân theo nguồn gốc thực bì và đá mẹ. Sau kết quả phân tích các chỉ tiêu về đất trên lập địa có các dạng thực bì khác nhau và tiến hành đề xuất chỉ nên trồng rừng Luồng trên các hạng đất I, II, III là thích hợp nhất.

Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi thấy cây Luồng rất ưu ẩm nhưng không chịu được úng, vì vậy không nên trồng ở những nơi úng ngập. Luồng là loài cây ưa sáng cực đoan nên không thể trồng dưới tán rừng, Luồng rất kị với trâu, bò ăn lá, lay gốc nên các khu trồng cần bảo vệ nghiêm ngặt đại gia súc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)