- Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích LN ha 535,50 535,
c. Hiệu quả về môi trường
3.5.4. Giải pháp về vốn
Để thực hiện được quy hoạch vùng trồng Luồng ngoài nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của Quyết định 147/2007/QĐ - TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các nguồn vốn khác như : Dự án CARE; Dự án ADB ; Dự án trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy giấy Châu Lộc và nguồn vốn huy động từ người dân. Cần chủ động thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
* Cơ chế tạo nguồn vốn :
- Đối với vốn ngân sách hỗ đầu tư theo dự án 147 cho các loại rừng khác nhau.
- Đối với vốn khác, như vốn vay tín dụng ngân hàng, các quỹ đầu tư phát triển,...thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu lâm sản đầu tư vào
trồng rừng vào trồng rừng nguyên liệu. Hộ gia đình tự đầu tư bằng lao động, vốn tự có. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, Tỉnh, Huyện cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế tiếp cận với quy hoạch phát triển vùng trồng rừng của huyện để tiếp cận và nghiên cứu khả năng của các chương trình dự án, trên các lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu và bột giấy, chế biến ván từ sản phẩm Luồng.
Việc quy hoạch phát triển vùng trồng Luồng huyện Ngọc Lặc là một trong những hạng mục đầu tư trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Vốn đầu tư về phát triển cây Luồng, được thực hiện như đã quy định trong quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của thủ tướng chính phủ và thông tư liên Bộ số 28/1999TTg-LT, ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính và Quyết định 147/2007/QĐ - TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn.
a, Vốn ngân sách
Vốn ngân sách do Trung Ương cấp đầu tư cho xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm vốn cho bảo vệ và trồng rừng mới, nuôi dưỡng và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ lâm sinh, đầu tư cho bảo vệ rừng, mức kinh doanh khoán tối đa 50.000đ/ha/năm. Hỗ trợ đầu tư trồng mới bình quân 3.000.000đ/ha, bao gồm trồng và chăm sóc 3 năm. Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lâm sinh như trạm bảo vệ rừng, công trình phòng chống cháy rừng, vườn ươm.
b, Vốn khác
Vốn khác được xác định từ hai nguồn: Thứ nhất là công sức lao động của người nhận khoán trồng rừng Luồng, thứ hai là huy động từ nguồn vốn từ các dự án khác như Dự án CARE, Dự án ADB và Dự án đầu tư trồng rừng của nhà máy giấy Châu Lộc.
Dự án cho vay vốn nên tiếp cận hình thức quản lý vốn như cách quản lý vốn của dự án trồng rừng Đức (KFW4). Bằng cách chuyển vốn vay đầu tư vào ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, để chuyển tiền vay vào sổ tiết kiệm cho các hộ tham gia dự án, được dự án duyệt và mở tại ngân hàng, hộ chỉ được rút tiền vay trong sổ tiết kiệm khi thực hiện hoàn thành khối lượng công việc trồng rừng được dự án xác nhận. Chủ dự án thanh toán dịch vụ cho ngân hàng theo quy định.