Ảnh hưởng của chính sách, thị trường đến phát triển cây Luồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 54 - 58)

- Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích LN ha 535,50 535,

7 Tình trạng sâu bệnh

3.3.2. ảnh hưởng của chính sách, thị trường đến phát triển cây Luồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc

Luồng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc

a, Các chính sách đang phát triển cho vùng trồng Luồng tại Ngọc Lặc

- Chỉ thị 202/CT/TTg ngày 28/06/1991 của thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn sản xuất nông lâm ngư nghiệp với mức ưu đãi.

- Quyết định số 264/CT ngày 22/7/1992 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển rừng.

- Quyết định 327/QĐ/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.

- Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về qui định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định số 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quyết định 178/2001/QĐ - TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Quyết định 223/2003/QĐ-TTg ngày 03/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bột và giấy Thanh Hoá.

- Quyết định 2701/2005/QĐ-UBND ngày 30/9/2005 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Châu Lộc.

- Quyết định 3388/QĐ-UB ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh về quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường, lâm trường quốc doanh.

- Quyết định số 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

- Quyết định số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2006 - 2015.

- Quyết định số 147/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

b,ảnh hưởng của chính sách phát triển rừng Luồng tại Ngọc Lặc

Thực hiện Nghị định 02/CP (nay là Nghị định 163/CP) đến năm 2007 toàn huyện về cơ bản đã giao đất cho các tổ chức, các đơn vị và các hộ gia đình.

Giao đất cho hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 78%, các đơn vị và các hộ gia đình sau khi nhận đất rừng đã được các cơ quan chức năng tư vấn, xác định các dạng lập địa thích hợp đối với cây Luồng, đã mạnh dạn tập trung đầu

tư vốn và các nguồn lực cho việc trồng cây Luồng trên diện tích của mình làm cho diện tích rừng trồng của huyện tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, còn một số tồn tại là khi giao đất chưa có quy hoạch sử dụng đất, chưa phân cấp 3 loại rừng trên thực địa, dẫn đến giao đất và lập dự án đầu tư ở một số xã chưa đúng mục tiêu, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng nhất, trong quản lý nhà nước còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ ở cấp xã còn yếu.

Tóm lại: Tỡnh hỡnh đầu tư vốn phỏt triển Luồng được nhà nước quan tõm thụng qua cỏc dự ỏn bằng nguồn ngõn sỏch nhà nước, vốn của cỏc dự ỏn như dự ỏn phỏt triển vựng nguyờn liệu giấy; Dự ỏn 661/Qé-TTg; Dự ỏn Khu vực lõm nghiệp ADB; Dự ỏn đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

Cơchế chính sáchđã có tác dụng phát huy nguồn vốn nội lực trong nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế hộphát triển các hộgiađình tự bỏvốn đểsản xuất kinh doanh Luồng trên diện tích đất rừngđược giao.

Việc quy hoạch vùng trồng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy cho nhà máy giấy Châu Lộc - Hậu Lộc, với công xuất theo thiết kế là 100 nghìn tấn/ năm, quy mô nhà máy 80 ha, vùng nguyên vật liệu phục vụ cho nhà máy tất cả các huyện trong tỉnh, dự kiến đến năm 2010 nhà máy đi vào hoạt động xẽ mở ra cho huyện Ngọc Lặc một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, đặc biệt đưa cây Luồng lên qui mô lớn, bên cạnh đó còn phát triển ra ngoài vùng nguyên liệu để giải quyết nguyên liệu phục vụ cho các ngành thủcông mỹnghệ trong tỉnh.

b, Tiềm năng và ảnh hưởng của thị trường đến phát triển cây Luồng tại Ngọc Lặc

Luồng là cây lâm nghiệp bản địa nổi tiếng đã được trồng và sử dụng lâu đời trên địa bàn huyện, từ xa xưa đời sống của người dân miền núi đã gắn bó với cây Luồng nhưng do giao thông đi lại khó khăn, giao lưu kinh tế giữa các vùng còn hạn chế nên cây Luồng lúc đó chỉ phục vụ cho xây dựng nhà cửa tại chỗ và cung cấp cho một số vùng lân cận

theo giao thông đường sông. Trong những năm qua, dưới tác động của cơ chế thị trường, giao thông thuận tiện việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài tỉnh đã có nhiều thuận lợi cây Luồng không còn là cây sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp mà cây Luồng đã trở thành cây lâm nghiệp hàng hoá phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, sử dụng chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ, cho công nghiệp xây dựng….Luồng không những là cây đa tác dụng vào bậc nhất hiện nay mà còn là cây chủ đạo trong vùng rừng núi Thanh Hoá nói chung và vùng núi Ngọc Lặc nói riêng đang được chú ý quy hoạch, thực hiện thâm canh, góp phần tăng hiệu quả kinh tế rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn miền núi.

Ngọc Lặc có lợi thế là nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy giấy Châu Lộc- Hậu Lộc. Tuy là cây bản địa, nhưng Luồng cũng như nhiều cây rừng khác, người dân chủ yếu khai thác tự nhiên theo phương thức quảng canh. Rừng Luồng nhiều nơi đang cạn kiệt, nhiều vùng Luồng bị khai thác với cường độ cao không có sự đầu tư chăm sóc, một số hộ còn khai thác măng tuỳ tiện thậm chí xâm hại vườn Luồng người khác…

Do đó, hiện nay nhiều nơi rừng chỉ còn 1-2 thế hệ, bình quân chỉ có 3-4 cây/ bụi, mật độ cây/ ha giảm nghiêm trọng chỉ còn 80- 150 bụi/ha, tỷ lệ rừng Luồng bị suy thoái chiếm tới 80% diện tích Luồng hiện có chỉ cho thu nhập vài triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, đời sống của một bộ phận người dân miền núi chủ yếu sống bằng nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn một số hộ đã phá Luồng để trồng mía và cây màu khác để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích Luồng bị giảm ở những năm 1995-2000. Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế lâm nghiệp nhất là vị trí của cây Luồng trong phát triển kinh tế rừng, cây Luồng đã dần được khôi phục, diện tích Luồng trồng thuần loài tăng lên hàng năm từ 7.334,2 ha (2001) lên 8.601,6 ha (2006). Luồng trồng hỗn loài tăng từ 1698,8 ha (2001) lên 4.439,3 ha (2006)( bảng 3-6),hàng năm khai thác 7 triệu cây Luồng thu về hàng chục tỷ đồng đời sống của người dân nghề rừng dần được cải thiện và ổn định. Tuy nhiên, do diện tích Luồng chủ yếu là trồng thuần loài theo phương thức cổ truyền nên chịu ảnh hưởng lớn của sâu bệnh phá hại nhất là : châu chấu

hại Luồng, bệnh chổi xể, bệnh sọc tím …Do đó, hộ nông dân chán nản 1 số hộ đã phá Luồng để trồng cây mía và 1 số cây trồng khác. Đến nay, diện tích Luồng đã được nông dân vận dụng trồng theo phương thức hỗn giao với các cây trồng khác như: Keo, Trám, Lát, xoan…tạo điều kiện cho cây Luồng sinh trưởng phát triển tốt, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, tạo ra sản phẩm lâm nghiệp đa dạng nâng cao thu nhập từ nghề rừng.

Bảng 3- 6: Diện tích cây luồng biến động qua các năm (2001-2006)

STT Chỉ tiêu

Năm 2001 2004 2005 2006

1 Luồng thuần loài 7.334,2 8.405,2 8.402,3 8.601,6

2 Luồng hỗn loài 1.698,8 3.664,9 4.339,3 4.439,3

Công nghệ chếbiếnđã dầnđược thay thếtừ chế biến nhỏlẻ đến chế biến tập trung. Từ thủ công, công nghệ thấp đến chế biến với công nghệ cao. Từ doanh nghiệp nhỏ đến vừa và doanh nghiệp lớn. Cơ chế chính sách lưu thông tiêu thụ Luồng đã mở ra một thị trường rộng lớn. Luồng Ngọc Lặc nói riêng và Thanh Hoá nói chung đã được tiêu thụtại nhiều tỉnh phía Bắc phục vụ cho công nghiệp giấy trong nước như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Ninh Bình...Nhìn chung thịtrường tiêu thụLuồng đã dầnđi vàoổnđịnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quy hoạch phát triển vùng trồng luồng tự nhiên tại huyện (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)