- Đất không có khả năng sử dụng vào mục đích LN ha 535,50 535,
b. Hiệu quả về xã hộ
Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, việc thực hiện phương án quy hoạch phát triển vùng trồng Luồng nó còn đem lại hiệu quả to lớn về xã hội.
- Trước đây nguồn thu nhập chính của người dân địa phương phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình chủ yếu sống vào nghề phá rừng, đốt nương làm rẫy để trồng ngô, lúa...việc trồng cây lâm nghiệp cũng như chăn nuôi chủ yếu theo phương thức truyền thống không tập trung
cho một loại cây, con, giá trị từ canh tác và chăn nuôi như vậy không đem lại thu nhập đáng kể, lợi nhuận thu nhập không cao, do đó đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện cao tình trạng thiếu ăn của người dân phổ biến.
- Những năm trở lại đây, nhờ những chính sách của Nhà nước, người dân đã được quản lý và sử dụng mảnh đất của mình, các hộ tự bỏ vốn, đầu tư sức lao động để canh tác ổn định trên mảnh đất của mình.
- Việc xác định đúng hướng phát triển chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ vốn....đã làm cho bộ mặt kinh tế của huyện có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây số lượng công lao động nhàn rỗi còn khá nhiều thì hiện nay nhờ vào định hướng phát triển kinh tế hộ gia đình mà chú trọng là quy hoạch phát triển các vùng trồng Luồng trên diện tích đất đất trống đồi núi trọc và một số diện tích trồng mía năng suất thấp, đã phần nào giải quyết được những hạn chế này, các mô hình trồng rừng Luồng thuần loài, hỗn giao đã thu hút được người dân tham gia từ đó giải quyết được công ăn việc làm cho người nông dân và cùng là nguồn thu chính của các hộ gia đình.
- Tăng thu nhập cho người lao động, tái sản xuất được thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao dân trí và rút ngắn khoảng cách giữa người giầu và người nghèo, từ đó xoá bỏ được nạn du canh, chấm dứt tình trạng phá rừng làm rẫy. Diện tích rừng được nâng lên, độ che phủ rừng tăng, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện được tăng cường và giữ vững.