So sánh tính đa dạng khu hệ chim tại KBTTN Kẻ Gỗ với một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 43 - 44)

và VQG khác.

Theo Võ Quý và Nguyễn Cử (1995), Việt Nam có 828 loài chim thuộc 81 họ và 19 bộ. Như vậy khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ chiếm 35,82 % tổng số loài, 66,67 % tổng số họ và 89,47 % tổng số bộ chim của Việt Nam. Đây là một tỷ lệ khá cao, nói lên giá trị bảo tồn của khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ.

Để thấy được tầm quan trọng của KBTTN Kẻ Gỗ trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học chim, chúng tôi so sánh khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ với khu hệ chim ở một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn khác.

Bảng 4.3. So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa KBTTN Kẻ Gỗ với một số VQG và KBTTN khác

VQG-KBTTN Diện tích (ha) Tổng số loài

KBTTN Kẻ Gỗ 21.758,9 298

VQG Cúc Phương 22.200 313*

VQG Tam Đảo 36.680 272**

KBTTN Pù Huống 49.806 265***

Ghi chú: *C.Robson in litt. (2002); **C.Robson in litt. 2000 trong Davidson

et al. (2005); *** Hoàng Ngọc Thảo và Nguyễn Cử (2009).

Từ bảng 4.3 cho thấy số loài chim ở KBTTN Kẻ Gỗ nhiều hơn số loài chim ở KBTTN Pù Huống và VQG Tam Đảo mặc dù diện tích của Kẻ Gỗ thấp hơn Pù Huống và Tam Đảo.

So với VQG Cúc Phương (diện tích tương tự KBTTN Kẻ Gỗ), số loài chim ghi nhận được ở KBTTN Kẻ Gỗ gần bằng số loài chim ghi nhận được ở

VQG Cúc Phương. Cúc Phương là VQG đã được thành lập từ lâu và được đầu tư điều tra cơ bản kỹ lưỡng cho nên số loài chim ghi nhận được rất có thể là tổng số loài chim thực tế. Trong khi đó, công tác điều tra cơ bản ở KBTTN Kẻ Gỗ chưa được đầu tư tốt nên có nhiều loài chim thực tế có mặt ở khu bảo tồn nhưng chưa được phát hiện. Như vậy nếu được điều tra kỹ lưỡng hơn, trong tương lai số loài chim ghi nhận được tại KBTTN Kẻ Gỗ sẽ còn tăng lên.

Các yếu tố góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở KBTTN Kẻ Gỗ có thể kể đến là:

- KBTTN Kẻ Gỗ nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, là vùng có tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.

- KBTTN Kẻ Gỗ là nơi có tính đa dạng cao về sinh cảnh, ngoài nhiều kiểu hệ sinh thái trên cạn còn có hệ sinh thái đất ngập nước là nơi thu hút nhiều loài chim nước sinh sống.

- Ở một số khu vực của KBTTN Kẻ Gỗ còn lưu giữ được thảm rừng tự nhiên khá nguyên vẹn, do vậy đây vẫn là nơi sinh sống của nhiều loài chim hoang dã đặc hữu, quý hiếm đặc trưng cho rừng thường xanh còn nguyên vẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)