Trên cơ sở so sánh cường độ và tính khẩn cấp của các mối đe doạ theo các khu vực điều tra, chúng tôi sơ bộ xác định các điểm nóng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Kẻ Gỗ. Kết quả được thể hiện ở Hình 4.14 và thông tin chi tiết về các khu vực bị đe doạ cao như sau:
+ Khu vực Giếng vuông: thuộc địa phận của 2 tiểu khu: 360B, 365. Hiện tại có một đường đất lớn nối liền xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh với
Thượng cũng như Quảng Bình có thể vào khai thác, vận chuyển lâm sản và Giếng vuông là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tại khu vực Giếng vuông, rất nhiều hàng rào bẫy cần giật và nhiều lán của thợ săn được bắt gặp trong quá trình điều tra. Vào sáng sớm và chiều tối, thường gặp người vận chuyển lâm sản, thuỷ sản bằng xe máy qua con đường này. Ngoài ra, rất nhiều máng lao gỗ, đường kéo gỗ và dấu vết gia súc được bắt gặp tại khu vực.
+ Khu vực Xe Cháy: Thuộc địa phận của tiểu khu: 360A dễ dàng bắt gặp hàng rào bẫy cần giật và lán thợ săn.
+ Khu vực Eo Giang: Thuộc địa phận của hai tiểu khu: 327, 324 dễ dàng gặp gia súc thả rông trong rừng. Ngoài ra, đường kéo gỗ và hàng rào bẫy cũng thường gặp tại đây.
+ Khu vực Rào Bội: Thuộc địa phận của hai tiểu khu: 242, 252 gặp một số lán, trên khe suối có một số tấm gỗ xẻ đã tập kết chờ vận chuyển ra khỏi rừng. Đường kéo gỗ và gia súc thả rông cũng gặp tại đây.
Hình 4.14. Các khu vực bị đe doạ cao trong KBTTN Kẻ Gỗ
KBTTN Kẻ Gỗ
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn các loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ:
- Tăng cường công tác tuần tra tại các khu vực cư trú quan trọng của các loài chim ưu tiên bảo tồn và các điểm nóng về săn bắn động vật hoang dã đã được đề tài xác định.
- Quy hoạch hệ thống tuyến tuần tra, điểm quan sát, điểm giăng lưới, điểm đặt bẫy ảnh để giám sát hoạt động của các loài chim cũng như kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
- Cần kết hợp công tác tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng với công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học chim. Việc kết hợp này sẽ giúp công tác điều tra giám sát được liên tục.
- Giám sát một số loài biểu tượng cho KBTTN Kẻ Gỗ như: Gà lôi lam Hà Tĩnh, Gà lôi hông tía, Gà tiền mặt vàng và Gà so ngực gụ để theo dõi diễn biến quần thể và mức độ tác động của con người vào các sinh cảnh loài cư trú.
- Điều tra trên phạm vi toàn bộ khu bảo tồn và thời gian kéo dài để khẳng định chắc chắn sự có mặt hay vắng mặt của các loài: Ngan cánh trắng, Diều cá đầu xám,và Phướn đất.
- Công tác điều tra chim hoang dã cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và cán bộ khu bảo tồn, người dân địa phương phải là lực lượng nòng cốt để thực hiện hoạt động này. Do đó, cần có chương trình tập huấn cho từng đối tượng trên để nâng cao hiệu quả công tác điều tra và giám sát đa dạng sinh học chim tại KBTTN Kẻ Gỗ.
trắng.
- Nghiên cứu, thí nghiệm thả Gà lôi lam đuôi trắng lại tự nhiên (nguồn gống từ các Vườn thú)
- Tăng cường việc thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác vận chuyển gỗ và động vật hoang dã ra khỏi khu bảo tồn. Đặc biệt chú trọng các khu vực bị đe doạ cao (điểm nóng trong bảo tồn).
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để kiểu rừng phục hồi và trảng cây bụi (ở các tiểu khu: 338, 336A và 327) diễn thế thành rừng giàu nhằm ổn định các khu vực cư trú của chim ưu tiên bảo tồn tại Rào Môn - Giếng vuông, Rào Cái - Mũi tru và Eo giang - Rào Len.
- Tham mưa cho chính quyền xã Hương Trạch, xã Cẩm Thịnh, xã Kỳ Thượng về công tác quy hoạch sử dụng đất. Vận động ý tưởng quy hoạch, chuyển đổi đất trống, đất bỏ hoá thành các mô hình canh tác Nông - Lâm kết hợp, quy hoạch bãi chăn thả.
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y cho người dân xóm 7 (xã Kỳ Thượng). Xây dựng các mô hình nhân nuôi động vật hoang dã thông thường (Gà rừng, Dúi, Nhím, Cầy,...) tại xã Kỳ Thượng.
- Giáo dục về bảo tồn động thực vật hoang dã cho học sinh các trường tiểu học, trung học tại các xã xung quanh khu bảo tồn, bao gồm các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Quan, Cẩm Lạc, Kỳ Thượng và Hương Trạch.
1. Kết luận
Từ toàn bộ những vấn đề đã đánh giá và nhận xét trên cho phép chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
- Đã ghi nhận được 298 loài chim thuộc 54 họ và 17 bộ và bổ sung 28 loài chim mới cho khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ. Ghi nhận Bắc Trung Bộ là vùng phân bố mới của 12 loài chim. Có 32 loài chim có giá trị bảo tồn cao, trong đó: 13 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (2010), 12 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 18 loài trong nghị định 32 và 2 loài đặc hữu hẹp.
Đây là một trong những khu bảo vệ có tính đa dạng cao về thành phần loài chim ở Việt Nam.
- Đã xác định được 4 khu vực cư trú quan trọng của các chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN Kẻ Gỗ, đó là các khu vực: Rào Cái - Mũi tru, Rào Môn - Giếng vuông, khe Canh - đỉnh Bạc Tóc và Eo giang - Rào Len.
- Săn bắt động vật hoang dã, và khai thác gỗ trái phép là 2 mối đe dọa chính đến đa dạng sinh học tại KBTTN Kẻ Gỗ.
- Các điểm nóng về săn bắt động vật hoang dã gồm: Khu vực Giếng vuông, khu vực Eo giang, khu vực Xe cháy và khu vực Rào Bội.
2. Tồn tại
- Địa bàn nghiên cứu khá rộng, số lần điều tra chưa nhiều và chưa điều tra được ở tất cả các thời điểm, nên việc quan sát phát hiện loài còn nhiều thiếu sót.
- Khu vực nghiên cứu có vị trí cách xa khu dân cư, nên việc điều tra phỏng vấn người dân không đáng kể, kết quả thu được chỉ có tính tham khảo nhất định.
do thời gian nghiên cứu ngắn.
- Thời tiết mưa kéo dài gây khó khăn cho việc điều tra ngoài thực địa
3. Khuyến nghị
- Quy hoạch hệ thống tuyến tuần tra, điểm quan sát, điểm giăng lưới, điểm đặt bẫy ảnh để giám sát hoạt động của các loài chim cũng như kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
- Cần tiếp tục nghiên cứu với phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài (điều tra vào các mùa trong năm, tập chung vào mùa sinh sản tháng 4 tháng 5. Những ngày thời tiết nắng ráo, thuận tiện cho việc điều tra ngoài thực địa).
- Tăng thêm nguồn nhân lực để điều tra kỹ hơn tại các nơi có địa hình phức tạp.
MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ………. ... i Mục lục ………. ... ii Danh mục từ viết tắt ………... v Danh mục các bảng ………. ... vi Danh mục các hình ………. ... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3
1.1. Nghiên cứu Chim ở Đông Dương ... 3
1.2. Nghiên cứu chim ở Việt Nam ... 4
1.3. Nghiên cứu Khu hệ Chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ ... 6
Chương 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 8
2.1.1. Mục tiêu chung ... 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 8
2.2. Đối tượng ... 8
2.3. Phạm vi nghiên cứu ... 8
2.4. Nội dung nghiên cứu ... 8
2.5. Thời gian nghiên cứu ... 9
2.6. Phương pháp nghiên cứu ... 9
2.6.1. Kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu ... 9
2.6.2. Phỏng vấn kết hợp phân tích mẫu vật ... 10
2.6.3. Điều tra thực địa ... 10
NGHIÊN CỨU ... 18
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ... 18
3.1.1. Vị trí địa lý ... 18
3.1.2. Diện tích ... 18
3.1.3. Ranh giới ... 18
3.1.4. Địa hình ... 18
3.1.5. Khí hậu thuỷ văn ... 19
3.1.6. Thuỷ văn ... 19
3.1.7. Địa chất, thổ nhưỡng ... 20
3.1.8. Tài nguyên động - thực vật ... 20
3.1.9. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ... 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ... 26
4.1. Danh lục các loài chim ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 26
4.2. Đặc điểm đa dạng sinh học chim ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 40
4.3. So sánh tính đa dạng khu hệ chim tại KBTTN Kẻ Gỗ với một số KBT và VQG khác. ... 42
4.4. Các loài chim lần đầu được ghi nhận tại KBTTN Kẻ Gỗ ... 43
4.5. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài chim ... 46
4.5.1. Sinh cảnh rừng tự nhiên ít bị tác động ... 46
4.5.2. Sinh cảnh rừng phục hồi. ... 47
4.5.3. Sinh cảnh rừng tre nứa. ... 48
4.5.4. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi. ... 49
4.5.5. Sinh cảnh rừng trồng. ... 49
4.5.6. Sinh cảnh hồ nước, khe suối. ... 50
4.6. Các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ ... 51
bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ ... 54
4.6.3. Những khu vực cư trú quan trọng của chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN Kẻ Gỗ ... 61
4.7. Các mối đe doạ đối với đa dạng sinh học KBTTN Kẻ Gỗ ... 65
4.7.1. Săn bắt động vật hoang dã ... 65
4.7.2. Khai thác gỗ trái phép ... 67
4.7.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức ... 68
4.7.4. Cháy rừng ... 69
4.7.5. Chăn thả gia súc ... 69
4.7.6. Khai thác cá và sinh vật thuỷ sinh trong khu bảo tồn ... 69
4.7.7. Phân hạng các mối đe doạ ... 70
4.7.8. Các điểm nóng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Kẻ Gỗ ... 70
4.8. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn chim ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 73
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ... 75
1. Kết luận ... 75
2. Tồn tại ... 75
3. Khuyến nghị ... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Chữ viết tăt Ý nghĩa
1 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
2 VQG Vườn quốc gia
3 MV Mẫu vật 4 PV Phỏng vấn 5 QS Quan sát 6 SC Sinh cảnh 7 TL Tài liệu 8 TT Thứ tự
TT Tên bảng Trang
4.1. Danh lục chim ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 27 4.2. Tỉ lệ các bậc phân loại của khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 41 4.3. So sánh tính đa dạng về thành phần loài chim giữa KBTTN Kẻ Gỗ với một số VQG và KBTTN khác ... 42 4.4. Các loài chim lần đầu được ghi nhận tại KBTTN Kẻ Gỗ ... 44 4.5. Danh lục chim ưu tiên bảo tồn ở KBTTN Kẻ Gỗ ... 52 4.6. Phân hạng các mối đe doạ đến đa dạng sinh học KBTTN Kẻ Gỗ ... 70
TT Tên hình Trang
2.1. Các tuyến điều tra chính tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ... 13
4.1. Cú mèo nhỏ (Otus sunia) ... 45
4.2. Đớp ruồi mugi (Ficedula mugimaki) ... 45
4.3. Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis) ... 45
4.4. Chích mày vàng (Phylloscopus inornatus) ... 45
4.5. Biểu đồ so sánh số loài chim ở 6 sinh cảnh ... 51
4.6. Lông Gà lôi trắng ... 55
4.7 Trứng Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) ... 55
4.8. Dò, lông đuôi của Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ghi nhận tại Mũi Tru, xã Cẩm Thịnh ... 56
4.9. Dò và lông cánh của Gà lôi hông tía (Lophura diardi)ghi nhận tại Mũi Tru, xã Cẩm Thịnh ... 56
4.10. Lông đuôi Trĩ sao (Rheinardia ocellata)tại xã Kỳ Thượng, huyệnh Kỳ Anh ... 59
4.11. Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malayanus) ... 60
4.12. Chích choè lửa (Copsychus malabaricus) mắc lưới tại Xe Cháy xã Cẩm Thinh huyện Cẩm Xuyên ... 61
4.13. Những khu vực cư trú quan trọng của chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN Kẻ Gỗ ... 66