Sinh cảnh rừng phục hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 48 - 49)

Đây là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác, tình trạng và cấu trúc rừng khá phức tạp. Các loài cây gỗ lớn chiếm ưu thế trước đây như Lim, Gụ, Sến, Vàng tâm...nay chỉ còn gặp rải rác. Tầng tán bị phá vỡ, tầng dưới không rõ ràng, dây leo phát triển mạnh, xen lẫn nhiều tre nứa, còn cây lá nón chiếm ưu thế ở tầng phủ mặt đất.

Có thể nói sinh cảnh này nằm ở vị trí trung gian giữa rừng cây gỗ và tre nứa. Nó hội tụ được các đặc điểm sinh thái của rừng tre nứa cũng như các đặc điểm sinh thái của rừng cây gỗ. Chính vì lẽ đó mà sinh cảnh này có thể được coi là dạng sinh cảnh lý tưởng cho nhiều loài chim đến cư trú và kiếm ăn.

Chúng tôi đã thống kê được ở sinh cảnh này có 111 loài chim, chiếm 78,28% tổng số loài chim phát hiện trong đợt điều tra. Kết quả này cho thấy, đây là dạng sinh cảnh có số loài chim nhiều nhất, tính đa dạng cao nhất trong số những sinh cảnh tại khu bảo tồn. Đây cũng là sinh cảnh có diện tích lớn nhất và có điều kiện sinh thái thích hợp với nhiều loài chim, điều đó tạo nên tính đa dạng và phong phú về thành phần, số lượng loài chim trong sinh cảnh.

Khi tiến hành điều tra ở dạng sinh cảnh này, chúng tôi cũng phát hiện nhiều dấu hiệu chứng tỏ sự tác động mạnh mẽ của con người như các hoạt động khai thác gỗ, củi, đặt các loại bẫy, chăn thả gia súc. Trên tuyến điều tra có thể bắt gặp rất nhiều vết kéo gỗ để lại trên nền đất và nhiều dấu chân của trâu, bò... Chính những hoạt động này đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm phân bố và mức độ phòng phú của tài nguyên chim rừng.

Vì vậy khi thiết lập các giải pháp bảo tồn, chúng ta cần quan tâm đặc biệt tới dạng sinh cảnh này. Cần phải có biện pháp hạn chế các tác động của con người, ảnh hưởng tới khu hệ chim của sinh cảnh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)