3. Khuyến nghị
4.6. Lông Gà lôi trắng
(Lophura nycthemera)
gần lán thợ săn tại Giếng Vuông, xã Cẩm Mỹ
Hình 4.7 Trứng Gà lôi trắng
(Lophura nycthemera)
ở khu vực khe Canh, xã Cẩm Thịnh
Như vậy: Gà lôi trắng còn trong KBTTN Kẻ Gỗ với số lượng hạn chế và hiện đang là một trong những loài chim hoang dã bị săn bắt mạnh. Khả năng bắt gặp Gà lôi trắng ở Rào môn là lớn nhất.
4.6.2.3.Gà lôi hông tía (Lophura diardi)
Đây là loài Gà lôi đặc hữu của Đông Dương và Thái Lan. Tại Việt Nam, loài này phân bố từ Bắc Trung Bộ đến Nam Bộ (Nguyễn Cử và các cộng sự, 2000).
Trong các đợt khảo sát tại KBTTN Kẻ Gỗ chúng tôi không quan sát được Gà lôi hông tía ngoài thực địa, tuy nhiên đã thu được mẫu lông cánh, lông đuôi và chân Gà lôi hông tía tại vùng rừng khu vực Mũi tru. Kết quả phỏng vấn cho thấy thỉnh thoảng người dân xã Kỳ Thượng và nhân viên bảo vệ rừng ở trạm Mũi tru, ở vọng gác Cát Bịn vẫn gặp Gà lôi hông tía trên đường mòn trong rừng.
Hình 4.8. Dò, lông đuôi của Gà lôi hông tía (Lophura diardi)
ghi nhận tại Mũi tru, xã Cẩm Thịnh
Hình 4.9. Dò và lông cánh của Gà lôi hông tía (Lophura diardi)
ghi nhận tại Mũi tru, xã Cẩm Thịnh
Như vậy, Gà lôi hông tía chắc chắn có trong KBTTN Kẻ Gỗ nhưng số lượng đã hạn chế và hiện đang là một trong những loài chim hoang dã bị săn bắt mạnh.
4.6.2.4.Gà lôi lam mào đen (Lophura imperalis)
Hiện nay, Gà lôi lam mào đen đã không được coi là một loài mà là con lai của Gà lôi trắng và Gà lôi lam Hà Tĩnh (Hennache et al, 2003). Do vậy chúng tôi không đánh giá hiện trạng của loài này trong phạm vi KBTTN Kẻ Gỗ.
4.6.2.5.Gà lôi lam hà tĩnh (Lophura hatinhensis)
Gà lôi lam hà tĩnh là loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện đầu tiên năm 1964 ở vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Các nghiên cứu tiếp theo vào năm 1988, 1989, 1990, 1992 đã ghi nhận được loài ở vùng rừng Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Năm 1994, ghi nhận được 10 cá thể ở các lứa tuổi khác nhau tại vùng Kỳ Thượng - Kỳ Anh và vùng giáp ranh giữa Kỳ Anh - Hà Tĩnh và Tuyên Hoá- Quảng Bình (Nguyen Cu et al. 1992 ; Lambert et al. 1995).
Trong các đợt khảo sát tại KBTTN Kẻ Gỗ chúng tôi không ghi nhận được Gà lôi lam Hà Tĩnh ngoài thực địa cũng như các mẫu vật săn bắt và lưu trữ. Kết quả phỏng vấn cho thấy chỉ một số thợ săn xã Kỳ Thượng và nhân viên bảo vệ rừng khẳng định Gà lôi lam Hà Tĩnh và Gà lôi lam mào đen còn tồn tại trong KBTTN Kẻ Gỗ, cụ thể:
Tháng 7 năm 2010, ông Dương Văn Cương (xóm 7, xã Kỳ Thượng) bắt gặp 1 cá thể Gà lôi lam mào đen ở vùng rừng Khe Choang (giáp ranh 3 xã: Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn và Kỳ Thượng). Mặc dù người dân ghi nhận đó là Gà lôi lam mào đen không phải Gà lôi lam Hà Tĩnh, tuy nhiên nếu chắc chắn đó là cá thể Gà lôi lam mào đen thì phải có bố hoặc mẹ là Gà lôi lam Hà Tĩnh. Tháng 5 năm 2009, Ông Nguyễn Quang Hành (nhân viên bảo vệ rừng) gặp 3 cá thể Gà lôi lam Hà Tĩnh ở vùng rừng gần trạm Mũi tru, bên kia Rào Cái.
Ngày 28/11/2010: Ông Nguyễn Văn Sơn (kiểm lâm viên) gặp 2 cá thể Gà lôi lam Hà Tĩnh (1 trống, 1mái) tại khu vực gần Đội 6 (mốc 53-57).
Như vậy, Gà lôi lam Hà Tĩnh chắc chắn có trong KBTTN Kẻ Gỗ nhưng số lượng còn rất ít, không dễ để bắt gặp được chúng.
4.6.2.6.Gà so ngực gụ (Abrophoni charltonii)
Phân loài Arborophila charltoni tonkinensis chỉ được ghi nhận ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007). Các phân loài phân bố ở một số nước Đông Nam Á khác đã gần như bị tuyệt chủng.
Trong các đợt điều tra chúng tôi đã bắt gặp và ghi nhận tiếng kêu của khoảng 12 cá thể Gà so ngực gụ ở các khu vực: Xe cháy, Giếng vuông, Rào Môn, khe Dơi, khe Canh, khe Bổ sọt, Cát Bịn và Rào Bội.
Như vậy, Gà so ngực gụ có trong KBTTN Kẻ Gỗ với số lượng tương đối nhiều và khả năng bắt gặp Gà so ngực gụ cao nhất ở khe Bổ sọt và Rào Bội.
4.6.2.7.Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum)
Tại tỉnh Hà Tĩnh, chỉ ghi nhận phân loài Polyplectron bicalcaratum ghigii. Gà tiền mặt vàng rất dễ phát hiện qua tiếng kêu đặc trưng “kong cói”. Trong các đợt khảo sát chúng tôi đã ghi nhận tiếng kêu của 6 cá thể Gà tiền mặt vàng tại 4 khu vực: Giếng vuông, Rào Môn, khe Canh và Eo Giang - Rào Cội. Kết quả phỏng vấn cho thấy khó bắt gặp Gà tiền mặt vàng khi đi rừng, sử dụng bẫy chủ yếu bắt được Gà lôi trắng. Tuy nhiên, tiếng kêu của con đực vào mùa sinh sản có thể dễ dàng được nghe thấy.
Như vậy, Gà tiền mặt vàng chắc chắn có trong KBTTN Kẻ Gỗ nhưng với số lượng hạn chế. Khả năng bắt gặp Gà tiền mặt vàng ở Giếng vuông và Eo giang - Rào Cội là lớn nhất (hiệu suất tìm kiếm loài tại hai khu vực này đều là 0,16 cá thể/giờ).
4.6.2.8.Trĩ sao (Rheinardia ocellata)
Tại Việt Nam, Trĩ sao phân bố từ Nghệ An đến Lâm Đồng (Robson, 2005). Đây là một trong số những loài chim có kích thước lớn và bộ lông đẹp nên chúng thường là đối tượng săn bắn ưa thích của thợ săn. Trĩ sao Rất dễ được phát hiện qua tiếng kêu đặc trưng “hùa huối” và lông đuôi thường rụng lại trên các dông núi có nhiều thảm mục (lông màu nâu thẫm với nhiều chấm
trắng, chấm nâu và giữa các chấm nâu là chấm đen). Như vậy, KBTTN Kẻ Gỗ nằm trong vùng phân bố của loài Trĩ sao và nếu loài này có tồn tại trong khu vực thì nhiều khả năng có mẫu vật trong dân bản.
Tại KBTTN Kẻ Gỗ, ghi nhận gần đây nhất về Trĩ sao ở ngoài thực địa là năm 1995 (Lê Trọng Trải và các cộng sự, 1996). Trong các đợt khảo sát chúng tôi chỉ ghi nhận được 1 mẫu lông đuôi Trĩ sao ở nhà người dân xã Kỳ Thượng (thu mẫu từ năm 2000), không phát hiện loài cũng như dấu vết của loài ngoài thực địa. Kết quả phỏng vấn cho thấy khu vực Giếng vuông còn khoảng 3-4 cá thể.
Hình 4.10. Lông đuôi Trĩ sao (Rheinardia ocellata)
tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh
Như vậy, Trĩ sao chắc chắn có trong KBTTN Kẻ Gỗ nhưng số lượng còn rất ít, khả năng bắt gặp loài ngoài thực địa thấp.
4.6.2.9. Các loài thuộc họ Hồng hoàng: Hồng Hoàng (Buceros bicornis), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus), Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malayanus)
Trong các đợt khảo sát chúng tôi đã ghi nhận 4 cá thể Cao cát bụng trắng tại khu vực Vườn ươm và khu vực Rào Len. Kết quả phỏng vấn cho thấy có thể bắt gặp Hồng hoàng, Niệc nâu, Niệc mỏ vằn và Cao cát bụng
trắng khi đi rừng, đặc biệt dễ gặp chúng ở vùng rừng có nhiều cây gỗ lớn như: Rào Len, Rào Bưởi, mốc Tám Lớ, đỉnh Bạc Tóc.
Hình 4.11. Cao cát bụng trắng (Anthracoceros malayanus) tại Vườn ươm, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên tại Vườn ươm, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên
Như vậy Hồng hoàng, Niệc nâu, Niệc mỏ vằn, Cao cát bụng trắng chắc chắn có trong KBTTN Kẻ Gỗ nhưng số lượng hạn chế. Khả năng bắt gặp Cao cát bụng trắng cao hơn Hồng hoàng, Niệc nâu và Niệc mỏ vằn (hiệu suất tìm kiếm Cao cát bụng trắng cao nhất tại Rào Len: 0,22 cá thể/giờ).
4.6.2.10. Chích choè lửa (Copsychus malabaricus)
Chích chòe lửa không được liệt kê trong Sách Đỏ IUCN cũng như Sách Đỏ Việt Nam, tuy nhiên loài lại có tên trong nhóm IIB của Nghị định 32/NĐ- CP do tình trạng buôn bán loài này cho mục đích làm cảnh.
Trong các đợt khảo sát tại KBTTN Kẻ Gỗ, chúng tôi đã 42 lần quan sát và ghi nhận tiếng hót của Chích choè lửa ở các khu vực: Xe Cháy, Giếng Vuông, Rào Môn, Rào Cái, khe Bổ sọt, Rào Choang và Cát Bịn. Ngoài ra, 4 cá thể Chích chòe lửa cũng bị bắt bằng lưới mờ.
Hình 4.12. Chích choè lửa (Copsychus malabaricus) mắc lưới tại Xe cháy, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên
Như vậy Chích chòe lửa vẫn còn tương đối phong phú trong KBTTN Kẻ Gỗ. Tần suất bắt gặp loài Chích choè lửa cao nhất là ở khu vực Giếng vuông (0,42 cá thể/giờ).
4.6.2.11. Các loài chim thuộc họ Khướu (Timaliidae) và họ Sáo (Sturnidae)
Tại KBTTN Kẻ Gỗ có 5 loài chim thuộc họ Khướu và 3 loài chim thuộc họ Sáo nằm trong danh sách sách các loài ưu tiên bảo tồn. Đây là những loài thường bị người dân địa phương săn bắt làm động vật cảnh và Yểng là loài có tên trong nhóm IIB của Nghị định 32/NĐ-CP.
Ngoài Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui) và Yểng (Gracula religiosa) không bắt gặp trực tiếp loài cũng như dấu hiệu của chúng ngoài thực địa, các loài còn lại chúng tôi đều ghi nhận được ngoài thực địa, có mẫu vật trong cộng đồng cũng như bẫy bắt được bằng lưới mờ.
Nói chung trừ Khướu mỏ dài và Yểng, 6 loài chim còn lại đều có số lượng rất phong phú trong KBTTN Kẻ Gỗ.
4.6.3. Những khu vực cư trú quan trọng của các loài chim ưu tiên bảo tồn trong KBTTN Kẻ Gỗ
Cùng với kết quả phỏng vấn thợ săn địa phương và cán bộ khu bảo tồn chúng tôi thấy rằng các loài chim thuộc họ Khướu, họ Sáo, loài Chích choè
lửa và loài Gà so ngực gụ còn tương đối nhiều và dễ dàng gặp được chúng ở nhiều khu vực khác nhau trong KBTTN Kẻ Gỗ. Các loài chim thuộc họ Hồng hoàng sống ở rừng giàu, rừng ổn định thường phân bố ở các khu vực Mốc Len, Mốc Bưởi, Mốc Tám Lớ, đỉnh Bạc Tóc. Gà tiền mặt vàng, Trĩ sao sống ở các khu rừng giàu, rừng ổn định, rừng gỗ pha tre nứa trong thung lũng, ít gặp chúng trên dông núi. Các loài Gà lôi sống ở các sinh cảnh rừng giàu, rừng phục hồi có địa hình bằng phẳng, độ cao nhỏ hơn 300m, đôi khi gặp chúng kiếm ăn ở trảng cây bụi và rừng trồng. Tuy nhiên, sinh cảnh sống ưa thích của Gà lôi là các khu rừng có nhiều thảm mục và tầng cây bụi phổ biến là các loài trong họ Cau dừa, đặc biệt loài Lá nón phát triển nhiều.
Tại KBTTN Kẻ Gỗ, vùng phía Tây Nam của khu bảo tồn thuộc thượng nguồn lưu vực hồ Kẻ Gỗ và thượng nguồn khe Canh có đặc điểm sinh cảnh phù hợp hơn cả cho nhóm Gà lôi sinh sống. Đó là các khu vực: Mũi tru, Rào Môn, Giếng vuông, khe Dơi, khe Canh, Cát Bịn, khe Bổ sọt, Rào Trổ và khe Choang. Do đặc tính sinh thái của các loài Gà lôi là kiếm ăn và di chuyển trên mặt đất cho nên chúng dễ bị các loài thú khác ăn thịt và đặc biệt là sự săn lùng của con người. Do đó, các khu vực ít có sự tác động của người dân địa phương (thường gần các trạm bảo vệ rừng hoặc xa khu dân cư) và mật độ quần thể thú ăn thịt thấp sẽ thu hút các loài Gà lôi đến cư trú.
Trừ các loài chim trong bộ Gà kiếm ăn và di chuyển trên mặt đất, các nhóm chim còn lại đều có khả năng bay lượn tốt và chúng lại không phải là đối tượng săn bắt chính của người dân địa phương. Do đó, theo chúng tôi yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự phân bố của các loài chim này chính là đặc điểm sinh cảnh sống.
* Khu vực Rào Cái - Mũi tru
- Toạ độ từ 552499/2004019 đến 555636/2003082. Bao gồm một phần diện tích của tiểu khu 336A và toàn bộ tiểu khu 336B thuộc địa phận xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên.
Thảm thực vật chính ở đây là rừng phục hồi. Ngoài ra có trảng cây bụi, rừng trồng keo lá tràm cấp tuổi I và sinh cảnh thuỷ vực.
- Địa hình dạng thung lũng bằng phẳng, bị phân cắt bởi Rào Cái và nhiều khe nước nhỏ. Độ cao biến động từ 10-50m.
- Các tác động của con người ở khu vực này chủ yếu là: Chăn thả gia súc, đánh bắt cá. Có hoạt động khai thác song mây nhưng ở mức độ thấp.
b) Lý do lựa chọn:
- Là nơi phân bố của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn. Tiêu biểu là: Gà so ngực gụ, Gà lôi hà tĩnh, Bói cá lớn, Cú vọ lưng nâu. Lông và chân của Gà lôi hông tía được tìm thấy duy nhất ở khu vực này.
- Mũi Tru có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài chim thuộc bộ Gà, đặc biệt nhóm Gà lôi, bởi vì khu vực này có địa hình bằng phẳng, độ cao nhỏ hơn 300m, rừng phục hồi có nhiều thảm mục với tầng cây bụi phổ biến là các loài trong họ Cau dừa. Ngoài ra, mũi Tru còn là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với chim ưu tiên bảo tồn và sinh cảnh sống của chúng do gần trạm bảo vệ rừng số 3 (Trạm Mũi tru).
* Khu vực: Rào môn - Giếng vuông
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh:
- Toạ độ từ 549363/2003907 đến 548895/2000262. Bao gồm toàn bộ diện tích của tiểu khu 338 và một phần diện tích tiểu khu 365 thuộc địa phận xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên).
- Thảm thực vật chính ở đây là: Rừng giàu, rừng trung bình. Ngoài ra có trảng cây bụi và rừng phục hồi.
- Địa hình núi đất, dốc thoải về phía Bắc. Độ cao biến động từ 50- 200m.
- Các tác động của con người ở khu vực này là khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Gỗ khai thác được vận chuyển ra ngoài bằng trâu và xe máy.
b) Lý do lựa chọn:
- Là nơi phân bố ổn định của quần thể loài Gà tiền mặt vàng và quần thể loài Gà lôi trắng.
- Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn, đặc biệt nhóm Gà lôi.
* Khu vực: khe Canh - đỉnh Bạc Tóc
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh:
- Toạ độ từ 552886/2000475 đến 552988/1996810. Bao gồm phần diện tích giáp ranh giữa 2 tiểu khu: 360A và 363 thuộc địa phận xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên).
- Thảm thực vật chính ở đây là rừng giàu, rừng trung bình. Ở địa hình thấp hơn là rừng phục hồi.
- Địa hình dạng “thung lũng núi đất”. Độ cao biến động từ 100-450m. Khu vực có nhiều khe suối nhỏ tập trung đổ nước về khe Canh và hoà vào lưu vực Chín Xai - Cát Bịn.
- Các tác động của con người ở khu vực này là: khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã, tuy nhiên ở mức độ thấp.
b) Lý do lựa chọn:
- Là nơi phân bố tập trung của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn. Tiêu biểu là: Gà so ngực gụ, Gà tiền mặt vàng, Gà lôi trắng,...
- Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với chim ưu tiên bảo tồn và sinh cảnh sống của chúng: do xa khu dân cư
- Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn, đặc biệt nhóm Gà lôi.
* Khu vực: Eo giang - Rào Len
a) Vị trí và đặc điểm sinh cảnh:
- Toạ độ từ 542591/2007308 đến 541390/2004905. Đây là khu vực giáp ranh giữa xã Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên) và xã Hương Trạch (huyện Hương Khê) thuộc địa phận của tiểu khu 327 và một phần tiểu khu 333.
- Thảm thực vật chính ở đây là rừng phục hồi. Ngoài ra có rừng ổn định phân bố ở giông núi; trảng cây bụi và rừng trồng ở địa hình thấp hơn.
- Địa hình dạng “thung lũng núi đấi”. Độ dốc thoải về phía Đông Bắc. Độ cao biến động từ 50-450m.
- Các tác động của con người ở khu vực này là chăn thả gia súc và săn bắt động vật hoang dã.
b) Lý do lựa chọn:
- Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn như các loài chim thuộc họ Hồng hoàng, các loài thuộc bộ Gà. - Là nơi phân bố tập trung của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn. Tiêu biểu là Cao cát bụng trắng, Gà tiền mặt vàng.
- Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với chim ưu tiên bảo tồn và sinh