Các loài chim lần đầu được ghi nhận tại KBTTN Kẻ Gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 44 - 47)

Kết quả điều tra đã ghi nhận 28 loài chim mới cho KBTTN Kẻ Gỗ. Tất cả các loài này được ghi nhận qua 2 nguồn thông tin là “quan sát” và “mẫu vật”, do vậy độ tin cậy là rất cao. Danh sách các loài chim này ở bảng sau:

Bảng 4.4. Các loài chim lần đầu được ghi nhận tại KBTTN Kẻ Gỗ

TT Tên phổ thông Tên khoa học Nguồn thông tin

1 Cò ruồi Bubulcus ibis QS

2 Vạc rừng Gorsachius melanolophus PV

3 Vịt trời Anas poecilorhyncha QS, PV

4 Cắt lưng xám Falco clumbarius QS

5 Gà so Bambusicola fytchii QS

6 Cú mèo nhỏ Otus sunia MV

7 Hù Strix leptogrammica MV

8 Thầy chùa lớn Megalaima virens QS

9 Chim manh lưng xám Anthus rubescens QS

10 Oanh đuôi trắng Myiomela leucura QS

12 Lách tách vành mắt Alcippe peracencis QS

13 Lách tách đầu xám Alcippe morrisonia QS, MV

14 Chuối tiêu họng đốm Pellormeum albiventre QS

15 Khướu mỏ dẹt đuôi ngắn Paradoxornis davidianus QS

16 Khướu mào khoang cổ Yahina castanicepa QS

17 Khướu bụi đầu đỏ Stachis ruficeps QS

18 Khướu mun Garrulax chinensis lugens QS, NT

19 Chích ngực hung Cettia diphone QS

20 Chích mày vàng Phylloscopus inornatus QS, MV

21 Đớp ruồi mugi Ficedula mugimaki QS, MV

22 Đớp ruồi seberi Muscicapa sibica QS

23 Đớp ruồi đầu xám Culicicapa ceylonensis QS, NT

24 Rẻ quạt họng trắng Rhipidura albicollis QS, MV

25 Hút mật họng vàng Aethopyga gouldiea QS

26 Sẻ đồng đầu xám Emberiza fucata QS

27 Chèo bẻo cờ đuôi bằng Dicrurus remifer QS

28 Giẻ cùi Urocissa erythrorhyncha QS, NT

Có 12 loài mới phát hiện tại KBTTN Kẻ Gỗ mà chưa từng được ghi nhận ở vùng Bắc Trung Bộ (Robson, 2005). Đó là các loài: Cắt lưng xám, Gà so, Thầy chùa lớn, Chim manh lưng xám, Oanh đuôi trắng, Lách tách đầu xám, Khướu mào khoang cổ, Khướu mun, Đớp ruồi mugi, Đớp ruồi seberi, Hút mật họng vàng và Sẻ đồng đầu xám. Tuy nhiên các loài này đều đã được ghi nhận tại các vùng địa lý sinh học lân cận như: Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ.

Như vậy kết quả điều tra đã bổ xung thông tin về đặc điểm phân bố ở Việt Nam cho 12 loài chim này. Có một số loài chim trong nhóm mới phát hiện này cũng đã được ghi nhận tại một số khu vực khác của vùng Bắc Trung Bộ (Lê Trọng Trải et al. 2001; Hoàng Ngọc Thảo và Nguyễn Cử, 2009). Do đó sự có mặt của các loài này tại khu vực Bắc Trung Bộ, cụ thể là tại KBTTN Kẻ Gỗ là hoàn toàn hợp lý.

Hình 4.1. Cú mèo nhỏ (Otus sunia)

Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Xe cháy, xã Cẩm Thịnh

Hình 4.2. Đớp ruồi mugi (Ficedula mugimaki) Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Vườn ươm, xã Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Vườn ươm, xã

Cẩm Mỹ

Hình 4.3.Rẻ quạt họng trắng (Rhipidura albicollis) Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Trạm BVR 2, xã Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Trạm BVR 2, xã

Cẩm Mỹ

Hình 4.4.Chích mày vàng (Phylloscopus inornatus) Loài mới cho KBT, ghi nhận tại Trạm BVR 2, xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên kẻ gỗ hà tĩnh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)