- Thuật toán xử lý: Sử dụng luật kết hợp, hàm hồi quy với các tham số
ràng buộc đã phân tích ở trên.
Với số lượng 10 tiêu chí đánh giá của mỗi 21 công chức cán bộ mô hình hồi huy có dạng Y=a1x1+a2x2 + … + anxn+b có thể thay vào công thức như sau
Y = (0.009X1)+(0.032X2)+(0.032X3)+(0.073X4)+(-0.177X5)+(0.136X6)+(0.160X7) +(0.652X8)+(0.180X9) +(0.027X10)+(-0.31)
- Kết quả xử lý: Tập các luật; các hàm mô tả.
Đánh giá mô hình trên
Với dữ liệu gốc ban đầu đã có chương tình phần mềm đề tài phát triển để giúp phát hiện sự tác động của các tiêu chí. Với những tiêu chí khác nhau sẽ có sự tác động khác nhau, phần tiếp theo của luận văn sẽ phân tích cụ thế sự tác động như sau:
- Theo kết quả của Bảng 3.8 với 10 biến số cho phép cải thiện có ý nghĩa giá trị R Square 0.922 so với dự báo ngẫu nhiên. Mô hình cho phép giải thích 84.3% biến thiên của Y trong quần thể chung và 92.2 % trong quần thể khảo sát (21 công chức).
- Y là hiệu quả làm việc giá trị của Y thuộc với x khi nào x thay đổi Y sẽ thay đổi. - Theo mô hình trên các giá trị của x được đánh giá như sau:
1. Sự thay đổi của chính trị tư tưởng có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy chính trị tử tưởng lên 0.09 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
2. Sự thay đổi của đạo đức có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy đạo đức lên 0.032 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
3. Sự thay đổi của tầm nhìn có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy tầm nhìn lên 0.032 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
4. Sự thay đổi của xác định chính sách, chiến lược và hoạch định có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy xác định chính sách, chiến lược và hoạch định lên 0.073 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
5. Sự thay đổi của sự sáng tạo quản lý công việc có tác động ngược chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy sự sáng tạo quản lý công việc lên -0.177 thì hiệu quả công việc sẽ giảm đi 1 lần.
6. Sự thay đổi của kiến thức và khả năng chuyên môn có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy kiến thức và khả năng chuyên môn lên 0.136 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
7. Sự thay đổi của khả năng quyết định có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy khả năng quyết định lên 0.160 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
8. Sự thay đổi của sự tin tưởng có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy sự tin tưởng lên 0.652 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
9. Sự thay đổi của trung thực với nghề nghiệp có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy trung thực với nghề nghiệp lên 0.180 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
10. Sự thay đổi của việc lắng nghe ý kiến của người khác có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc. Cứ ấy việc lắng nghe ý kiến của người khác lên 0.027 lần thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên 1 lần.
Bảng quyết định là công cụ xây dựng để khảo sát và nhấn mạnh sự đúng đắn và hiểu biết về tình trạng công việc và hướng phát triển công chức cán bộ. Căn cứ với kết quả đánh giá 21 công chức với 10 tiêu chí cho thấy tiêu chí thứ 8 sự tin tưởng có tác động thuận chiều với hiệu quả làm việc nhiều nhất bằng 0.652 có nghĩa là khi nào sự tin tưởng của công chức tăng lên thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên bởi vì trong thực tế công việc của công chức phải tin tưởng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tổ chức hết lòng; có thể nói rằng không có nhà lãnh đạo nào có thể thành công nếu không có sự tin tưởng từ công chức và theo lý thuyết của Mishra (Mishra, 1996) đã đưa ra ý nghĩa của sự tin tưởng rằng sự tin tưởng có tác động với nhân viên và tổ chức trong hiện tại và tương lai, nó làm cho nhân viên có động lực trong công việc.
Bên cạnh sự tác động thuận chiều của tiêu chí thứ 8 còn có một tiêu chí có tác động ngược chiều đó là tiêu chí thứ 5 sự sáng tạo quản lý công việc có tác động ngược chiều với hiệu quả làm việc có nghĩa là khi nào sự sáng tạo quản lý công việc lên -0.177 thì hiệu quả công việc sẽ giảm đi 1 lần. Do với công việc tại Cục là việc quản lý nguồn nhân lực; việc này là việc quay vòng làm theo các luật, quy định và kế hoạch không như việc thiết kế thì mới đòi hỏi người có khả năng sáng tạo và công việc thuộc với cấp lãnh đạo là chính.
- Đánh giá các luật và đề xuất giải pháp.
Mặc dù việc đánh giá hiệu quả làm việc không đóng góp trực tiếp vào việc phát triển kỹ năng. Nhưng đây là tiêu chí rất quan trọng nhằm thúc đẩy nhân viên phát triển công việc của mình. Ngoài việc chỉ báo tổ chức nên cải tiến cài gì?. Nhân viên nên cải thiện như thế nào? Hoặc bộ phận nhân sự nên cung cấp những kỹ năng gì cho mỗi nhân viên?. Một khía cạnh quan trọng khác của đánh giá hiệu quả công việc là nó là một chỉ số đánh giá sự thành công của công việc.
Qua quá trình đánh giá cho biết giao việc là một vấn đề rất quan trọng một số công chức có kiến thức nhưng mà chưa có kinh nghiệm hay được giao việc không phù hợp với khả năng của họ sẽ làm cho khả năng quyết định và kết quả công việc giảm đi. Điều quan trọng hơn nữa ngoài kiến thức và khả năng chuyên môn công chức phải
thực hiện được tầm nhình biết rõ, biết được sự phát triển của công việc và sự thay đổi của xã hội; có thể xác định được chính sách và phải có sự sáng tạo công việc. Tất cả đều có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc đặc biệt là việc thăng chức, xét thưởng và thậm chí sa thải cá nhân nhân viên. Do vậy, tác giả xin đưa ra các giải pháp giúp cơ quan vận dụng mô hình trên một cách có hiệu quả như sau:
1)Về chính trị tư tưởng: Cán bộ công chức nào cũng phải luôn luôn nâng cao chính trị tư tưởng, đôi với việc ban hành Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều văn bản quan trọng về giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên đã được Đảng NDCM Lào ban hành như nâng cao kiến thức về Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Nghị quyết về Công tác tư tưởng và lý luận trong tình hình mới; Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu mới; về bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Kaysone PHOMVIHAN, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các nghị quyết về xây dựng Đảng; Quy định về chế độ cập nhật kiến thức đối với cán bộ, đảng viên, môn lý luận chính trị trong hệ thống quản lý công chức.
2)Về đạo đức: Trước hết cần phải nghiên cứu nền tảng lý luận, cơ sở triết học về các giá trị đạo đức, đạo đức xã hội làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết về đạo đức xã hội mới, về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp theo cần đề cao vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ. Hơn nữa cần đề cao vai trò nêu gương của người lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức. Giáo dục công chức bằng hình thức nêu gương, tôn vinh những giá trị tốt đẹp, công chức có trách nhiệm, tận tâm, nhanh chóng, hiệu quả, nhất là những tấm gương “cần-kiệm- liêm-chính; chí công vô tư” trong thực thi công vụ và cuối cùng phải chú trọng, khuyến khích việc tự đào tạo, tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trong một xã hội học tập và nền kinh tế tri thức.
3)Về tầm nhình: Jody Williams, người nhận giải Nobel Hòa bình nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa một người bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân trong mối tương quan với cuộc đời. Có niềm tin vào chính mình, bạn có thể vượt qua bất cứ trở ngại nào trong cuộc sống. Tầm nhìn hạn chế luôn dẫn dắt con người đến câu trả lời “không thể”. Đối vói việc này thứ nhất phải nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của tầm nhìn và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng xây dựng tầm nhìn trong thời kỳ mới. Tiếp theo phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, tổ chức học tập nhằm nâng cao năng lực tư duy, nhất là tư duy hệ thống, trên cơ sở đó nâng cao khả năng xây dựng tầm nhìn cho người lãnh đạo và quản lý. Xây dựng văn hóa tổ chức, tạo sự đồng thuận, gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức, từ cấp lãnh đạo tới nhân viên, để mọi người đều có tiếng nói, phát huy ý tưởng, sáng kiến trong xây dựng tầm nhìn, để tầm nhìn thực sự là trí tuệ tập thể, là nguồn cảm hứng để vượt qua khó khăn, thách thức, đưa tổ chức phát triển lên tầm cao mới và cuối cùng công chức phải quán triệt đường lối xây dựng đất nước của Đảng, đặt tầm nhìn, mục tiêu phát triển và có cơ chế cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình của công việc cả những thuận lợi và khó khăn, thách thức để người lãnh đạo, quản lý có cái nhìn đa chiều, thấy được bức tranh tổng thể của hội nhập và phát triển, từ đó rèn luyện tư duy hệ thống.
4)Về việc xách định chính sách, chiến lực và hoạch định: Việc này là một việc rất quan trọng để biết đến phạm vi, vi trí công việc của Bộ. Với tổ chức phải nâng cao nhận thức của cán bộ công chức về chính sách và chiến lực của Bộ bằng cách đào tạo tập huấn, truyền chính sách sang chiến lực và hoạch định từng 1 năm, 5 năm và chiến lực 10 năm của Bộ. Còn công chức phải thực hiện công việc hợp lí với hoạch định chung của Bộ.
5)Sự sáng tạo: Theo nhà tâm lý học nhận thức Robert J. Sternberg, sự sáng tạo có thể được hiểu theo nghĩa rộng là “quá trình tạo ra điều gì vừa mang tính nguyên bản vừa đem lại giá trị”. Sáng tạo nhìn chung là việc tìm ra những cách thức mới trong giải quyết vấn đề cũng như việc tiếp cận các tình huống thường gặp theo những góc nhìn hoàn toàn mới. Vì vậy trước hết công chức cần phải cam kết phát triển khả năng sáng tạo của bản thân điều đầu tiên cần làm là tận tâm hết mình để phát triển khả năng sáng tạo. Quá trình đó đòi hỏi ở bạn sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ở đây không có chỗ cho sự trì hoãn. Lập mục tiêu và lên danh sách những người có thể hỗ trợ, đồng thời dành thời gian mỗi ngày để phát triển các kỹ năng và tiếp theo là xây dựng sự tự tin tâm lý hoài nghi khả năng của bản thân là rào cản lớn ngăn chặn bạn phát triển óc sáng tạo, vì vậy xây dựng sự tự tin là điều vô cùng cần thiết để làm nền tảng cho việc dấn thân vào
con đường theo đuổi sự sáng tạo. Điều quan trọng hơn nữa về công việc sáng tạo của công chức cán bộ phải quan tâm đến phạm vi và quy định của tổ chức.
6)Kiến thức và khả năng chuyên môn: Phải được công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo năng lực vì năng lực là khả năng của một cá nhân có thể đáp ứng hoặc vượt mức các yêu cầu của một vị trí công việc nhằm đạt được kết quả công việc mong muốn trong điều kiện nhất định của tổ chức. Đó là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ có ảnh hưởng đến phần lớn các công việc của một cá nhân và có mối liên quan trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc; nó được đo bằng các tiêu chuẩn và được cải thiện thông qua đào tạo và phát triển và lấy năng lực làm trọng tâm.
7)khả năng quyết định: Công chức có khả năng quyết định là công chức có vị trí lãnh đạo; với việc tự chủ trong các quyết định để chỉ đạo và hướng dẫn mọi thứ đi theo đúng kế hoạch đã định là một kỹ năng rất quan trọng. Về việc này thứ nhất công chức phải biết rõ về tính trạng thực tế của công việc mình trách nhiệm, biết rõ các pháp luật, quy định của tổ chức. Thứ hai công chức phải biết nhận diện, phân tích vấn đề rõ rang để bổ sung các thông tin trước khi quyết định bằng cách khách quan. Cuối cùng cần nhắc các mục tiêu công việc nếu quyết định bạn đưa ra là một giải pháp tức thời, thì hãy cân nhắc xem tính hữu dụng của nó có thể kéo dài bao lâu, nếu đó chưa phải là một giải pháp dài hơi thì bạn nên cân nhắc, vì đó chưa phải là giải pháp tốt nhất. Việc quyết định là một việc mà cần phải được thực hành liên tục, việc có được những quyết định đúng đắn sẽ mang lại nhiều thành tựu cao trong công việc.
8)Sự tin tưởng: Đối với tổ chức phải làm cho công chức cảm thấy ổn khi làm việc tại cơ quan bằng cách tạo cơ hội để phát triển khả năng của họ, hỗ trị giúp đỡ họ và tạo môi trường cơ quan công bằng. Đối với công chức; công chức phải tin tưởng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tổ chức hết lòng và trong môi trường công sở, ai cũng muốn được cấp trên tin tưởng và trọng dụng. Tuy nhiên, để trở thành một công chức được quý mến không đồng nghĩa với việc phải nịnh bợ để lấy lòng sếp mà là tìm cách để có được sự tin cậy của sếp. Vì vậy công chức phải làm tốt công việc có trách nhiệm và chủ động trong công việc được giao. Chịu khó học hỏi từ mọi người xung quanh, bỏ qua sự tự ái của bản thân, không dấu dốt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, đương đầu với thử thách. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất không chừng sẽ có ích cho sự nghiệp mình.
9)Trung thực với nghề nghiệp: Theo Samuel Johnson cho biết: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”. Vậy công chức phải nâng cao kiến thức thực hiện công việc đúng đắn và phù hợp với đạo đức công chức và không lợi dụng nghiệp vụ của mình với việc không hợp lí.
10) Việc lắng nghe ý kiến của người khác: Thứ nhất công chức phải học cách tư duy và tìm hiểu ẩn ý có những lúc điều người đối diện thực sự muốn gửi đến bạn không phải là những gì họ nói với bạn. Bạn phải thật sự tinh ý để nắm bắt những thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải hơn là chỉ lắng nghe quan điểm của họ. Hãy chủ động đặt câu hỏi nếu không chắc về những điều được trình bày. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, bạn cần phải rèn luyện và trau dồi khả năng tư duy và tìm hiểu ẩn ý của bản thân.
Thứ hai tôn trọng quan điểm của người khác. Đây là kỹ năng bạn cần rèn luyện