Tình hình phát dịch sâu hại thông trên địa bàn tỉnh nghệ an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại thông nhựa tại ban quản lý rừng phòng hộ yên thành, nghệ an​ (Trang 27 - 30)

Trong những năm gần đây sâu róm thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn biến khá phức tạp. Hàng năm đã thiêu trụi hàng trăm ha gây thiệt hại lớn cho người trồng và các đơn vị lâm nghiệp, cụ thể:

Năm 2015, dịch sâu róm thông xuất hiện sớm ở vùng rừng thông thuộc xã Nghi Yên (Nghi Lộc). Bắt đầu từ các cánh rừng thuộc Khoảnh 2, Tiểu khu 961, sau đó lan sang các cánh rừng thuộc vùng Vi Ba đổ ra Quốc lộ 1 cũng như các cánh rừng Động Chòi, Rú Sắt, Khe Chanh, Rú Nho với mật độ 150 con/cây. Đến thời điểm này, xã Nghi Yên có hơn 600 ha rừng thông bị nhiễm, trong đó có 30 ha thuộc diện nhiễm cá biệt với mật độ trên 250 con/cây, 594 ha nhiễm nặng với mật độ trên 150 con/cây. Ngoài xã Nghi Yên, Nghi Tiến, dịch sâu róm đã lan rộng sang các xã Nghi Hưng (184 ha), Nghi Đồng (gần 200 ha), Nghi Quang (28 ha), Nghi Lâm (28 ha), Nghi Văn (114 ha),… Hiện nay, sâu róm thông đang sinh trưởng và phát triển ở thế hệ thứ 4, toàn huyện

trong tỉnh Nghệ An xuất hiện sâu róm gây hại. Tại rừng thông ở huyện Nghi Lộc, có nơi, sâu róm xuất hiện với mật độ lên đến 150 con/cây; còn tại huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, có nơi sâu róm xuất hiện 100 - 200 con/cây... Chỉ riêng huyện Nghi Lộc có trên 420 ha thông bị sâu róm gây hại.

Tại khu vực các xã Xuân Thành, Đồng Thành (Yên Thành) trước Tết Nguyên đán đã phát hiện dịch sâu róm với mật độ từ 8 - 20 con/cây, diện tích khoảng trên 100 ha bị nhiễm nhẹ. Đầu tháng 2/2015, Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành đã tập trung triển khai kế hoạch chỉ đạo, bố trí lực lượng kỹ thuật, huy động tổ bảo vệ rừng điều tra nắm rõ tình hình, kịp thời khoanh vùng ổ dịch để phun phòng trừ. Ban đã chủ động trích kinh phí trên 50 triệu đồng mua thuốc Bôbêrin, chuẩn bị 4 máy phun động cơ, chế phẩm sinh học tập trung phun được trên 120 ha.

Tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tháng 2 vừa qua, chính quyền địa phương và cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn đã tổ chức kiểm tra thực trạng rừng thông và phát hiện 206 ha bị sâu róm tàn phá, trong đó có 45 ha bị nhiễm với mật độ 55 - 70 con/cây, số còn lại bị nhiễm mật độ từ 10 - 20 con/cây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sâu đã hóa nhộng vào kén nên chưa gây ảnh hưởng lớn đến rừng thông.

Một số lô rừng sâu róm thông xuất hiện với mật độ từ 10 - 20 con/cây như rừng thông thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quỳnh Lưu, rừng thông xã Hưng Tây, Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên). Các khu rừng nhiễm từ 30 - 50 con/cây như rừng thông xã Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Hưng, Nam Giang (Nam Đàn), rừng thông xã Diễn Lợi, Diễn Phú (Diễn Châu); Khu rừng thông có mức độ nhiễm trung bình từ 70 - 100 con/cây như các xã Nghi Quang, Nghi Xá, Nghi Tiến (Nghi Lộc), xã Diễn Phú (Diễn Châu), xã Nam Anh (Nam Đàn), cục bộ có những lô rừng thông trên địa bàn các xã Nghi

Yên, Nghi Hưng, Nghi Đồng (Nghi Lộc) mật độ sâu còn cao từ 200 - 400 con/cây, sâu tiếp tục gây hại từ nhẹ đến trung bình, có cây bị hại nặng.

Năm 2016 Do thời tiết âm u, liên tục có nhiều đợt gió mùa đông bắc,

độ ẩm cao kèm theo mưa phùn, 350 ha rừng thông của Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành đã bị sâu róm phát sinh gây hại.

Năm 2017, Dịch sâu róm xuất hiện sớm ở vùng rừng thông thuộc xã Nghi Yên (Nghi Lộc). Bắt đầu từ các cánh rừng thuộc Khoảnh 2, Tiểu khu 961, sau đó, lan sang các cánh rừng thuộc vùng Vi Ba đổ ra Quốc lộ 1 cũng như các cánh rừng Động Chòi, Rú Sắt, Khe Chanh, Rú Nho với mật độ 150 con/cây. Đến thời điểm này, xã Nghi Yên có hơn 600 ha rừng thông bị nhiễm, trong đó có 30 ha thuộc diện nhiễm cá biệt với mật độ trên 250 con/cây, 594 ha nhiễm nặng với mật độ trên 150 con/cây. Ngoài xã Nghi Yên, Nghi Tiến, dịch sâu róm đã lan rộng sang các xã Nghi Hưng (184 ha), Nghi Đồng (gần 200 ha), Nghi Quang (28 ha), Nghi Lâm (28 ha), Nghi Văn (114 ha),…, toàn huyện có hơn 1.500 ha rừng thông bị nhiễm sâu róm.

Tại một số địa phương khác dịch sâu róm đã xuất hiện ở nhiều cánh rừng thông thuộc các huyện như Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên… Dù mức độ nhẹ hơn các cánh rừng thông ở huyện Nghi Lộc nhưng dịch sâu róm bùng phát sẽ gây thiệt hại nặng, dẫn đến cháy tán lá nếu không được phòng trừ kịp thời.

Năm 2018, Sâu róm thông thế hệ III/2018 phát sinh vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 trên các lâm phần rừng thông của tỉnh với mật độ phổ biến từ 3 – 30 con/cây; riêng tại vùng rừng rú Vẽ, xã Quỳnh Lộc, Thị xã Hoàng Mai mật độ 30 - 70con/cây; khu vực động thờ xã Diễn Lợi huyện Diễn Châu mật độ sâu lên đến 150 – 250 con/cây; khu vực La Nham thuộc Khoảnh 2 – Tiểu khu 959 xã Nghi Yên và Đập nước xã Nghi Tiến, khu vực Nghi Tiến giáp ranh xã Nghi Yên thuộc Khoảnh 1 – Tiểu khu 960 thuộc BQLRPH Nghi Lộc quản lý

mật độ sâu lên tới 300 – 500 con/cây gây xơ và trụi tán cục bộ trên diện tích khoảng 100/204,8 ha rừng thông trong thời kỳ nuôi dưỡng.

Hiện nay sâu róm thông thế hệ IV/2018 đã phát sinh với chủ yếu giai đoạn trứng và sâu non tuổi 1,2. Ngoài ra, còn rải rác sâu non tuổi 6, nhộng và trưởng thành thế hệ III/2018.

Thiên địch ký sinh: Vào cuối thế hệ III/2018 thiên địch ký sinh phát triển khá mạnh, chủ yếu là ong cự vàng ký sinh trên giai đoạn nhộng và công tác phòng trừ của rừng, tuy mật độ có giảm nhưng khi chuyển sang sâu thế hệ IV/2018 mật độ sâu tại các vùng rừng nêu trên vẫn duy trì ở mức cao và các vùng rừng lân cận mật độ gia tăng mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại thông nhựa tại ban quản lý rừng phòng hộ yên thành, nghệ an​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)