Qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy tùy theo thời gian điều tra, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Thông, đặc tính sinh vật học của các loài sâu bệnh hại, mật độ và mức độ phá hoại khác nhau. Các loài sâu hại chính phải là loài có số lượng và khả năng gây hại đủ lớn. Việc phân tích và tìm ra các loài sâu hại chủ yếu đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng trừ sâu hại. Trong phòng trừ người ta chỉ dự tính dự báo và tiến hành phòng trừ các loài sâu hại chính khi số lượng của chúng vượt quá ngưỡng kinh tế mà không tiến hành phòng trừ ở diện rộng, không tiêu diệt tất cả các loài sâu (đặc biệt là việc sử dụng thuốc hóa học bừa bãi). Bởi vì, các loài sâu nói riêng và các loài côn trùng nói chung chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái như góp phần duy trì tính cân bằng sinh thái.
Để phân tích rút ra loài sâu hại chủ yếu, cần dựa vào một số chỉ tiêu như: mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu, đặc tính sinh vật học của từng loài, trong đó hình thức gây hại và khả năng gây hại cần được chú ý.
Phương pháp này chỉ chính xác cho thời điểm hiện tại, vì ở thời điểm hiện tại có những loài chưa đạt được số lượng lớn nhất và không nguy hại nhưng khi gặp điều kiện thích hợp nó sẽ phát triển rất nhanh có thể phá hại ở mức cao. Với thời gian nghiên cứu ngắn thì đây là phương pháp thuận tiện cho việc xác định các loài sâu hại chủ yếu.
Loài sâu hại chính là những loài có khả năng gây thiệt hại lớn cho cây trồng, những loài có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện hiện tại của khu vực, có khả năng phát triển và bùng phát về số lượng nhanh nhất hoặc đã từng phát dịch ở một số nơi, thường xuyên gây hại. Qua thời gian điều tra thu thập và xử lý số liệu thu được kết quả về mật độ, tỷ lệ có sâu của các loài sâu hại trên cây Thông được thống kê bảng sau:
Bảng 4.3. Mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại Thông nhựa
TT Tên khoa học Tên Việt Nam P
(%)
M (con/cây)
1 Dendrolimus punctatus Sâu róm thông 37,15 13,5 2 Dasychira axutha Sâu róm bốn túm lông 0,15 2,50 3 Dioryctria rubella Sâu đục ngọn thông 0,13 1,5 4 Agrotis ypsilon Sâu xám nhỏ 0,11 1,4 5 Monochamus alternatus Xén tóc 0,11 1,3 6 Maradera sp. Bọ hung nâu nhỏ 0,07 0,8 7 Nesodiprion sp. Ong ăn lá thông 0,14 2,4 8 Dendroctonus sp. Mọt đen 0,11 1,4
Từ bảng 4.3 cho thấy: Về mật độ của từng loài: Nhìn chung là mật độ của các loài tương đối khác nhau, trong đó mật độ của sâu róm thông là cao
nhất (13,5 con/cây), sau đó là mật độ của sâu róm 4 túm lông (2,5 con/cây), ong ăn lá thông (2,4 con/cây), sâu đục ngọn thông (1,5 con/cây), Sâu xám nhỏ, Mọt đen (1,4 con/cây), xén tóc (1,3 con/cây), loài có mật độ thấp phất là bọ hung nâu nhỏ (0,8 con/ cây).
Về tỷ lệ cây có sâu (P%) thể hiện ở mức độ phân bố và lan tràn của các loài sâu hại. Qua kết quả trên ta nhận thấy loài sâu róm thông có P% cao nhất (37,15%), tiếp theo là sâu róm 4 túm lông (0,15%), Ong ăn lá thông (0,14%), thấp nhất là bọ hung nâu nhỏ (0,07%).
Về hình thức gây hại: Sâu róm thông và sâu róm 4 túm lông là loại sâu ăn trụi lá làm cho cây Thông sinh trưởng phát triển kém, những cây bị nặng có thể dẫn đến chết, Sâu trưởng thành có khả năng đẻ trứng rất lớn, số cá thể con xuất hiện đồng loạt nhiều, ăn hại lá gây thiệt hại rất lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng thông.
Với những căn cứ trên, cho thấy có 2 loài là loài sâu hại chính tại khu vực nghiên cứu: Sâu Róm thông (Dendrolimus punctatus) và Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha).