Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu sâu hại được thực hiện chủ yếu theo các phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật.
Sau khi xử lý các mẫu sâu hại tiến hành sử dụng các tài liệu chuyên ngành dùng để phân loại.
3.4. Phƣơng pháp x lý số liệu
* Tính mật độ của các loài sâu hại ở mỗi ô tiêu chuẩn hoặc ô dạng bản qua từng đợt điều tra theo công thức sau:
Trong đó:
M: Là mật độ sâu hại (số cá thể 1 loài/cây); ai: Là số lượng sâu hại có trên cây điều tra thứ i; N: Là tổng số cây điều tra.
* Tỷ lệ có sâu được tính theo công thức:
P% = x 100% Trong đó:
n: Là số cây hoặc số ô dạng bản có loài sâu hại cần tính;
N: Là tổng số cây cần điều tra/tổng số ô dạng bản có loài sâu cần tính; - Nếu giá trị của P% > 50% thì loài đó có phân bố đều.
- Nếu giá trị của P% từ 25% đến 50% thì loài đó phân bố không đều. - Nếu giá trị của P% < 25% thì loài đó phân bố ngẫu nhiên.
* Mức độ hại lá (R%) Công thức:
Trong đó:
R% là mức độ hại lá của cây điều tra; ni là số lá bị hại ở các cấp;
vi là trị số của cấp hại i (có giá trị từ 0-4); N là tổng số lá điều tra của cây tiêu chuẩn; V là trị số cấp bị hại cao nhất (V= 4).
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần các loài sâu hại thông tại Yên Thành, Nghệ An
Thông qua quá trình điều tra, thu thập mẫu và định danh các loài sâu hại, trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 8 loài, thuộc 8 họ, 3 bộ côn trùng được tổng hợp ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Danh lục các loài sâu hại thông nhựa tại Yên Thành, Nghệ An TT Tên khoa học Tên Việt Nam Bộ phận hại Giai đoạn
I Lepidoptera BỘ CÁNH VẢY 1 Lasiocampidae Họ Ngài khô lá
1 Dendrolimus punctatus Sâu róm thông Hại lá -
2 Lymantriidae Họ Ngài độc
2 Dasychira axutha Sâu róm bốn túm lông Hại lá -
3 Pyralidae Họ Ngài sáng
3 Dioryctria rubella Sâu đục ngọn thông Hại thân -
4 Noctuidae Họ Ngài đêm
4 Agrotis ypsilon Sâu xám nhỏ Hại rễ -
II Coleoptera BỘ CÁNH CỨNG 5 Cerambycidae Họ Xén tóc
5 Monochamus
alternatus Xén tóc Hại thân -
6 Curculionidae Họ Vòi voi
6 Dendroctonus sp. Mọt đen Hại thân -; +
7 Scarabaeoidea Họ Bọ hung
7 Maradera sp. Bọ hung nâu nhỏ Hại rễ -; +
III Hymenoptera BỘ CÁNH MÀNG 8 Diprionidae Họ Ong ăn lá
8 Nesodiprion sp. Ong ăn lá thông Hại lá -
Với thời gian tương đối ngắn, trên một khu vực nghiên cứu nhỏ, kết quả nghiên cứu đã phát hiện thấy 8 loài sâu gây hại đối với cây Thông thuộc 3 bộ, 8 họ côn trùng. Số lượng loài sâu hại không nhiều nhưng khá đa dạng về mặt phân loại và phương thức gây hại. Điều này có thể giải thích là do rừng Thông đã từng bước phát triển đến giai đoạn ổn định, hiệu quả phòng hộ đã được nâng cao rõ rệt, tạo ra môi trường tốt cho một số loài thực vật khác sinh trưởng và phát triển. Mặt khác, Nguyễn Thế Nhã (2003) cho biết đối với vùng nhiệt đới, hoạt động sống bình thường của đa số các loài côn trùng trong khoảng nhiệt độ từ 20-35°C. Về độ ẩm để các loài côn trùng sống bình thường là từ 75-90%, thích hợp nhất là khoảng 80-90%. Đối chiếu với khí hậu khu vực nghiên cứu có nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 23,66°C, độ ẩm trung bình năm 85,05% đây là điều kiện thích hợp cho côn trùng phát triển. Hơn nữa khu vực lại có diện tích rừng trồng thuần loài Thông với mật độ cao, thực bì tươi tốt cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho các loài sâu hại phát triển mạnh.
Trong tổng số 8 loài sâu hại thông tại khu vực nghiên cứu, bộ Cánh vẩy có số lượng loài nhiều nhất 4 loài chiếm 50,00% tổng số loài, tiếp theo là bộ Cánh cứng 3 loài chiếm 37,50%. Bộ có số loài ít nhất là bộ Cánh màng có 1 loài chiếm 12,5%.
Bảng 4.2. Thống kê số họ và số loài theo các bộ côn trùng
Tên bộ côn trùng Số họ Tỷ lệ (%) Loài Tỷ lệ (%) Lepidoptera Bộ Cánh vảy 4 50,00 4 50,00 Coleoptera Bộ Cánh cứng 3 37,50 3 37,50 Hymenoptera Bộ Cánh màng 1 12,50 1 12,50
Các loài sâu hại tại khu vực nghiên cứu gây hại trên cây Thông với những phương thức gây hại khác nhau và bộ phận khác nhau. Trong số các loài ghi nhận được có 3 loài sâu hại lá chiếm 37,5%, 3 loài sâu hại thân cành chiếm 37,5%, 2 loài hại rễ chiếm 25,0%.
Hình 4.1. Phƣơng thức gây hại của các loài sâu
4.1.1. Xác định loài sâu hại chính
Qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy tùy theo thời gian điều tra, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Thông, đặc tính sinh vật học của các loài sâu bệnh hại, mật độ và mức độ phá hoại khác nhau. Các loài sâu hại chính phải là loài có số lượng và khả năng gây hại đủ lớn. Việc phân tích và tìm ra các loài sâu hại chủ yếu đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng trừ sâu hại. Trong phòng trừ người ta chỉ dự tính dự báo và tiến hành phòng trừ các loài sâu hại chính khi số lượng của chúng vượt quá ngưỡng kinh tế mà không tiến hành phòng trừ ở diện rộng, không tiêu diệt tất cả các loài sâu (đặc biệt là việc sử dụng thuốc hóa học bừa bãi). Bởi vì, các loài sâu nói riêng và các loài côn trùng nói chung chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái như góp phần duy trì tính cân bằng sinh thái.
Để phân tích rút ra loài sâu hại chủ yếu, cần dựa vào một số chỉ tiêu như: mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu, đặc tính sinh vật học của từng loài, trong đó hình thức gây hại và khả năng gây hại cần được chú ý.
Phương pháp này chỉ chính xác cho thời điểm hiện tại, vì ở thời điểm hiện tại có những loài chưa đạt được số lượng lớn nhất và không nguy hại nhưng khi gặp điều kiện thích hợp nó sẽ phát triển rất nhanh có thể phá hại ở mức cao. Với thời gian nghiên cứu ngắn thì đây là phương pháp thuận tiện cho việc xác định các loài sâu hại chủ yếu.
Loài sâu hại chính là những loài có khả năng gây thiệt hại lớn cho cây trồng, những loài có khả năng thích nghi tốt hơn với điều kiện hiện tại của khu vực, có khả năng phát triển và bùng phát về số lượng nhanh nhất hoặc đã từng phát dịch ở một số nơi, thường xuyên gây hại. Qua thời gian điều tra thu thập và xử lý số liệu thu được kết quả về mật độ, tỷ lệ có sâu của các loài sâu hại trên cây Thông được thống kê bảng sau:
Bảng 4.3. Mật độ, tỷ lệ có sâu của từng loài sâu hại Thông nhựa
TT Tên khoa học Tên Việt Nam P
(%)
M (con/cây)
1 Dendrolimus punctatus Sâu róm thông 37,15 13,5 2 Dasychira axutha Sâu róm bốn túm lông 0,15 2,50 3 Dioryctria rubella Sâu đục ngọn thông 0,13 1,5 4 Agrotis ypsilon Sâu xám nhỏ 0,11 1,4 5 Monochamus alternatus Xén tóc 0,11 1,3 6 Maradera sp. Bọ hung nâu nhỏ 0,07 0,8 7 Nesodiprion sp. Ong ăn lá thông 0,14 2,4 8 Dendroctonus sp. Mọt đen 0,11 1,4
Từ bảng 4.3 cho thấy: Về mật độ của từng loài: Nhìn chung là mật độ của các loài tương đối khác nhau, trong đó mật độ của sâu róm thông là cao
nhất (13,5 con/cây), sau đó là mật độ của sâu róm 4 túm lông (2,5 con/cây), ong ăn lá thông (2,4 con/cây), sâu đục ngọn thông (1,5 con/cây), Sâu xám nhỏ, Mọt đen (1,4 con/cây), xén tóc (1,3 con/cây), loài có mật độ thấp phất là bọ hung nâu nhỏ (0,8 con/ cây).
Về tỷ lệ cây có sâu (P%) thể hiện ở mức độ phân bố và lan tràn của các loài sâu hại. Qua kết quả trên ta nhận thấy loài sâu róm thông có P% cao nhất (37,15%), tiếp theo là sâu róm 4 túm lông (0,15%), Ong ăn lá thông (0,14%), thấp nhất là bọ hung nâu nhỏ (0,07%).
Về hình thức gây hại: Sâu róm thông và sâu róm 4 túm lông là loại sâu ăn trụi lá làm cho cây Thông sinh trưởng phát triển kém, những cây bị nặng có thể dẫn đến chết, Sâu trưởng thành có khả năng đẻ trứng rất lớn, số cá thể con xuất hiện đồng loạt nhiều, ăn hại lá gây thiệt hại rất lớn tới khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng thông.
Với những căn cứ trên, cho thấy có 2 loài là loài sâu hại chính tại khu vực nghiên cứu: Sâu Róm thông (Dendrolimus punctatus) và Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha).
4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của loài sâu hại chính
4.2.1. Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus)
4.2.1.1. Đặc điểm hình thái
Sâu trƣởng thành: Chiều dài thân từ 25-35 mm, sải cánh dài từ 52- 65mm, con đực nhỏ hơn con cái; màu sắc biến đổi từ màu trắng xám, nâu vàng hay nâu sẫm tùy theo mùa, toàn thân phủ đầy lông màu nâu.
Râu đầu: Con cái hình răng lược đơn, con đực hình răng lược kép, cánh trước lớn hơn cánh sau, ở giữa cánh có 1 chấm trắng nhỏ. Từ góc đến mép ngoài của cánh có 4 đường gân cong màu nâu sẫm nằm ngang cánh gần mép ngoài cánh trước có 8 chấm đen xếp thành hình số 3.
Hình 4.2. Vòng đời sâu róm thông tại Yên Thành, Nghệ An
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Anh, 2018)
Trứng: Được đẻ thành từng chùm hoặc trên lá cây, cành, thân cây thông. Trứng có hình bầu dục, khi mới đẻ có màu xanh nhạt sau chuyển sang màu hồng, sắp nở mầu nâu sẫm. Kích thước dài: 1,8 - 1,9 mm, rộng: 1 - 1,2 mm.
Hình 4.3. Trứng sâu róm thông
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
Sâu non: Toàn thân có phủ lông đơn và lông kép nhưng không dày đặc, nhìn chung sâu có màu nâu đen điểm trắng nhưng một số cũng có thêm những điểm màu đỏ và màu vàng. Sâu non có 6 tuổi (qua năm lần lột xác) kích thước và màu sắc khác nhau.
- Kích thước:
+ Tuổi 1 : Thân dài 5 - 9 mm, có màu xám, hai bên thân có 2 đường chỉ đen và ở giữa là một vạch vàng chạy dọc thân.
+ Tuổi 2: Thân dài 8 - 14 mm, có màu nâu đen hoặc đen nhạt.
+ Tuổi 3: Thân dài 15 - 22 mm, có màu nâu, đen nhạt xen chấm trắng. + Tuổi 4: Thân dài 22 - 32 mm, có màu nâu, đen nhạt xen chấm trắng, xung quanh rìa bụng có nhiều lông tơ.
+ Tuổi 5: Thân dài 30 - 38 mm, không thay đổi nhiều về màu sắc, thân có nhiều lông dài.
+ Tuổi 6 thân dài 38 - 65 mm, có màu nâu đen hoặc đen ánh bạc, thân có nhiều lông dài. Các chấm đen chạy dọc 2 bên sống lưng và điểm các chấm vàng nhỏ.
Đặc biệt, sâu non từ tuổi 3 sâu róm thông có túm lông độc trên lưng ở các đốt bụng.
Hình 4.4. Sâu non sâu róm thông
Nhộng: Nằm trong kén kén màu trắng bẩn do tơ và lông độc trên mình sâu non kết thành, thuộc loại nhộng màng, có hình thoi, dài 32-37 mm, màu nâu cánh dán, chia đốt rõ ràng và nhìn rõ 7 đôi lỗ thở ở hai bên bụng, nhộng cái lớn hơn nhộng đực.
Hình 4.5. Nhộng sâu róm thông
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
4.2.1.2. Tập tính sinh hoạt
Sâu non sau khi nở tự ăn vỏ trứng của mình (ít khi ăn hết), nằm im từ 5 - 7 phút rồi tập trung sống thành đàn 20 - 30 con. Sâu non tuổi 1 có tính nhả tơ, sâu có thể phân tán và di chuyển đi nơi khác. Khi nở ra được khoảng 12 giờ thì sâu non bắt đầu ăn lá. Ở lứa tuổi này, sâu chỉ ăn lá thông non và không ăn hoàn toàn lá mà chỉ gặm mép làm cho lá có hình răng cưa. Theo những tài liệu thống kê về nuôi sâu trong phòng thí nghiệm cho thấy sau 3 đến 7 ngày sâu non lột xác lần thứ nhất và bước sang tuổi 2. Từ tuổi 2 đến tuổi 4 nói chung sau khi lột xác, sâu non có tập tính ăn vỏ xác của mình, thường thì ăn hết chỉ để lại phần vỏ đầu, nhưng có con chỉ ăn hết 1/3 vỏ xác. Ở tuổi 3 trở đi,
sâu bắt đầu ăn cả lá chứ không gặm mép lá nữa. Tuy nhiên, sâu thường có tập tính cắn bỏ một đoạn lá ở đầu sau đó mới ăn. Từ tuổi 5 sâu ăn rất mạnh. Lượng lá ăn rất nhiều và ăn chỗ nào thì ăn cụt hết mới di chuyển sang chỗ khác. Vì vậy, trong rừng có sâu non tuổi 5 phá hại người ta thường thấy có những cây thông trơ trụi cành khô mất đi vẻ đẹp xanh tươi của những cây thông bình thường. Trong tuổi 5 sâu ăn no hay ẩn nấp ở chỗ còn nhiều lá hay chỗ cuống của túm lá trên cành cây. Khi có động sâu quẫy mình và rơi xuống đất chứ không có tập tính nhả tơ. Sang tuổi 6 sâu non hoạt động chậm chạp hơn, thường nằm im, lượng lá ăn cũng giảm đi so với tuổi 5. Sau khi lột xác từ 5-10 ngày sâu bắt đầu vào kén, lúc sắp vào kén sâu ít hoạt động. Sâu non khi sắp vào kén làm nhộng thường nhả tơ và túm các lá thông ở chung quanh để làm cái “rọ” đựng kén. Vị trí đóng kén của sâu thường ở lá. Cũng có khi do số lượng cá thể trên một cây tăng lên quá nhiều thì chúng làm kén vào cả chỗ kẽ nứt. Nhộng thường có trứng non ở bên trong vì vậy có thể lợi dụng để dự tính số lượng của thế hệ tiếp theo. Theo một số tài liệu quan sát thì trong cùng một thế hệ, sâu cái trưởng thành vũ hoá chậm hơn sâu đực vài ba ngày. Do đó, sâu non của sâu cái trưởng thành cái thường đến tuổi 6 mới vào kén. Sâu trưởng thành có tính xu quang nên có thể dùng bẫy đèn để bắt trong những kỳ nở rộ. Sau khi vũ hoá độ 4 đến 5 giờ thì có thể giao phối để đẻ trứng. Thời gian từ giao phối xong đến khi đẻ khoảng 1 ngày, thời gian đẻ trứng kéo dài 2 - 3 ngày. Sâu trưởng thành đẻ một hàng dọc trên lá thông hoặc bao quanh lá. Mỗi phút có thể đẻ từ 5 - 10 quả và trung bình đẻ 300 - 400 quả trứng. Đột xuất có con đẻ 600 quả.
4.2.1.3. Vòng đời của sâu róm thông
- Sâu róm thông 1 năm có 4 - 5 vòng đời tùy theo từng nơi.
- Khoảng nhiệt độ thích hợp của sâu róm thông là 25 - 300C, ẩm độ thích hợp 80 - 85%.
Theo kết quả theo dõi sâu róm thông từ năm 1988 đến 2003 tại các tỉnh có rừng thông trồng từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế của Cơ quan Kiểm lâm vùng II thì thời gian của các pha sâu thế hệ II như sau:
+ Trứng 6 - 9 ngày; + Sâu non 24 - 34 ngày; + Nhộng 9 - 12 ngày; + Trưởng thành 6-8 ngày.
Thời gian của mỗi vòng đời dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ trung bình của các tháng.
- Thế hệ I (Vòng đời 1): Có nhiệt độ trung bình 240C trải qua 70 - 74 ngày. Cuối tháng 2 đến cuối tháng 5.
- Thế hệ II (Vòng đời 2): Có nhiệt độ trung bình 280C trải qua 53 - 66 ngày. Đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 đầu tháng 8.
- Thế hệ III (Vòng đời 3): Có nhiệt độ trung bình 260C trải qua 69 - 71 ngày. Trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 10.
- Thế hệ IV (Vòng đời 4): Có nhiệt độ trung bình 180C trải qua 120 - 150 ngày. Cuối tháng 10 đến tháng cuối tháng 2 năm sau.
Theo kết quả nuôi sâu trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ phòng) bằng nguồn thức ăn lá thông của đề tài thì thời gian hoàn thành vòng đời của sâu róm thông là 56 - 59 ngày. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
+ Trứng 7 - 8 ngày; + Sâu non 22 - 32 ngày; + Nhộng 10 - 13 ngày; + Trưởng thành 7 - 9 ngày.
4.2.1.4. Diễn biến mật độ sâu róm thông
Để đánh giá diễn biến sâu hại, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra trên