- Xác định được thành phần các loài sâu hại thông nhựa.
- Xác định được đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại chính thông nhựa. - Đề xuất được các biện pháp quản lý sâu hại chính thông nhựa.
3.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài sâu hại Thông nhựa và một số biện pháp phòng trừ chúng.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 4 năm 2018 đến 11 năm 2018.
Không gian: Một số khu vực trồng Thông nhựa tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Yên Thành, Nghệ An.
Phòng thí nghiệm Côn trùng, trường Đại học Lâm nghiệp.
3.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Thành phần loài sâu hại thông và loài gây hại chính:
- Xác định được thành phần sâu hại thông nhựa tại khu vực nghiên cứu; - Xác định được mật độ sâu hại và tỷ lệ sâu hại, từ đó xác định được loài sâu gây hại chính trên cây thông nhựa tại khu vực nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu gây hại chính:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài sâu hại chính; - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài sâu gây hại chính. (3) Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính: - Biện pháp kỷ thuật lâm sinh;
- Biện pháp vật lý cơ giới; - Biện pháp sinh học; - Biện pháp hóa học.
(4) Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại chính tại khu vực nghiên cứu.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Kế thừa tài liệu
Để có thể thu thập được các thông tin cần thiết, ngoài việc điều tra trực tiếp trên thực địa, việc kế thừa các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu... tại địa bàn nghiên cứu là hết sức cần thiết. Số liệu kế thừa sẽ cung cấp thêm thông tin cho đề tài về diện tích trồng, giống cây, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến sâu hại thông nhựa.
3.3.2.2. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại
Mục đích là xác định chính xác các chỉ tiêu về thành phần, mật độ sâu hại (con/cây), tỷ lệ sâu hại và mức độ gây hại của sâu để lập ra danh mục các loài sâu hại thông qua quá trình nghiên cứu trực tiếp về tình hình sâu hại, kế thừa tài liệu, từ đó tìm ra các loài sâu hại chính.
Để tiến hành điều tra cần tiến hành lựa chọn điểm điều tra mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tùy theo điều kiện nghiên cứu mà điểm điều tra có thể là các ô tiêu chuẩn (ÔTC) hay tuyến điển hình.
a) Nguyên tắc chung
Dựa theo giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp” để lập ô tiêu chuẩn như sau:
Ô tiêu chuẩn là diện tích rừng được chọn ra, trong đó mang đầy đủ các đặc điểm đại diện về đất đai, địa hình, thực bì, hướng phơi đại diện cho lâm phần điều tra.
Nếu rừng trồng tương đối đồng đều về địa hình, tuổi cây, thảm thực bì tầng dưới thì số lượng ô ít, còn nếu địa hình phức tạp, tuổi cây khác nhau, thực bì không đồng nhất thì cần lập nhiều ô hơn. Số lượng ô tiêu chuẩn cần bố trí phụ thuộc vào diện tích của lâm phần và độ chính xác yêu cầu. Nhìn chung cứ bình quân 10÷15 ha cần đặt một ô tiêu chuẩn để điều tra. Diện tích ô tiêu chuẩn có thể nằm trong khoảng 500 - 2500 m² tùy theo mật độ trồng, số cây trong ô tiêu chuẩn phải ≥ 100 cây.
Hình dạng ô tiêu chuẩn tùy theo địa hình mà có thể là hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn.
Vị trí ô tiêu chuẩn phải đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, do đó khi bố trí phải chú ý đặc điểm về địa hình như độ cao, hướng phơi, các đặc điểm về lâm phần như loài cây, tuổi cây, mật độ trồng, độ tàn che, thực bì tầng dưới, tình hình đất đai. Dụng cụ lập ô tiêu chuẩn gồm: Thước dây, cọc mốc, phấn đánh dấu. Để xác định 1 ô tiêu chuẩn ta lấy 1 cây làm mốc (cây làm mốc đánh dấu bằng phấn), từ cây làm mốc xác định góc vuông bằng việc áp dụng định lý Pitago trong tam giác vuông có các cạnh 3, 4 và 5m. Ô tiêu chuẩn được xác định khi khép góc mà sai số cho phép nhỏ hơn 1/200.
b) Phương pháp lập ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu
Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành quản lý diện tích rừng thông là 1.000,0 ha vừa trồng thuần loài vừa trồng hỗn giao giữa thông và keo tai tượng, keo lá tràm hoặc bạch đàn, rừng thông có độ tuổi không đồng đều,
trong đó hơn 500 ha cấp tuổi V – VII và 500 ha cấp tuổi II – III. Địa hình tương đối thuần nhất chính vì vậy để đảm bảo vừa có kết quả đại diện vừa tiết kiệm được thời gian nhân lực, chúng tôi đã tiến hành lập 8 ô tiêu chuẩn với diện tích là 1000m² (cấp tuổi II – III lập 2 ô thuần loài và 2 ô hỗn loài, cấp tuổi V – VII lập 2 ô thuần loài và 2 ô hỗn loài).
Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các ô tiêu chuẩn điều tra
Khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng nên tôi tiến hành lập ô tiêu chuẩn hình chữ nhật có kích thước 40m × 25m. Sau khi đã xác định được góc vuông, ta căng dây đo 1 cạnh có chiều rộng 25m, chiều dài 40m, tại mỗi góc ta đều phải xác định các góc vuông theo nguyên tắc lập ô tiêu chuẩn ở trên.
(2) Phương pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn
Trong ô tiêu chuẩn cần phải tiến hành điều tra các chỉ tiêu như:
a) Đặc điểm ô tiêu chuẩn
Để xác định các đặc điểm trong ô tiêu chuẩn cần kết hợp giữa điều tra trực tiếp với kế thừa tài liệu. Để có Hvn và D1.3 bình quân, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra 10 cây chọn ngẫu nhiên. Dụng cụ đo chiều cao của
cây là súng bắn độ cao, còn đường kính D1.3 được đo bằng thước kẹp kính. Hướng phơi và độ dốc thì dùng địa bàn để xác định.
Để có số liệu làm cơ sở cho phần điều tra tỉ mỉ chúng tôi tiến hành lập các ÔTC điều tra sơ bộ.
Bảng 3.1. Đặc điểm của ÔTC tại khu vực nghiên cứu
STT ÔTC 1 2 3 4 5 6 7 8 Đặc điểm 1 Tuổi cây VI VI VI VI VI VI VI VI 2 Tên giống Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa Thông nhựa 3 Số cây 115 123 109 108 121 102 124 123 4 Hvn (m) 25 18 30 25 25 30 28 25 5 D1.3 (cm) 30 25 20 25 22 25 22 20 6 Đất Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng Feralít nâu vàng 7 Thực bì Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua, Sim, mua,
b) Tiến hành lựa chọn cây tiêu chuẩn và cành điều tra
Tiến hành chọn 10 cây trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống để tiến hành điều tra. Thông là loài cây có tán gần giống hình nón, vì vậy để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan chúng tôi tiến hành chọn 5 cành điều tra như sau:
- Hai cành gốc theo hướng Đông – Tây; - Hai cành giữa theo hướng Nam – Bắc; - Một cành ngọn cao nhất.
(3) Phương pháp điều tra thành phần sâu hại
a) Điều tra thành phần, số lượng và chất lượng sâu hại lá
Trên tất cả các cành đã chọn của cây tiêu chuẩn, tiến hành quan sát, đếm số lượng cá thể của từng loài sâu hại của mỗi cành theo các giai đoạn phát triển của chúng. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 3.1:
Mẫu biểu 3.1. Điều tra thành phần sâu hại lá
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Loài cây: Ngày điều tra: Tuổi cây:
Đánh giá mức độ bị hại của sâu hại lá dựa vào: Cách phân cấp mức độ bị hại theo tiêu chuẩn sau:
Cấp 0: là những lá không bị hại;
Cấp I: là những lá bị hại dưới 25% tổng diện tích lá; Cấp II: là những lá bị hại từ 25-50% tổng diện tích lá; Cấp III: là những lá bị hại từ 51-75% tổng diện tích lá;
Cây ĐT Cành ĐT Loài sâu Trứng Sâu non Nhộng Sâu TT ∑ số cành Ghi chú 1 2 3
Cấp IV: là những lá bị hại > 75% tổng diện tích lá. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 3.2. Đánh giá mức độc ăn hại của sâu ăn lá
Số hiệu tiêu chuẩn……. Loài cây………. Ngày điều tra……… Người điều tra……..
STT cây điều tra STT Cành điều tra Số lá bị hại ở các cây Chỉ số hại R% Ghi chú 0 I II III IV 1 ….
b) Điều tra sâu hại thân cành
Trên 5 cành điều tra sâu hại lá, dựa vào các dấu vết hoặc triệu chứng để tính tổng số cành hoặc tổng số ngọn trong cành điều tra, với sâu hại thân thì đếm tổng số cây bị hại so với tổng số cây điều tra. Dùng dao cắt tất cả các cành hoặc ngọn bị hại chẻ ra để bắt các loài sâu hại hoặc xác định mức độ bị hại. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 3.3:
Mẫu biểu 3.3. Điều tra thành phần, số lƣợng sâu hại thân cành
Số hiệu ô tiêu chuẩn:... Loài cây:... Ngày điều tra:... Tuổi cây:...
Cây
ĐT Loài sâu Trứng Sâu non Nhộng Sâu TT
Ghi chú
1 2
c) Phương pháp điều tra sâu hại dưới đất
Phương pháp xác định ô dạng bản: Trong một ô tiêu chuẩn mỗi đợt điều tra 5 ô dạng bản, 4 ô đặt ở 4 góc và 1 ô đặt ở vị trí giữa của ô tiêu chuẩn với diện tích 1 m2 (1m×1m). Các ô dạng bản được đặt ở dưới gốc cây Thông. Các ô dạng bản của đợt điều tra tiếp theo tiến dần theo đường chéo của ô tiêu chuẩn, ô dạng bản ở giữa ô tiêu chuẩn thì tiến dần sang hai bên song song với các cạnh của ô tiêu chuẩn và khoảng cách giữa các ô là 1m.
Dùng thước gỗ để xác định ô dạng bản, 4 góc đóng 4 cọc tre. Sau khi xác định được vị trí ô dạng bản xong, tiến hành như sau:
Trước hết dùng tay bới lớp cỏ, thảm mục trên bề mặt, vừa bới vừa nhổ hết cỏ của lớp mặt để tìm kiếm các loài côn trùng, sau đó dùng cuốc, cuốc từng lớp đất, mỗi lớp đất cuốc 10cm, đất được đưa về mỗi phía. Chú ý đất của các lớp được đưa sang các phía khác nhau để tránh nhầm lẫn giữa các lớp. Cuốc đến đâu dùng tay bóp đất để tìm kiếm côn trùng tới đó, cứ cuốc như vậy cho tới khi đến lớp đất không có sâu thì dùng lại. Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 3.4:
Mẫu biểu 3.4. Điều tra sâu hại dƣới đất
Số hiệu ô tiêu chuẩn:... Loài cây:... Ngày điều tra:... Tuổi cây:...
ÔDB Độ sâu (cm) Loài sâu Số lƣợng sâu Các động vật khác Ghi chú Trứng Sâu non Nhộng Sâu TT 1 2 ...
3.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính
Nuôi trưởng thành: Thu nhộng (100 nhộng) ngoài rừng về để riêng từng cá thể trong hộp lồng cho vũ hóa, bổ sung nguồn thức ăn cho trưởng thành bằng dung dịch nước đường hoặc mật ong 5%. Bố trí ghép đôi (01 đực, 01 cái) thả trong lồng lưới nuôi sâu có kích thước 0,6 x 0,6 x 1,2m (tổng số 03 lồng). Bên trong lồng lưới đặt cành thông tươi cắm trong bình cát giữ ẩm làm nơi cho trưởng thành đẻ trứng. Hằng ngày quan sát, thu trứng, lấy trứng đẻ trong cùng ngày để làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo.
Hình 3.2. Thiết kế lồng nuôi sâu hại thông
Khi trứng nở, tách riêng từng cá thể để nuôi riêng lẻ trong hộp lồng với nguồn thức ăn là lá thông nhựa nhằm xác định các giai đoạn phát dục và vòng đời của sâu ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hằng ngày thay thức ăn và kết hợp theo dõi quá trình lột xác của sâu non. Khi sâu non hóa nhộng, vẫn để riêng và giữ ẩm cho đến khi vũ hóa.
Phân tích biến động về hiện trạng sâu hại chính theo tuổi cây, vị trí địa ly, thời gian để xác định một số đặc điểm sinh học sinh thái của các loài chính
Kết hợp kế thừa các tài liệu liên quan.
3.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu hại
Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng sinh vật hại mà để tiến hành thử nghiệm biện pháp phòng trừ phù hợp:
a) Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Tiến hành điều tra diễn biến mật độ loài gây hại trên rừng thông thuần loài và rừng thông hỗn giao để so sánh và đánh giá sự sai khác về mật độ và khả năng gây hại của loài sâu hại chính với hai loại rừng này.
b) Biện pháp vật lý, cơ giới (sử dụng bẫy để bắt sâu trưởng thành) - Địa điểm đặt bẫy: Bẫy được đặt tại địa điểm thường xuyên xảy ra dịch; - Số lượng bẫy: Đặt 3 bẫy trên 3 ô tiêu chuẩn;
- Thời gian đặt bẫy 14 ngày kể từ khi thời gian nhộng bắt đầu vũ hóa thông qua điều tra ngoài hiện trường, thời gian bẫy tùy theo từng loại sẽ bố trí thời gian đặt bẫy thích hợp;
- Chỉ tiêu theo dõi: Hàng ngày kiểm tra, đếm số lượng trưởng thành vào bẫy và tỷ lệ đực cái, đồng thời theo dõi và ghi chép diễn biến thời tiết như: hướng gió, mưa...
b) Biện pháp sinh học
Đánh giá việc bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên của các loài sâu hại chính trên rừng thông Nhựa tại địa bàn nghiên cứu.
c) Biện pháp sử dụng thuốc BVTV
+ Sử dụng các thuốc sinh học: Điều tra tình hình sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
+ Sử dụng BVTV có nguồn gốc hóa học ( được dùng để phòng trừ sâu hại trong trường hợp dịch sâu hại bùng phát : Thuốc Ofatox 400EC).
Xác định hiệu lực các loại chế phẩm sinh học và thuốc h a học trong phòng thí nghiệm
- Mỗi loại thuốc được thử trên 30 mẫu sâu non. - Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, có đối chứng.
- Thời gian theo dõi: Trước khi phun và sau khi phun 1, 3, 5, 7 ngày. - Hiệu lực của thuốc được tính bằng công thức ABBOTT:
(1 )100 a a C T E Trong đó: E: Hiệu quả tính bằng %;
Ca: Số sâu sống ở công thức đối chứng; Ta: Số sâu sống ở công thức xử lý.
Th nghiệm ngoài hiện trƣờng
- Sử dụng máy phun thuốc trừ sâu cao áp phun toàn bộ tán lá cây. - Thuốc được thử trên 3 ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000 m2.
- Ô đối chứng có diện tích 1.000 m2 được phun bằng nước lã. - Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, có đối chứng.
- Thời gian theo dõi: Trước khi phun và sau khi phun 1, 3, 5, 7 ngày. Hiệu lực của thuốc được tính bằng công thức HENDERSON – TILTON. (1 )100 a b b a T C T C E Trong đó: E: Hiệu quả tính bằng %;
Ca: Số sâu sống ở ô đối chứng trước khi xử lý (qua ô hứng phân); Ta: Số sâu sống ở ô phun thuốc trước khi xử lý (qua ô hứng phân); Cb: Số sâu sống ở ô đối chứng sau khi xử lý (qua ô hứng phân).
3.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ
Căn cứ vào đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài sâu hại chính, kết quả đánh giá hiệu quả phòng trừ của các biện pháp thử nghiệm, phân tích tình hình thực tế của địa phương nơi ta thực hiện nghiên cứu để tiến hành lựa chọn ra các biện pháp phòng trừ thích hợp.
3.3.3. Phương pháp xử lý và giám định mẫu sâu hại
Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu sâu hại được thực hiện chủ yếu theo các phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật.