Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại thông nhựa tại ban quản lý rừng phòng hộ yên thành, nghệ an​ (Trang 71 - 73)

Trong tổng số 6.050,0 ha rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành, ngoài cây Thông nhựa là cây trồng phổ biến rộng rãi, người ta cũng tiến hành trồng rừng hỗn giao Keo, Bạch đàn với Thông nhưng diện tích trồng Keo, Bạch đàn không lớn. Hàng năm vào đầu mùa xuân Ban đã tổ chức cán bộ, công nhân trồng cây, tổ chức tập huấn về kỹ thuật phòng trừ Sâu róm thông như: Kỹ thuật sử dụng máy móc, pha chế thuốc Bôvêrin và Bitadin, VBT USA… và kỹ thuật an toàn lao động trong phòng trừ Sâu róm thông,

kiểm tra, sửa chữa, bổ sung, thay thế các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng trừ sâu hại.

Hàng năm Chi cục Kiểm Lâm, Sở NN&PTNT Nghệ An giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành điều tra tình hình sâu hại rừng, công tác dự tính dự báo phải thường xuyên, nếu có dấu hiệu gây dịch để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Với 1.000,0 ha rừng thông thuần loài ở huyện Yên Thành hiện nay Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành đã và đang phải đối mặt với các loài sâu hại phát triển trên diện rộng, làm cho hiệu quả bảo vệ rừng phòng hộ giảm sút, môi trường bị ô nhiễm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại khu vực Yên Thành có 2 loài sâu hại chính là sâu róm thông và sâu róm 4 túm lông, tuy nhiên trong thực tế loài sâu róm thông đang là mối lo ngại chính của người dân tại đây.

Đứng trước thực trạng đó Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành đã có những phương pháp phòng trừ khác nhau. Sâu róm thông là loài sâu nguy hiểm đối với các rừng thông, thường 2 - 2,5 năm phát dịch 1 lần tùy theo địa phương, cho nên muốn phòng trừ sâu róm thông có hiệu quả cao phương châm trong phòng trừ sâu róm thông là "Phòng là chính, phòng phải thường xuyên, trừ là quan trọng, trừ phải kịp thời, toàn diện và tổng hợp".

Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ chỉ được áp dụng khi chi phí phòng trừ luôn thấp hơn ngưỡng kinh tế.

Để thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả cần phải thường xuyên điều tra, dự tính, dự báo chính xác tình hình diễn biến của sâu hại. Khoanh vùng rừng bị nhiễm, tổ chức phòng trừ kịp thời tại các khu rừng có mật độ sâu hại cao, nhất là tại các vùng hay phát sinh ổ dịch. Nếu điều kiện cho phép chúng ta dùng biện pháp phun phòng khi mật độ sâu hại còn thấp

vào các ổ dịch. Hàng năm chúng ta tung vào rừng một lượng nấm ký sinh có nguồn gốc từ nấm bạch cương (Bôvêrin) thì sẽ hạn chế sự phát sinh dịch hại.

Công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh, phát triển Sâu róm thông được diễn ra thường xuyên trong năm, cụ thể là 14 ngày báo cáo lãnh đạo ban một lần. Trong quá trình điều tra nếu phát hiện thấy ổ dịch thì triển khai kịp thời các biện pháp để ngăn chặn dịch sâu róm thông, không để chúng lây lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại thông nhựa tại ban quản lý rừng phòng hộ yên thành, nghệ an​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)