Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là biện pháp tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu róm thông gây thành dịch hại. Các biện pháp áp dụng đó là quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng thông như phát luỗng giây leo, tỉa bớt cành nhánh, cây tái sinh, bón phân hợp lý... tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt làm tăng khả năng chống chịu sâu hại.
Lựa chọn giống thông trồng có chất lượng cao, có khả năng chống được sự phá hại của sâu róm thông và phù hợp với từng vùng sinh thái.
Trồng rừng hỗn giao thông với các loài cây khác (thông + keo, thông + bạch đàn, trẩu…).
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của trồng rừng hỗn giao đến diễn biến mật độ sâu róm thông
STT Lần điều tra
Rừng thuần loài Rừng hỗn giao Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) Mật độ (con/cây) Tỷ lệ hại (%) 1 Lần 1 14,3 50,0 11,1 42,2 2 Lần 2 14,7 51,3 11,5 43,1 3 Lần 3 15,3 51,7 14,3 44,6 TB 14,8 51,0 12,3 43.3
Nhìn vào bảng ta thấy sâu róm thông ở rừng trồng thuần loài có tỷ lệ hại bình quân 51,0%. Rừng trồng hỗ giao Thông keo có tỷ lệ hại 43,3%. Điều này chứng tỏ rừng trồng thuần loài Thông có lượng sâu róm thông gây hại phân bố đều. còn rừng trồng hỗn giao sâu róm thông gây hại phân bố không đều.
Hình 4.10. Rừng hỗn giao Thông nhựa + Keo
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018) 4.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý
Đối với giai đoạn trứng, sâu non và nhộng, ở những nơi có điều kiện nhân lực, cây thấp các chủ rừng thực hiện biện pháp bắt sâu thủ công để diệt trứng, sâu non và nhộng. Sử dụng tay, que, sào có câu liêm để thu thập nhộng, trứng hoặc các tổ sâu mới nở để diệt.
Dựa vào đặc tính chết giả của sâu róm thông, khi sâu non tuổi 3 - 6 hay sâu trưởng thành dùng vồ đập vào thân cây ở điểm cao 0,7 – 1,0 m hoặc dùng sào rung cành để sâu rơi xuống đất rồi bắt diết. Sâu rơi, dùng bao tay để thu gom sâu cho vào túi nilon. Đối với cây thấp thu kén, trứng. Sâu sau khi thu gom đào hố chôn lấp hoặc đốt.
Hình 4.11. Ảnh trứng sâu đƣợc thu gom
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
Biện pháp dùng đèn bẫy bắt sâu trưởng thành được áp dụng từ lúc nhộng vũ hoá thành sâu trưởng thành, giao phối, đẻ trứng và kết thúc một thế hệ. Dùng các loại đèn có cường độ chiếu sáng cao như đèn điện huỳnh quang, đèn ắc quy, đèn cực tím, đèn măng sông… để bẫy bắt sâu trưởng thành, trong đó sử dụng đèn cực tím là hữu hiệu nhất. Khi sâu trưởng thành đến thời kỳ vũ hoá, vào ban đêm sử dụng đèn cực tím đặt ở chân đồi thông. Cần chọn địa điểm đặt đèn ở chân đồi sao cho ánh sáng của đèn có tầm chiếu sáng rộng và xa nhất. Không đặt đèn dưới tán cây làm hạn chế tầm chiếu sáng của đèn.
Đào hố có kích thước 0,8m x 1,2m x 0,15m, trải trên đó bằng tấm nilon và đổ nước đầy vào hố, cho vào một ít thuốc hoá học hay dầu hoả, thời gian bẫy đèn từ 6, 7 giờ tối hôm trước đến 5, 6 giờ sáng hôm sau tuỳ theo mùa. Theo dõi sâu trưởng thành vào đèn, khi bướm vào nhiều dùng vợt vớt sâu cho vào túi nilon đưa chôn lấp hoặc đốt.
Hình 4.12. S dụng bẫy đèn để thu bắt sâu róm thông
Cách này được áp dụng khi phát hiện bướm ra rộ. Kết quả thu được được ghi vào bảng sau:
Bảng 4.8. Mối tƣơng quan giữa số lƣợng trƣởng thành sâu róm thông vào bẫy đèn với mật độ sâu róm thông tại rừng thông nhựa
Ngày theo dõi sau treo
bẫy (ngày)
Số trƣởng thành vào bẫy
(con/bẫy)
Mật độ sâu r m thông
(con /cây) Chênh
lệch về mật độ giới tính Rừng c bẫy Rừng không c bẫy 12/7/2018 189 con đực
28 con cái 18-25 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 7 đực 13/7/2018 82 con đực
17 con cái 17-20 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 5 đực 14/7/2018 72 con đực
12 con cái 15-17 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 6 đực 15/8/2018 60 con đực
8 con cái 12 – 15 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 7 đực 16/8/2018 45 con đực
6 con cái 10 -13 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 7 đực 17/8/2018 30 con đực
4 con cái 7-10 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 8 đực 18/8/2018 25 con đực
4 con cái 5-8 con/ cây
18-25 con/
cây 1 cái : 6 đực
Trung bình 72,1 con đực
10,4 con cái 12-14 con/ cây
18-25 con/
Từ kết quả trên ta thấy sau 7 ngày theo dõi bằng bẫy đèn. Số lượng sâu trưởng thành thu được đem lại hiệu quả rõ rệt. Cùng mật độ ban đầu thì rừng có bẫy đèn lượng sâu giảm đáng kể so với rừng không có bẫy đèn. Do vậy, lợi dụng tính xu quang của sâu trưởng thành là một trong những biện pháp hữu hiệu đối với công tác phòng trừ sâu róm thông tại khu vực nghiên cứu.
Hình 4.13. Sâu r m thông trƣởng thành vào bẫy
4.3.3. Biện pháp sinh học
Sử dụng các loại thiên địch, ký sinh như các loại vi nấm, vi khuẩn, vi rút, côn trùng… để phòng trừ sâu róm thông nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Trong tự nhiên sâu róm thông có nhiều loài thiên địch do vậy để khai thác, bảo vệ các loài côn trùng có ích cần bằng cách bảo vệ thực bì cây lá rộng, cây có hoa vì chúng là nơi trú ngụ và là nguồn thức ăn của những loài côn trùng ký sinh, ăn thịt sâu róm thông.
4.3.4. Sử dụng các chế phẩm sinh học
Trên địa bàn Nghệ An việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học phòng trừ sâu róm thông rất hiệu quả như các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm bạch cương (Bôvêrin, Bôvêrit, Biobauve...) có tác dụng diệt sâu rất hữu hiệu và có thời gian tồn lưu trong rừng lâu dài, nó diệt được sâu non, nhộng, sâu trưởng thành. Thời gian thích hợp cho phòng trừ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau. Phun vào lúc sâu non tuổi 2,3 trở lên, không nên phun vào thời gian
trứng, nhộng, sâu trưởng thành. Liều lượng sử dụng cho phun phòng từ 3-4 kg/ha, sử dụng cho phun trừ từ 6 – 8 kg/ha. Thời tiết phù hợp cho phun phòng, phun trừ khi độ ẩm không khí cao trên 85%, nên phun vào những ngày mưa phùn hay vào lúc nắng ấm có sương mù. Không phun vào thời gian nắng nóng mùa hè, có gió Tây Nam khô nóng hoặc vào mùa mưa bão.
Bảng 4.9. Tình hình s dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học T T Loại thuốc sử dụng Tỷ lệ số hộ sử dụng (%)
Tên thƣơng phẩm Tên hoạt chất
1 Boverin Nấm bôverin ( nấm cương tằm) 100% 2 Bitadin WP Bacillus thuringiensis var.
kurstaki 16.000 IU + Granulosis virus 108 PIB
100%
3 Biobauve 5DP Beauveria bassiana Vuill 100%
4 VBT USA 100%
Hình 4.14: Phun phòng bằng chế phẩm Boverin
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
Các chế phẩm có nguồn gốc vi khuẩn Bassillus thungingensis SP (Bitadin, VBT, Denlfin...). Thời gian phun vào tất cả các tháng trong năm. Đối với chế phẩm Bitadin sử dụng cho phun phòng là 0,6 kg/ha (nếu phun bột
kèm theo 4 kg/ha chất phụ gia), phun trừ là 1,2 kg/ha (nếu phun bột kèm theo 6 kg/ha chất phụ gia). Đối với chế phẩm VBT sử dụng cho phun phòng là 0,8 kg/ha (nếu phun bột kèm thêm 4 kg/ha chất phụ gia), phun trừ là 1,5 kg/ha (nếu phun bột kèm theo 8 kg/ha chất phụ gia). Đối với Delfin sử dụng cho phun trừ là 1,5 kg/ha (nếu phun bột kèm 8kg/ha chất phụ gia).
Hình 4.15: Hình ảnh phun bằng chế phẩm VBT
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đã có hiệu quả nhật định, sâu non sâu róm thông đã bị chết nhiều sau khi sử dụng thuốc một thời gian.
4.3.5. Sử dụng thuốc có nguồn gốc hoá học
Do địa hình rừng núi phức tạp, độ dốc và độ cao lớn, cây thông thường cao to nên biện pháp hoá học chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ cần lựa chọn các loại thuốc ít độc hại với người, gia cầm, gia súc và ít gây ô nhiễm môi trường. Các loại chế phẩm có tác dụng vị độc, tiếp xúc hoặc xông hơi có thể phun trừ sâu róm thông. Nồng độ, liều lượng các loại thuốc hoá học do các nhà sản xuất khuyến cáo. Nếu sử dụng thuốc hoá học để phun trừ phải được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và PTNT. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục của Nhà nước cho phép để phòng trừ. Danh mục thuốc được sử dụng Theo Thông tư số
03 /2018/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bảng 4.10. Hiệu lực của thuốc trừ sâu với sâu róm thông (thí nghiệm trong phòng)
Ghi chú: *: Thuốc trừ sâu nguồn gốc sinh học, Lượng nước sử dụng là 800l/ha
Bảng 4.11. Hiệu lực của thuốc đối với sâu non của sâu róm thông
Tên thuốc
thƣơng phẩm Tên hoạt chất
Nồng độ (%)
Ngày sau phun thuốc Hiệu lực phòng trừ(%) 3 5 7 Confidor 100SL IMIDACLOPRID 0,1 32,23 b 63,33a 70,03c TAKARE 3EC Karanjin 2% w/w 0,2 42,25b 53,38a 75,15c
OPULENT
150SC Indoxacarb 150g/l 0,15 72,59
b
76,55a 79,06c
Qua kết quả 2 bảng: 4.10 và bảng 4.11 ta thấy: Thuốc trừ sâu có hiệu quả rất cao trong việc trừ sâu róm thông, đặc biệt là trong phòng thí nghiệm.
Đối với thuốc OPULENT 150SC có chứa hoạt chất Indoxacarb: hiệu quả trừ sâu trong phòng thí nghiệm sau 72 giờ là 97,62%. Còn ngoài thực địa
Tên thuốc thƣơng phẩm Tên hoạt chất Nồng độ (%)
Hiệu lực đối với trƣởng thành (%)
Hiệu lực đối với sâu non (%)
24 giờ
48
giờ 72 giờ 24 giờ
48 giờ 72 giờ Regent 800 WG Fipronil 0,2 55,63 d 76,47 c 93,43b 33,67bc 78,73a 87,70b TAKARE 3EC Karanjin 2% w/w 0,2 45,56 d 52,94 c 86,96b 32,62bc 58,78a 83,50b OPULENT 150SC Indoxaca rb 150g/l 0,15 85,93 d 86,27 c 98,36b 83,64bc 88,43 a 97,62b
là 79,06%. Từ đó xác định được hoạt chất Indoxacarb có tác dụng lớn hơn hai hoạt chất còn lại là Imidacloprid và Karanjin trong việc trừ sâu róm thông.
Đối với việc trừ sâu trong phòng thí nghiệm: Hiệu quả đạt trên 80% sau khi trừ 72h, nhưng đối với việc trừ sâu ngoài thực địa thì hiệu quả cao nhất sau 72h phun trừ chỉ đạt gần 80%.
Hình 4.18. Hình ảnh phun bằng thuốc Ofatox 400EC
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Ánh, 2018)
4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính tại Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành rừng phòng hộ Yên Thành
4.4.1. Những thuận lợi và khó khăn
4.4.1.1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Chi cục Kiểm Lâm, Sở NN&PTNT, Ban lãnh đạo huyện Yên Thành, Hạt Kiểm Lâm huyện Yên Thành, ừng phòng hộ Yên Thành tới công tác quản lý bảo vệ rừng của tỉnh Nghệ An. Vì rừng ở đây chủ yếu là rừng cảnh quan và rừng phòng hộ môi trường nên công tác phòng trừ Sâu róm thông hàng năm đã được chú trọng.
Đơn vị có ban chỉ đạo chuyên trách về sâu bệnh từ Ban đến Trạm, đội sản xuất nên việc cập nhật thông tin, diễn biến các lứa sâu được cập nhật 14 ngày/lần.
Việc phun phòng trừ sâu hại rừng Thông diễn ra đã nhiều năm nên Ban quản lý có sự chuẩn bị ngay từ đầu, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng trừ và dự tính dự báo tương đối đầy đủ.
Địa hình tương đối thuận lợi, ít dốc.
4.4.1.2. Khó khăn
Công tác điều tra, dự báo sự phát triển của các lứa sâu gặp rất nhiều khó khăn vì diện tích rừng lớn, tuổi cây đã cao nên việc xác định mật độ sâu khó chính xác.
Các nhân tố khác như khí hậu, lập địa cũng làm thay đổi sự hình thành và phát triển của các lứa sâu.
Diện tích rừng Thông thuần loài lớn, cây Thông cao lớn nên khi có sâu việc phun phòng trừ gặp khó khăn nhất là phun nước phải huy động lực lượng lớn.
Kinh phí phun phòng trừ lớn mà năng lực tài chính của Ban Quản lý có hạn.
4.4.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính
Qua điều tra trực tiếp và nghiên cứu tại địa bàn thực tập kết hợp với tìm hiểu kinh nghiệm trong công tác phòng trừ Sâu róm thông tại địa phương, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
Thiết kế hệ thống ô tiêu chuẩn định vị để điều tra dự tính dự báo khả năng phát sinh phát triển của các loài sâu hại thông chính tại khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Bản quản lý rừng phòng hộ Yên Thành quản lý nên sử dụng hệ thống ô tiêu chuẩn mà nhóm nghiên cứu lập để sử dụng phục vụ công tác điều tra dự tính sâu bệnh hại thông.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu hại:
* Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh:
Rừng trồng cần được vệ sinh sạch sẽ, phát dây leo, bụi rậm, chặt bỏ các cành cây bị sâu đục thân để tránh lây lan sang cây khác, lâm phần khác.
Cần tăng cường các biện pháp phòng cháy rừng, cần trồng xen vào các loài cây khác thành băng để cản trở sự di chuyển của các loài sâu hại làm tăng tính đa dạng cho lâm phần.
Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Thành cần có kế hoạch cho thay thế dần những lâm phần Thông thuần loài đã bị nhiễm sâu hại, hiện tại sinh trưởng kém. Có thể thay thế bằng rừng hỗn giao Thông với Keo lá tràm hoặc các loài cây khác phù hợp với điều kiện tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi những lâm phần hay phát dịch. Dự tính dự báo sâu bệnh hại kịp thời.
- Khi phát hiện có dấu hiệu của dịch sâu hại cần tổ chức phun thuốc dập dịch ngay.
- Cần cùng với các hộ gia đình được giao khoán trồng thêm các loài cây khác ở khu vực đất trống và trồng các loài cây có kinh tế thành băng để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho Ban quản lý và người dân sống gần rừng, góp phần ngăn ngừa sâu hại.
- Do mật độ sâu và côn trùng có ích còn ít nên khi tiến hành phòng trừ sâu hại chỉ cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp thủ công và biện pháp sinh học là chính hạn chế dùng thuốc hoá học để tránh gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho các loài thiên địch.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Đối với giai đoạn trứng, sâu non và nhộng, ở những nơi có điều kiện nhân lực, cây thấp chủ rừng thực hiện biện pháp bắt sâu thủ công để diệt trứng, sâu non và nhộng.
Biện pháp dùng đèn bẫy bắt sâu trưởng thành được áp dụng từ lúc nhộng vũ hoá thành sâu trưởng thành, giao phối, đẻ trứng và kết thúc một thế hệ. Dùng các loại đèn có cường độ chiếu sáng cao như đèn điện huỳnh quang, đèn ắc quy, đèn cực tím, đèn măng sông… để bẫy bắt sâu trưởng thành, trong đó sử dụng đèn cực tím là hữu hiệu nhất. Cần chọn địa điểm đặt đèn ở chân đồi sao cho ánh sáng của đèn có tầm chiếu sáng rộng và xa nhất. Đào hố có kích thước Rộng x Dài x Sâu tương ứng là 0,8m x 1,2m x 0,15m, trãi trên đó bằng tấm nilon và đổ nước đầy vào hố, cho vào một ít thuốc hoá học hay dầu hoả, thời gian bẫy đền từ 6,7 giờ tối hôm trước đến 5, 6 giờ sáng hôm sau tuỳ theo mùa.
* Biện pháp sinh học:
Sử dụng các loại thiên địch, ký sinh như các loại vi nấm, vi khuẩn, vi rút, côn trùng… để phòng trừ sâu róm thông. Tuỳ theo điều kiện về nhân lực,