Những diễn tiến của lịch sử văn hóa, nguyên nhân của sự giao lưu tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những diễn tiến của lịch sử văn hóa, nguyên nhân của sự giao lưu tiếp

CÁC TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ

CÙNG CỐT TRUYỆN

Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày khái quát về khái niệm giao lưu - tiếp

biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong chương này, chúng tôi

tập trung phân tích nguyên nhân cũng như cơ chế của quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa cũng như văn học giữa hai dân tộc Kinh - Tày trong lịch sử cũng như ở bối cảnh hiện nay.

2.1. Những diễn tiến của lịch sử văn hóa, nguyên nhân của sự giao lưu - tiếp biến biến

Trên một địa bàn rộng lớn, các dân tộc cùng chung sống, việc xảy ra hiện tượng giao lưu - tiếp biến văn hóa là điều tất yếu. Trong số các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, người Kinh và người Tày có những sự giao lưu và tiếp biến trong văn hóa, đặc biệt là văn học. Minh chứng cho điều đó là những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh mà chúng tôi đang khảo sát, nghiên cứu. Diễn tiến lịch sử được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, trong đó có văn học.

Người Tày vốn là một cộng đồng dân tộc thiểu số có số dân đứng thứ hai trên toàn quốc (sau người Kinh). Địa bàn cư trú của đồng bào Tày rải rác ở nhiều nơi trên toàn quốc nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang…Theo các sử liệu, sự giao lưu văn hóa Kinh - Tày được thể hiện rõ nhất qua chính sách của các triều đình phong kiến, cụ thể là chính sách “phiên thần” của nhà Lê và chính sách “lưu quan” của nhà Nguyễn. Theo đó, triều đình cử những viên quan đi trấn ải biên giới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong những cuộc “tuần hành” làm nhiệm vụ quốc gia đó, các vị quan dưới xuôi mang theo gia đình, đồng thời mang theo văn hóa người Kinh ở đồng bằng lên miền ngược. Từ đó xuất hiện những sự giao

thoa văn hóa giữa người Kinh và người Tày như giao thoa trong phương thức sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, đời sống văn hóa….

Như chúng ta đã biết, Cao Bằng là một trong những trung tâm của văn hóa Tày. Đại đa số truyện thơ Nôm Tày được phát hiện ở Cao Bằng, thậm chí mở đầu truyện Thạch Seng, tác giả người Tày đã khẳng định về quê quán rõ ràng của chàng trai họ Thạch:

Xưa có người ở quận Cao Bình Người nhân đức có tên Thạch Nghĩa Chuyên bán củi làm kế sinh nhai Kết nàng hiền người ngay Dương thị

(Thạch Seng, câu 1 - 4)

Cao Bình là địa danh thuộc tỉnh Cao Bằng, nay thuộc địa phận huyện Hòa An. Cao Bằng là nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Tày và có nền văn hóa bản địa phát triển hết sức phong phú. Khảo qua các lát cắt lịch sử có thể thấy sự giao lưu văn hóa Kinh - Tày ở Cao Bằng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.

Theo nhiều nguồn sử liệu cho thấy, người Kinh đã lên Cao Bằng từ lâu đời nhưng rõ nhất là giai đoạn nhà Mạc chạy loạn lên Cao Bằng. Năm 1592, Trịnh Tùng tiến đánh Thăng Long, vua nhà Mạc khi đó là Mạc Mậu Hợp phải bỏ chạy về Kim Thành (Hải Dương). Trong tình thế cấp bách, Mạc Mậu Hợp nhường ngôi lại cho con trai là Mạc Toàn sau đó tự mình thống lĩnh quân đội chống lại quân họ Trịnh. Tuy nhiên, Mậu Hợp thất bại, bị bắt và bị hành hình. Không lâu sau Mạc Toàn cũng bị bắt, triều Mạc kết thúc. Tuy nhiên, hậu duệ và thế lực của họ Mạc vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, họ chạy khỏi Thăng Long cũng như miền xuôi để lên cát cứ những vùng đất biên ải, trong đó có Cao Bằng. Theo Đại Việt

sử ký toàn thư, cho đến thế kỷ 17 thì các vùng như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao

Cung, Mạc Kính Khoan đều là con cháu thuộc chi của Mạc Kính Điển.

Liên quan đến nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng, dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về sấm Trạng Trình. Vào những năm cuối đời, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lâm bệnh nặng, trước vận mệnh quốc gia đang suy yếu, vua Mạc Mậu Hợp sai con đến hỏi Trạng về sách lược kéo dài triều đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói: “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế” (Đất Cao Bằng tuy nhỏ hẹp nhưng cũng có thể kéo dài được mấy đời). Về sau quả nhiên nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng và kéo dài thêm mấy mươi năm. Tuy là dữ liệu dã sử nhưng từ đó cũng có thể thấy sự kiện nhà Mạc lên Cao Bằng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giao lưu văn hóa của dân tộc Tày miền núi và dân tộc Kinh miền xuôi.

Trong thời gian nhà Mạc chiếm giữ Cao Bằng, tranh chấp giữa các thế lực phong kiến vẫn diễn ra khiến cho nhân dân chịu không ít lầm than. Dân gian vẫn có câu ca:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con, Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

(Ca dao)

Sau khi chiếm cứ được Cao Bằng và các vùng đất lân cận, nhà Mạc định đô ở Cao Bằng, thời gian nhà Mạc duy trì ở Cao Bằng kéo dài 85 năm (1592 - 1677) trải qua ba đời vua: Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ.

Mạc Kính Cung là em thứ 7 của Mạc Kính Chỉ, sau khi Kính Chỉ mất, Kính Cung lên ngôi và lấy hiệu là Càn Thống. Ông trấn giữ cả một vùng rộng lớn từ sông Nhị Hà trở về Bắc, cả vùng trung du và miền núi như các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Các tướng lĩnh về tập hợp, nhân dân đi theo ông rất đông. Ông chấn chỉnh kỷ cương mọi mặt, an phục nhân tâm mở trường dạy học, mở khoa thi, thu nạp nhân tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở các ngành nghề, đường sá chợ búa, thương mại phát đạt, chiêu binh mãi mã…. Ngày

đêm luyện tập quân đội tề chính uy nghi. Bên cạnh đó, ông chăm lo sửa sang thành trì, đắp nhiều thành nhỏ ở nơi hiểm yếu tạo thành địa thế thuận lợi tiến thoái lưỡng tiện. Giảm sưu thuế, phạt nặng quan tham, giữ được cách sống hòa đồng giữa bản thân với nhân dân. Những chính sách của Mạc Kính Cung có thể nói là tương đối tích cực trong công cuộc trị dân của ông. Tuy nhiên vì lực lượng của quân Trịnh quá đông và hùng mạnh nên Mạc Kính Cung cuối cùng đã chịu bại vong và tử trận năm 1625.

Những năm sau đó, cháu nội của Mạc Kính Điển, cháu gọi Mạc Kính Cung là chú, Mạc Kính Khoan lên ngôi lấy hiệu là Long Thái. Cũng giống như tiền nhân, Kính Khoan thi hành những chính sách tích cực như chăm chỉ cho binh lính tập luyện cố gắng gây dựng một đội quân hùng hậu, trên thực tế quân đội của Long Thái cũng đã từng uy hiếp kinh thành Thăng Long, tuy nhiên do tương quan lực lượng quá chênh lệch, ông vẫn thất bại trước quân Trịnh, cuối cùng đành rút về Cao Bằng. Năm Mậu Dần 1638, ông mất ở Cao Bằng. Trong thời gian ở ngôi, Mạc Kính Khoan chú ý đến bồi dưỡng nhân tài, ông mở trường học và tổ chức nhiều khoa thi, lấy được nhiều Tiến sĩ, và tuyển chọn nhiều nhân tài phụng sự cho triều đình nhà Mạc. Đây là một điểm đáng chú ý và có đóng góp không nhỏ trong cuộc giao thoa văn hóa Kinh - Tày.

Năm 1638, con trai trưởng của Mạc Kính Khoan là Mạc Kính Vũ lên ngôi, lấy hiệu là Thuận Đức. Kế tục truyền thống cha ông, vị vua này cho tập duyệt quân đội, sắc lệnh rõ rành, thưởng phạt nghiêm minh, chiêu binh mãi mã. Bên cạnh việc chú trọng vũ trang, ông cũng quan tâm đến việc phát triển nhân tài, ông mở nhiều khoa thi tuyển chọn người phụng sự. Trong số các khoa thi, có Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ là nữ Trạng nguyên đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử nước ta. Để vỗ về nhân dân, Mạc Kính Vũ giảm nhẹ sưu thuế, mở cửa giao lưu buôn bán với Trung Quốc, cho tự do sản xuất đồ mỹ nghệ, khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp. Và điều quan trọng nhất cũng giống như các bậc cha anh, ông lại tuyên chiến với quân Trịnh. Cuộc chiến dòng dã 40 năm,

thắng bại thăng trầm. Khi thắng thế, quân Mạc tiến xuống phía nam, khi thất trận quân Mạc lại lùi về cố thủ căn cứ. Ông từng giúp Ngô Tam Quế chống Thanh, sau bị rơi vào thế gọng kìm của nhà Thanh và quân Trịnh, cuối cùng thất bại. Sau Mạc Kính Vũ, nhà Mạc ở Cao Bằng còn kéo duy trì được hai đời nữa là Mạc Kính Hỷ và Mạc Kính Quang, sự duy trì yếu ớt và kết thúc triều đại vào năm 1683.

Có thể nói sự kiện nhà Mạc lên trấn thủ và cát cứ Cao Bằng là một tiền đề vô cùng quan trọng trong sự giao thoa hai nến văn hóa Kinh - Tày. Kinh đô Cao Bằng của nhà Mạc là trung tâm giao lưu của văn hóa, với gần một thế kỉ tồn tại, nơi đây đã trở thành nơi hội tụ tinh hoa của đồng bào Tày. Sự giao lưu và tiếp biến thể hiện trên mọi mặt như: kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ….Nhận định về sự giao lưu văn hóa này, Giáo sư Trần Quốc Vượng từng nói: “Khi nhà Mạc ở Cao Bằng mòn mỏi đi vì các cuộc đánh phá của nhà Lê - Trịnh và mất ngôi hẳn từ năm 1677 thì các ca công, nhạc công của triều đình Mạc tản mát vào dân và Tày hóa. Trước và sau đó, do có hiểu biết về âm nhạc cung đình, họ dạy cho dân, cho các ông mo then nhiều bài hát bản nhạc. Những làn điệu đó đã dược Tày hóa, dân gian hóa thành các bài Bụt, bài Giàng. Song người pháp sư Tày vẫn nhớ ơn họ và thờ họ làm tổ sư với các tên Quản Nhạc, Lý Quỳnh Văn…”

Trong cuộc giao lưu và tiếp biến văn hóa đó, một số giá trị văn hóa người Tày đã được “Kinh hóa”, hay một số giá trị văn hóa người Kinh đã được “Tày hóa”. Sự giao lưu và tiếp biến đó diễn ra một cách tự nhiên đến khó phân định minh bạch. Trong nhóm 3 truyện thơ Nôm Tày mà luận văn của chúng tôi chọn làm đối tượng, có thể thấy rõ ràng truyện Tổng Tân - Cúc HoaPhạm Tử -

Ngọc Hoa là hai truyện vay mượn cốt truyện từ người Kinh, tuy nhiên truyện

Thạch Seng có phải là truyện vay mượn từ văn học người Kinh hay không thì

vẫn còn là vấn đề được giới học thuật quan tâm và đánh giá lại. Sự “vay mượn” này chắc chắn có cơ sở từ sự đồng điệu trong tâm hồn hai dân tộc Kinh - Tày, và xuất phát từ những sự tương đồng trong văn hóa.

Có thể nói tiến trình lịch sử, đặc biệt là công cuộc xây dựng cơ sở cát cứ của nhà Mạc khi bỏ chạy khỏi Thăng Long là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình giao lưu văn hóa Kinh – Tày. Vua tôi nhà Mạc mang đến Cao Bằng văn hóa đồng bằng, cụ thể là văn hóa dân tộc Kinh, giao lưu tiếp xúc với văn hóa của người Tày bản địa. Trên cơ sở của sự giao lưu tiếp xúc đó, văn hóa Kinh – Tày có tác động tương hỗ nhau, có thể văn hóa Kinh ảnh hưởng đến văn hóa Tày hoặc cũng có thể văn hóa Tày tác động lại văn hóa Kinh, sự tác động có tính chất hai chiều. Đó là cơ sở ra đời của những truyện thơ Nôm Tày và Nôm Kinh có cùng cốt truyện. Sự ảnh hưởng và giao lưu văn hóa giữa hai tộc người Kinh – Tày là rất lớn và trên nhiều phương diện, trong nhiều lĩnh vực, và truyện thơ chỉ là một lĩnh vực nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)