Đồng điệu trong khát vọng về một kết thúc viên mãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Đồng điệu trong khát vọng về một kết thúc viên mãn

Văn học hướng thiện luôn hướng đến một kết thúc viên mãn, chính nghĩa chiến thắng gian tà, người ngay được hưởng phúc, kẻ ác bị trừng trị. Và ước mơ muôn đời của nhân dân lao động là có một cuộc sống thái hòa no đủ, trên có minh quân, dưới có trung thần, trong nhà có sự thuận hòa êm ấm.

Đoạn kết của những truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện ít nhiều cũng đáp ứng được khát vọng này của nhân dân. Có thể nói đây là một biểu hiện rõ nét nhất của sự đồng điệu trong tâm hồn hai dân tộc Kinh - Tày.

Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa kết thúc bằng cảnh sum vầy hạnh phúc của vợ chồng quan Trạng Tổng Tân cũng như sự trừng phạt đích đáng cho đại diện của cái xấu xa: trưởng giả, Trương Đình.

Vợ chồng vạn đại được bình an Lưu truyền truyện thế gian cùng biết Sinh ở thế ngẫm nghĩ truyện xưa

(Tổng Tân - Cúc Hoa) Tác giả dân gian người Kinh kết lại thiên tình sử Tống Trân - Cúc Hoa bằng bốn câu sau:

Phúc to lại được vợ hiền,

Vinh hoa như Tống Trạng nguyên mấy người? Nhân khi thong thả thư trai,

Giờ xem truyện cũ, đặt bài quốc âm.

(Tống Trân - Cúc Hoa)

Trong truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa, sau khi đại diện cho cái ác là Trang Vương bị trừng trị, là cuộc hoàn sinh của vợ chồng Cúc Hoa. Phạm Tử kế thừa sản nghiệp của chính Trang Vương để lại, tạo dựng một nền thái bình dài lâu. Đó chính là khát vọng của người Kinh, người Tày và nhân dân lao động nói chúng. Và khi kết lại câu chuyện đầy nước mắt nhưng cũng trọn niềm vui ấy, tác giả người Tày viết:

Hết rồi truyện làm ăn vui thú Đã hết truyện hiếp phụ gian tâm Đặt truyện cho ngày sau sẽ đọc

(Phạm Tử - Ngọc Hoa)

Ở bản Nôm Kinh, tác giả dân gian viết:

Đâu đâu huyền quản xướng ca,

Muôn đời phụng sự quốc gia vững bền. Nhân rồi, cất lấy bút nghiên,

Chép làm quốc ngữ để truyền hậu lai.

(Phạm Tải - Ngọc Hoa)

Tác giả người Tày như muốn nhắc nhở câu chuyện kết thúc đẹp nhưng cuộc sống hiện thực vẫn phải tiếp tục.Và để nuôi dưỡng cũng như thực hiện giấc mơ, mọi người cần tiếp tục vui thú làm ăn, câu chuyện trên đây chỉ là động lực cho khát vọng cuộc sống.

Kết thúc của truyện Thạch Seng là khát vọng về một hạnh phúc muôn đời của đồng bào Tày:

Trời chẳng phụ người ngay nhân nghĩa Chia hoa lan hoa quế tỏa hương

Hai năm đủ lộng chương, lộng ngõa Công chúa sinh đẻ cả gái trai

Hạnh phúc đời tiếp đời hậu duệ.

(Thạch Seng)

Trong phiên bản Nôm Kinh Thạch Sanh lại chép:

Mới hay người ở thực thà,

Giời kia chẳng phụ, ắt là thanh tao. Cứ trong tích cũ chép sao,

Viện triều yên mối, Nam giao vững vàng. Bút hoa ghi chép tỏ tường,

Chuyện này thong thả thư đường mà xem.

(Thạch Sanh)

Xét sự tương quan giữa kết thúc giữa các phiên bản Kinh - Tày của ba tích truyện có thể thấy tác giả người Kinh nhấn mạnh vào thời điểm kể (chép) những câu chuyện này, đó là thời điểm nhàn rỗi, qua các từ: thong thả thư trai, nhân rồi (nhân lúc rảnh rỗi), thong thả thư đường. Điều này chứng tỏ, người Kinh đề cao chất “giải trí” của những tích truyện. Theo đó, truyện Nôm dân gian được người Kinh kể cho nhau nghe sau những giờ lao động vất vả, để quên đi cực nhọc thường ngày, hướng đến cuộc sống hạnh phúc về sau. Trong khi đó, tác giả người Tày trong cả ba truyện thơ Nôm có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh ở trên lại hầu như không nhắc đến thời điểm nhàn rỗi để kể chuyện, chép truyện…Cái tác giả người Tày nhấn mạnh là sự hạnh phúc bền lâu và lưu truyền hậu thế: Hạnh phúc đời tiếp đời hậu duệ (Thạch Seng); Đặt truyện cho ngày sau

Cúc Hoa). Có thể coi sự khác biệt này là một biểu hiện của tiếp biến văn học trên cơ sở của đồng điệu tâm hồn.

Nhìn chung, trong sự đồng điệu của hai dân tộc Kinh – Tày vẫn bao hàm cả sự tương đồng và dị biệt. Mặc cả hai dân tộc đều có sự tương đồng trong khát vọng về một kết thúc viên mãn nhưng người Tày vẫn có những sáng tạo riêng. Tách khỏi lớp truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, thử xét riêng một vài tác phẩm thuần túy của người Tày, chúng ta cũng có thể nhận thấy điều này. Ở một truyện thơ Nôm Tày có nội dung gần giống với Tổng

Tân – Cúc Hoa, truyện Lưu Đài – Hán Xuân cũng là một câu chuyện thể hiện

được ước mơ, khát vọng của người Tày. Từ một chàng trai nghèo mồ côi Lưu Đài đến làm người ở cho nhà thầy đồ, với bản tính ham học , Lưu Đài thường lén nghe lén thầy đồ giảng bài. Về sau chàng được Hán Xuân, cô gái con nhà giàu sang, tài sắc vẹn toàn, cảm mến và yêu thương. Khi vua mở khoa thi, Lưu Đài thi đỗ và cưới Hán Xuân làm vợ. Nhưng không lâu sau, chàng phải đi sứ, Hán Xuân xin theo chồng mặc dù đang mang thai. Thuyền của Lưu Đài đến giữa biển thì gặp nạn, Lưu Đài bị bắt xuống thủy phủ ép gả cho con gái Long vương, trong khi Hán Xuân bị sóng đánh dạt vào đất quỷ, nàng quỷ vương ép cưới làm vợ nhưng không chịu, cuối cùng nàng bị đánh và bị bỏ rơi. Nàng và con trai lạc đến mường tiên, được Phật truyền cho nhiều phép thần thông. Sau đó Hán Xuân trở về cứu chồng về lại dương gian. Khi quân Tần cùng các nước chư hầu tấn công, nhà vua sai Lưu Đài ra chống địch. Được sự giúp đỡ của vợ, Lưu Đài đánh lui được quân Tần và các nước chư hầu. Từ đó vợ chồng Lưu Đài, Hán Xuân cùng sống hạnh phúc đến hết đời.

* Tiểu kết chương 2

Trong tiến trình lịch sử, sự kiện nhà Mạc lên lập phiên triều tại Cao Bằng là nguyên nhân chính của giao lưu - tiếp biến văn hóa. Trong sự giao lưu và tiếp biến chung đó, một yếu tố không thể thiếu và dường như tất yếu là giao lưu - tiếp biến trong truyện thơ Nôm. Truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện

thơ Nôm Kinh chịu sự ảnh hưởng, tác động, cũng như tiếp nhận, áp dụng những phương thức sáng tác của văn học trung đại người Kinh, nhưng hiện hữu dưới lăng kính thẩm mĩ của tác giả người Tày. Từ đó tạo nên sự độc đáo và riêng biệt của những truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.

Những phiên bản Nôm Tày đó không phải là sự phiên dịch hoặc chuyển ngữ đơn thuần từ ngôn ngữ của dân tộc này qua ngôn ngữ của dân tộc khác mà nó đại biểu cho sự sáng tạo nghệ thuật của một dân tộc. Nếu như người Kinh nói riêng và người Việt Nam nói chung tự hào với sự chuyển thể xuất thần cốt truyện

Kim Vân Kiều truyện thành Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du thì người

Tày cũng tự hào với những truyện thơ Nôm có cốt truyện từ truyện dân gian của người Kinh.

Bản thơ Nôm Tày so với bản thơ Nôm Kinh là một sự sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được nảy sinh trên nền tảng đồng điệu, cụ thể đó là sự đồng điệu trong tâm hồn hai dân tộc Kinh - Tày. Sự đồng điệu này xuất phát từ ý thức nội tại của mỗi cộng đồng dân tộc, đó là khát vọng về một cuộc sống đủ đầy, viên mãn. Trong cả truyện thơ Nôm Kinh và truyện tho Nôm Tày, người đọc đều hài lòng với những cái kết có hậu. Cái kết đẹp đó không phải chỉ là giấc của một cộng đồng, một dân tộc, mà đó là giấc mơ của toàn nhân loại. Dù người miền ngược hay người miền xuôi, dù người da vàng hay người da trắng.v.v. đều mơ ước đến một cuộc sống hạnh phúc. Có thể nói, sự đồng điệu trong hai dân tộc Kinh, Tày là một cách biểu hiện cho sự giao lưu - tiếp biến văn học.

Chương 3

GIAO LƯU VĂN HỌC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ

NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN

Đặc điểm cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật của nhóm truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong chương này. Với đối tượng nghiên cứu là ba truyện thơ:

Tổng Tân - Cúc Hoa, Phạm Tử - Ngọc HoaThạch Seng, chúng tôi tập trung

vào phiên bản Tày để làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản, đồng thời trên cơ sở phân tích đó sẽ hướng đến sự so sánh với phiên bản Kinh để thấy được sự giao lưu văn học giữa hai dân tộc có bề dày văn hóa này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)