Phương pháp sáng tác thời trung đại và ảnh hưởng của nó đến các truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 31 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Phương pháp sáng tác thời trung đại và ảnh hưởng của nó đến các truyện

truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện

Thoạt nghe, luận điểm này có vẻ phi lý vì văn học Trung đại Việt Nam đại đa số được sáng tác bởi đông đảo đội ngũ tri thức Hán học, tác phẩm được thể hiện bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, như vậy có nghĩa tác phẩm văn học trung đại Việt Nam là những tác phẩm có tác giả rõ ràng, được phân định với tác phẩm văn học dân gian (trong đó có truyện Nôm dân gian). Tuy nhiên, cũng cần nhớ lại rằng, ở thời kì nào thì văn học cũng có những luồng riêng giữa nguồn chung, tức là song song với sự phát triển của văn học viết vẫn là sự tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Hai dòng văn học này cùng tồn tại, cùng phát triển, do đó không tránh khỏi những giao thoa, ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, sự tác động của phương pháp sáng tác văn học trung đại đến truyện thơ Nôm là điều không thể không diễn ra.

2.2.1. Sự thể hiện con người trong văn học trung đại Việt Nam và con người trong truyện thơ Nôm Tày

Chúng ta đều biết, văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học cổ trung đại Á Đông nói chung đều chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng triết học

phương Đông trong đó có ba hệ tư tưởng lớn Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Do đó con người trong văn học trung đại cũng mang triết thuyết của ba học thuyết này, chẳng hạn như thuyết phi ngã của Nho gia, thuyết vô ngã của đạo Phật và thuyết vong ngã của Lão - Trang. Tuy vậy, theo giáo sư Trần Đình Sử “cả tam giáo Nho - Phật - Đạo đều chủ trương lý thuyết phá ngã, vô ngã, vô kỷ, nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối. Trái lại, tất cả đều dựa vào phẩm chất cá nhân để giải phóng cái ngã nội tại khao khát tự do được bước sang một thế giới khác, không gò bó, không tạm bợ.” [40,203]. Điều này cũng có thể thấy từ trong cái chết của Phạm Tử và Ngọc Hoa, khi bị thế lực thống trị đè nén đến mức phải đến đường cùng, Phạm Tử bị ép phải từ giã cõi đời, từ giã người vợ yêu thương trong bữa tiệc “thuốc độc” của Trang Vương. Cái chết đó của chàng bị tác động dữ dội từ ngoại cảnh, còn Ngọc Hoa thì tìm đến cái chết bằng một ý thức nội tâm. Nàng tự tìm đến cái chết để bảo toàn lòng trinh bạch thủy chung với chồng, đồng thời cũng là một lời phản kháng mạnh mẽ với thế lực xã hội đang chà đạp lên hạnh phúc của dân lành. Ở một khía cạnh nào đó, cái chết của Ngọc Hoa là minh chứng rõ ràng cho một sự vong ngã để tìm đến một thế giới khác, thế giới có người nàng yêu. Có thể nàng không chắc rằng nơi thế giới bên kia sẽ có một cuộc sống hạnh phúc nhưng ít nhất, nơi đó sẽ được ở bên người nàng yêu thương - Phạm Tử.

Triết thuyết vô ngã, phi ngã khiến cho văn học trung đại chịu sự quy định chặt chẽ của tính quy phạm, tuy vậy con người cá nhân vẫn được thể hiện một cách phong phú, sinh động. Tổng Tân hay Thạch Seng là đại diện cho người anh hùng của dân tộc Tày, một mẫu người anh hùng mang trong mình cảm hứng sử thi của cả một dân tộc. Tuy nhiên, Tổng Tân và Thạch Seng ở một phần nào đó trong con người họ vẫn là họ, tồn tại những nét riêng biệt trong cái chung tổng thể. Có thể nói, bên trong người anh hùng đánh bại lang sói, hùm beo trừ hại cho dân lành vẫn là một chàng Tổng Tân quan trạng tài hoa phong nhã, bên trong một người anh hùng đại diện cộng đồng diệt chằn tinh, xà vương vẫn là một

chàng Thạch Seng chất phác, thật thà, rũ bỏ danh lợi thủy cung để về với gốc đa thân thuộc, trọn đạo hiếu thờ phụng xuân huyên.

Chịu sự chi phối của hệ thống thi pháp trung đại, đồng thời không ngừng sáng tạo theo tiếng gọi của cảm xúc bản ngã, nhà sáng tác thời trung đại giống như “người nghệ sĩ múa một tay còn tay kia bị cột vào truyền thống”. Nếu áp dụng vào truyện thơ Nôm Tày, có thể thấy được điều này tương đối rõ nét.

Con người trong văn học trung đại theo đó cũng có sự thay đổi theo nhiều chiều kích khác nhau, lúc nghiêm trang trong vòng khuôn thước kinh điển, lúc bứt phá dữ dội để tâm hồn rung động và thăng hoa bằng những cảm xúc chân thật và mãnh liệt vốn có của con người. Điều này, có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật, đặc biệt là những nhân vật nữ trong truyện thơ Nôm Tày. Ngọc Hoa vượt qua những khuôn thước “môn đăng hộ đối” để quyết lấy cho được chàng Phạm Tử hàn nho cũng bởi cảm tình ngay từ buổi đầu gặp mặt, đó là sự chiến thắng của tình yêu với khuôn phép xã hội. Nhưng nàng vẫn giữ trọn đạo vợ chồng, chịu tang ba năm khi chồng mất, giữ lòng trung trinh đến nỗi quyên sinh theo chồng. Có thể nói ở Ngọc Hoa, sự kết hợp giữa cảm xúc cá nhân vượt qua khuôn rào lễ giáo và sự chuẩn mực trong đạo lý nhân sinh được thể hiện một cách rõ nét nhất. Quỳnh Nga vì trả ơn cứu mạng đã tự mình kết ngãi cùng Thạch Seng, nàng công chúa lầu ngọc gác son đã vượt qua hàng rào cung cấm để đến với chàng tiều phu côi cút, đó là sự vượt phá lễ giáo, chuẩn mực nhưng xét theo cảm xúc nội tại mỗi người thì lại hoàn toàn có cơ sở.

Con người cá nhân, cá thể trong văn học trung đại thường không được thể hiện một cách phóng khoáng, cởi mở như trong văn học hiện đại. Song điều đáng quý là mặc dù chịu sự chi phối của tính quy phạm, người ta vẫn nhìn thấy trong văn học trung đại những tâm hồn nghệ sĩ phá cách; biết yêu, say, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người; biết sống bằng những cảm xúc riêng tư từ trong thẳm sâu con tim mình.

riêng giữa một dòng chung. Một dòng hướng về những chuẩn mực, hướng về những chủ đề, quan niệm mang tính công thức. Dòng này tạo nên kiểu văn học mang tính quan phương, cung đình, chủ yếu là tụng ca vua sáng tôi hiền, đề cao lễ nghĩa Nho giáo.

Người sáng tác quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”, văn chương xoay quanh những chủ đề quen thuộc của đạo đức nhà Nho. Con người xuất hiện trong dòng văn học này, lẽ dĩ nhiên là con người cộng đồng, con người quân quốc… mang lí tưởng “trí quân trạch dân”, mang khát vọng xây dựng một xã hội Nghiêu Thuấn. Minh chứng cho luận điểm này có thể dễ dàng tìm thấy trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm….

Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn, Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.

(Nguyễn Trãi, Tự thán 4)

Dòng thứ hai vượt thoát ra ngoài khuôn phép, luật lệ để những cảm xúc thật, những tình cảm thật được thăng hoa. Ở dòng thứ hai này, con người cá nhân có dịp bứt phá, quẫy đạp bằng một cái tôi mạnh mẽ, phóng khoáng.

Nếu lấy những quy tắc, điển phạm trong mỹ học phong kiến làm tâm thì có thể xem dòng văn học thứ nhất là “dòng văn học hướng tâm” và dòng văn học thứ hai là “dòng văn học ly tâm” như PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn đã dùng.

Lịch sử văn học chứng minh rằng, chỉ khi nào văn học ly tâm thì mới xuất hiện những tiếng nói nghệ thuật đích thực, mới xuất hiện những tác giả văn học lớn. Những kiệt tác để đời của những đấng tài hoa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… phần lớn được sáng tạo trong những giây phút ly tâm của tâm hồn họ. Vượt thoát ra khỏi những khuôn phép là lúc cảm xúc con người được thăng hoa và hiện thực hóa bằng tác phẩm văn chương. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn từng nói: “Trong những trạng huống bức xúc, những cảnh ngộ dễ khơi gợi niềm trắc ẩn trong tâm hồn nhà nghệ sĩ… sẽ là lúc bột khởi những rung động nghệ thuật đích thực, từ đó khởi động những suy cảm cá nhân” [39,58]. Sự thể

với cá tính sáng tạo của nhà văn, đồng thời gắn liền với sự vận động của lịch sử. Mỗi thời đại văn học với những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa riêng sẽ hình thành quan niệm nghệ thuật về con người của riêng thời đại ấy.

Trở lại với nhóm ba truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, có thể thấy những nhân vật đều thể hiện được tính “ly tâm” cũng như “hướng tâm”. Tổng Tân “hướng tâm” ở thực hiện trách nhiệm cao cả với quốc gia đại sự, và “ly tâm” ở khát vọng với hạnh phúc tình yêu; Ngọc Hoa “hướng tâm” ở lòng hiếu thảo và sự thủy chung, nhưng cũng “ly tâm” ở sự phản kháng Trang Vương mãnh liệt…Như vậy, bản thân trong mỗi nhân vật đã có những sự “hướng tâm” và “ly tâm”, hai thái cực này luôn tồn tại cùng nhau, đan xen nhau, và nó chính là bản thân nguồn gốc của sự phát triển.

Hình tượng con người trong văn học trung đại Việt Nam còn được thể hiện qua các nguồn cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Hai cảm hứng sáng tác này bao trùm nền văn học và hòa quyện nhau không thể tách rời. Tuy nhiên mỗi cảm hứng thể hiện rõ nét ở một giai đoạn lịch sử nhất định và quy định đặc trưng văn học của mỗi giai đoạn đó.

Cảm hứng yêu nước được thể hiện rõ nét trong văn học giai đoạn đầu (thế kỉ X - XV), sau đó trở lại trong văn học cuối thế kỉ XIX (khi thực dân Pháp xâm lược). Cảm hứng nhân đạo thể hiện rõ trong văn học từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Sự vận động của văn học đi từ cảm hứng yêu nước sang cảm hứng nhân đạo bắt đầu từ sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người để rồi chính quan niệm này quy định sáng tác của nhà văn, chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ, thể loại, bút pháp…

Từ thế kỉ X - thế kỉ XV là giai đoạn phục hưng và phát triển đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc, giai đoạn này cũng là giai đoạn mà dân tộc ta không ngừng đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm phương Bắc để gìn giữ bờ cõi. Chính vì thế, cảm hứng chính trong văn học là cảm hứng yêu nước, con người được đề cao trong văn học là con người cộng đồng - con người hướng tâm, tức là những

con người sống theo những chuẩn mực đạo đức của cộng đồng (thời trung đại chuẩn mực ấy là đạo đức Nho giáo). Hiện thực giai đoạn đầu đơn giản, không rối rắm, phức tạp nên con người trong văn học cũng không có nhiều băn khoăn, day dứt; cũng không thể hiện nhiều những ham muốn, khát vọng cá nhân.

Có thể kể ra một số hình ảnh con người nổi bật như: con người hùng tráng với tư thế lẫm liệt, lí tưởng lớn lao, khát vọng cháy bỏng, nhân cách cao đẹp trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão; con người bi tráng dù rơi vào hoàn cảnh bi kịch nhưng nhiệt tâm cứu nước vẫn không lúc nào vơi cạn trong Cảm hoài

của Đặng Dung; con người ưu ái, suốt đời lo nghĩ cho nước cho dân trong thơ Nguyễn Trãi…

Từ thế kỉ XVI về sau, hiện thực trở nên phức tạp hơn rất nhiều, xã hội phong kiến rơi vào khủng hoảng, các thế lực phong kiến chém giết, tàn hại lẫn nhau. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Vận mệnh, quyền sống của con người bị đặt bên bờ vực thẳm. Lúc này văn học nói lên tiếng nói của mình để bênh vực, ngợi ca, yêu thương, trân trọng con người. Chính vì thế văn học chuyển từ cảm hứng yêu nước sang cảm hứng nhân văn, nhân đạo. Con người được đề cao trong văn học là con người cá nhân.

Có thể nói, quá trình vận động của hình tượng con người trong văn học trung đại đi từ chỗ giản đơn đến phức tạp, từ con người cộng đồng đến con người cá nhân với nhiều biểu hiện đa dạng đã khiến văn học có những bước phát triển vượt bậc theo hướng từ bỏ dần các yếu tố quan phương, cung đình để tìm đến với những cảm xúc chân thật, những rung động tế vi trong thẳm sâu tâm hồn. Những con người có sự cựa quậy về cái tôi bản ngã, phản ứng lại lễ giáo phong kiến; những con người mất dần niềm tin vào những giá trị của đạo đức nhà Nho, cảm nhận được sự cô độc, lạc lõng đồng thời không ngừng khát khao về tình yêu và hạnh phúc.

con người khát vọng trong Đoạn trường tân thanh, Chinh phụ ngâm, Cung

oán ngâm, thơ Nôm Hồ Xuân Hương…; con người khủng hoảng niềm tin trong

thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Cao Bá Quát; con người tự phản tỉnh trong Cung

oán ngâm, thơ Nguyễn Công Trứ….

Với truyện thơ Nôm Tày, nhân vật trong những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày không thể hiện nhiều qua cảm hứng, nhất là hai cảm hứng chủ đạo của văn học trung đại Việt Nam. Nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày gần giống với kiểu nhân vật của văn học dân gian, những nhân vật mang tính đại biểu cho cả cộng đồng. Như chúng tôi đã trình bày, tính đại biểu đó thể hiện chất sử thi. Nếu xét về chất sử thi có thể thấycác nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày biểu lộ rõ hơn so với các nhân vật trong truyện thơ Nôm Kinh. Những Tổng Tân, Thạch Seng có phần thể hiện rõ chất sử thi hơn với những Tống Trân, Thạch Sanh, đặc biệt là ở những đoạn các nhân vật này chiến đấu với cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải.

2.2.2. Bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại và sự thể hiện trong truyện thơ Nôm Tày

2.2.2.1. Ước lệ trong văn học nói chung

Trong đời sống xã hội, ước lệ là một quy ước có tính cộng đồng. Ước lệ là một tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật và hiện tượng hiện lên đúng với chiều kích quy ước và đúng với cách hiểu của cả cộng đồng. Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ. Bởi lẽ, văn học không là phiên bản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ mảnh đất thực tại, thanh lọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng kính thẩm mỹ của thời đại. Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có tính qui ước của các nhà văn trong một thời đại, một dòng văn học nhất định.

2.2.2.2. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam

và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ. Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học. Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. Ước lệ bao gồm ba tính chất: Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã.

Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ

Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mệnh danh là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi như thế, văn chương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và người tiếp nhận cũng rất bác học. Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính quy phạm từ góc độ sáng tác đến thưởng thức. Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách. Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)