Hình tượng con người của núi rừng Bắc bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 52 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Hình tượng con người của núi rừng Bắc bộ

3.1.1.1. Hình tượng người phụ nữ

Trong những truyện thơ Nôm nói chung, và truyện thơ Nôm Tày nói riêng hình ảnh người phụ nữa là một phần không thể thiếu. Với loại hình nhân vật này, chúng tôi phân ra làm hai tuyến: nhân vật nữ chính và nhân vật nữ phụ. Những nhân vật nữ chính có thể kể đến như: nàng Cúc Hoa (trong Tổng Tân - Cúc Hoa), nàng Ngọc Hoa (trong Phạm Tử - Ngọc Hoa) và công chúa Quỳnh Nga (trong Thạch Seng), bên cạnh đó là sự góp mặt của những vai nữ phụ như: mẹ của Tổng Tân, mẹ Cúc Hoa, công chúa Chương Đài, công chúa Bạch Hoa, hai chị gái Cảnh Nữ, Thị Tây (trong truyện Tổng Tân - Cúc Hoa); mẹ Thạch Seng (trong truyện Thạch Seng)…

Nhóm nhân vật nữ chính: Quỳnh Nga, Cúc Hoa, Ngọc Hoa

Có thể nói nhóm nhật vật nữ chính trong truyện thơ Nôm Tày có vai trò rất quan trọng, ở một số truyện thơ Nôm Tày họ còn đóng vai trò trung tâm như: Nàng Hán, Nàng Kim…. Trong quá trình phân tích, chúng tôi có thể khái quát được những đặc điểm cơ bản trong tính cách nhân vật từ đó nhận định được phần nào dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian người Tày.

Quỳnh Nga, Cúc Hoa, Ngọc Hoa đều là con nhà quyền quý, nếu như Quỳnh Nga là công chúa con vua Viễn Vương thì Cúc Hoa và Ngọc Hoa cũng đều là những tiểu thư đài các. Mặc dù vậy ý trung nhân của họ không phải là những hoàng tử cao sang hoặc thiếu gia đại phú, mà là những chàng hàn sĩ ăn xin hoặc những chàng mồ côi có địa vị thấp kém trong xã hội. Quỳnh Nga vì cảm kích trước ơn cứu mạng mà muốn nên nghĩa vợ chồng với Thạch Seng. Trong khi đó Cúc Hoa và Ngọc Hoa gần như không có một nguyên do nào cam tâm từ bỏ cửa rộng quyền quý để nguyện kết duyên với những chàng trai bần hàn, nghèo khó như Tổng Tân và Phạm Tử. Có thể xem đây là những mối duyên trời định, mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận tình cảm xuất phát từ chính trái tim của các cặp đôi. Nhưng ẩn sâu trong đó, có thể thấy khát vọng cũng như mơ ước của người Tày về tình yêu vượt qua mọi khoảng cách, địa vị, đó là thứ tình yêu trong như nước suối Cao Bằng, đẹp như sắc hoa vặc viền hay bất tử như núi non đất Việt.

Mối lương duyên của các cặp đôi trong các truyện thơ Nôm Tày đến một cách hết sức tự nhiên. Những hoàn cảnh bình thường tạo nên một mối lương duyên lạ thường. Khi chàng ăn xin Tổng Tân đến nhà Trưởng giả (cha Cúc Hoa) xin ăn, Trưởng giả thấy con gái út Cúc Hoa có ý lưu luyến Tổng Tân, ông đã gọi chàng đến, và sau vài ba câu chuyện hỏi về gia cảnh chàng, Trưởng giả đã quyết định gả con gái cho Tổng Tân:

Trưởng giả cười nói năng khoan nhặt Cúc Hoa thương mặt ngọc Tống Trân. Số các con được phân hạ giới,

Duyên phận định phân phối cả hai. Trưởng giả nói đôi lời nghiêm chỉnh, Ta gả con bay định kết đôi.

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 136 - 141)

Để khắc họa sự rung động của Cúc Hoa với chàng nho sĩ nghèo Phạm Tử, tác giả người Tày đã dành một đoạn thơ dài đến 15 câu để miêu tả (từ câu 110 - 124):

Từ hôm nàng thấy chàng nho sĩ, Tự nhiên buồn chán cả chân tay, ……

Trưa tối chẳng nhớ ăn buồn bã.

Có thể nói những cuộc nhân duyên đến một cách tự nhiên nhưng dường như nằm trong sự sắp đặt của đấng cao xanh. Từ đó cũng phá bỏ được quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vốn đã tồn tại cố hữu trong hệ ý thức phong kiến nghìn năm. Tuy nhiên khi bỏ đi yếu tố “ý trời” thì những mối lương duyên này lại hết sức tự nhiên, mang đậm dấu ấn và sự chủ động của người phụ nữ. Người phụ nữ chủ động yêu thương, chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc, vượt qua ranh giới và khoảng cách địa vị xã hội.

Bên cạnh sự chủ động trong việc tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, những cô gái trong truyện thơ Nôm Tày vẫn giữ được phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là vẹn tròn chữ hiếu và thủy chung chữ tình.

Ngọc Hoa vì muốn lo cho cha mẹ nên vẫn chưa vội vàng thành thân. Thương song thân già yếu, nàng lại là con duy nhất trong nhà, Cúc Hoa chưa thể yên tâm theo chồng. Có lẽ do vậy mà Ngọc Hoa muốn tìm một đấng lang quân nào đó để có thể về sống chung với gia đình vợ với mong muốn cùng chồng chăm

sóc cha mẹ già cho đến cuối đời. Và trong hoàn cảnh đó, người phù hợp hơn cả là chàng học trò mồ côi Phạm Tử. Cảnh kết duyên của đôi trẻ diễn ra vô cùng vui tươi, rộn rã: Ba ngày tiệc xa gần vui thú/ Ngọc Hoa cùng Phạm Tử kết hôn/

Khách nườm nượp én ương loan phượng/ Đêm ngày đàn ca xướng vui thay

(Phạm Tử - Ngọc Hoa, câu 222 - 225)

Không giống như Ngọc Hoa, Cúc Hoa thể hiện chữ hiếu bằng việc thay chồng chăm sóc mẹ chồng. Tiễn chồng lên kinh ứng thí, một mình nàng chăm sóc lão mẫu già yếu, cơm ăn bữa đói bữa no, thậm chí nàng còn phải đi ăn xin để lấy gạo nuôi mẹ. Những lúc không có đủ gạo ăn, nàng đành nhịn đói hoặc ăn cám thay cơm: Hết gạo lại lên đường dạo bản/ Được gạo nhờ bản quán hương

lân/ Đem về nuôi lão thân già cả/ Nàng Cúc Hoa mọi nhẽ đảm đang/ Cơm thì nàng để dành lão mẫu/ Trưa chiều nàng cơm độn cám vàng/ Để cho mẹ của chồng no bụng (Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 238 - 244) Tấm lòng hiếu thảo của nàng cảm động lòng người và thấu đến trời xanh. :

Nào vía hỡi con mình có đạo Mười lời khen dâu thảo phân minh Mẹ con ta cùng ăn chớ nhịn

Trưa chiều ta có bát ăn lưng.

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 252 - 255)

Bản thân Cúc Hoa vốn là con nhà giàu, từ nhỏ đã sống trong lụa là no đủ nay bỗng chốc chịu trăm đắng nghìn cay chăm sóc mẹ chồng già yếu, từ vất vả đường trường đến bữa cơm chăng chớ, tuy vậy nàng vẫn không oán than nửa lời, không luyến tiếc cuộc sống phồn hòa mà cam tâm chịu đựng. Trong những tháng ngày nuôi chồng đèn sách, Cúc Hoa luôn thể hiện sự tôn kính với thầy, thảo hiền với mẹ và yêu thương với chồng, thậm chí đến lúc Tổng Tân đi thi, khi tất cả tiền bạc đã cạn, nàng đành phải bán đi dải yếm hồng cho chàng làm lộ phí. Những phẩm hạnh đó mới thật đáng quý biết bao: Cúc Hoa lệ hai hàng tuôn chảy/ Gạo

còn đâu/ Mọi vật đều sạch làu vẹn vẹn/ Giờ em còn cái yếm hai dây/ Có thể đem bán ngay ngoài chợ (Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 357 - 362).

Bên cạnh sự hiền thục, hết lòng yêu thương chăm sóc người thân, những người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày còn thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ với những thế lực cường quyền chà đạp lên hạnh phúc cá nhân con người hay lễ giáo phong kiến hà khắc với quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cô gái, chàng trai. Để biểu thị sự phản kháng ấy, nhân vật nữ thậm chí còn đánh đổi cả bằng mạng sống của mình. Nếu Cúc Hoa mạnh mẽ chống lại những áp đặt vô lý, hám giàu sang của cha mình bằng sự dứt khoát bảo vệ cuộc hôn nhân với Tổng Tân thì Ngọc Hoa nguyện quyên sinh theo chồng để chống lại âm mưu chia loan rẽ thúy của Trang Vương. Những hành động ấy thật đáng quý và đáng trân trọng, nó như những tấm gương sáng về lòng chung thủy, nghĩa tao khang chồng vợ trong xã hội Việt Nam mọi thời đại.

Kết thúc của mỗi truyện thơ Nôm, các nhân vật nữ: Quỳnh Nga, Cúc Hoa, Ngọc Hoa đều có được cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Tuy nhiên, đúng như quy luật của cuộc sống, không có con đường nào êm ái để đi đến hạnh phúc cuối cùng, để có được một kết cục đẹp, Cúc Hoa, Ngọc Hoa, Quỳnh Nga, ba cô gái ấy đã phải vượt qua vô vàn sóng gió, thậm chí vượt qua ải Diêm Vương. Bằng bút pháp tài tình, giọng kể chuyện mang âm hưởng sử thi, người Tày đã đêm đến cho độc giả những bức tranh đẹp về hành trình theo đuổi hạnh phúc của người Tày nói riêng và nhân loại nói chung.

Nhóm nhân vật nữ phụ

Trong truyện thơ Nôm, nhân vật nữ phụ có thể là lão mẫu, thị tì, hoặc chị em trong nhà của những nhân vật chính. Khi khảo sát nhóm 3 truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh: Tổng Tân - Cúc Hoa, Phạm

Tử - Ngọc Hoa, Thạch Seng, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện và đóng góp của

Trong truyện Tổng Tân - Cúc Hoa, sự góp mặt của ba nhân vật nữ phụ bao gồm: lão mẫu mẹ của Tổng Tân, hai chị gái của Cúc Hoa là Cảnh Nữ và Thị Tây có những điểm rất đáng chú ý. Có thể nói những nhân vật này là tấm gương phản chiếu rõ ràng và khách quan nhất phẩm chất cao đẹp nhân vật nữ chính Cúc Hoa. Những tháng ngày thay chồng nuôi mẹ của Cúc Hoa đã được chính lão mẫu mẹ Tổng Tân nhận xét và đánh giá:

Nàng Cúc Hoa mặt ngọc mĩ miều

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 2499)

Rét không đủ áo mặc che thân Đói chẳng có gì ăn lót dạ

Chỉ còn trông nhờ cậy Cúc Hoa

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 2506 - 2509)

Nàng hai bữa trưa chiều nuôi nấng Không thì tôi đã chết còn đâu Ai hơn đạo con dâu chăm sóc Ơn nàng tôi mới được sống lâu

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 2512 - 2515)

Những lời tâm huyết trên của một bà lão đã thêm một lần nữa khẳng định sự tận tâm, tận hiếu của Cúc Hoa.

Như vậy, để tìm hiểu phẩm chất nữ chính ngoài việc thông qua lời kể của tác giả dân gian, còn một kênh thông tin nữa để tiếp cận, đó chính là nhân vật nữ phụ, cụ thể ở đây là lão mẫu, mẹ của Tổng Tân. Từ đó có thể thấy nét đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ được phản chiếu trên nhiều phương diện và từ nhiều nhân vật.

Khác với lão mẫu mẹ của Tổng Tân, hai chị gái của Cúc Hoa không làm vai trò “phản chiếu” phẩm chất của em gái, mà là một mảng màu đẹp đẽ đại diện chung cho những cô gái Tày, giàu tình thương và lòng nhân ái. Thương xót em gái vì bị cha ép gả cho Trương Đình, thương em rể vì “bặt vô âm tín”, hai nàng đã không kìm được nước mắt khóc thương và xin cha hãy suy nghĩ lại.

Cảnh Nữ cùng người chị Thị Tây Thương em nước mắt đầy lai láng Mười lời đều khóc vọng khóc tìm

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 2107 - 2107)

Nhìn chung, trong truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa, nhân vật nữ đại đa số đều là những người lương thiện, nếu nhân vật nữ không đại diện cho phẩm chất tốt đẹp thì họ cũng hiện lên một cách khá mờ nhạt, chẳng hạn như công chúa Chương Đài. Chương Đài vì muốn có được Tổng Tân làm chồng nên đã nhờ vua cha ép chàng phải kết duyên, khi không được đáp ứng thì nàng bèn nghĩ cách để Tổng Tân phải đi sứ nước Tần.

Việc tạo dựng một phần không nhỏ những nhân vật nữ phụ với phẩm chất tốt đẹp phải chăng thể hiện được tư duy thẩm mĩ của người Tày. Với họ những cô gái trẻ trung lương thiện ấy như những bông hoa pan chủ, vặc viền của rừng núi, những bông hoa ấy vây quanh cùng khoe sắc, cùng tỏa hương cho cuộc sống muôn màu. Họ là đại diện cho quan niệm thẩm mĩ của người Tày nói riêng, vừa tinh khiết, nguyên sơ lại vừa ngạt ngào hương sắc. Họ cũng là những người phù hợp nhất để sánh đôi với các nhân vật anh hùng nam giới trong mỗi truyện thơ Nôm.

3.1.1.2. Hình tượng nam giới

Trong văn hóa, văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam, cảm hứng sử thi là nguồn cảm hứng chính để các tác giả khuyết danh cũng như hữu danh xây dựng nên hình ảnh nhân vật nam chính diện. Những chàng trai ấy mang trong mình hơi thở của núi rừng, tâm hồn của dân tộc và đại biểu cho toàn thể nhân dân của một cộng đồng hoặc một tộc người. Đó là những chàng trai thông minh, gan dạ, tài năng hoặc có một sức mạnh phi thường sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý và là tấm lá chắn che chở cho buôn dân khắp chốn. Mặc dù được vay mượn hoặc có ảnh hưởng từ nhân vật của người Kinh song sự tồn tại của họ trong mỗi tác phẩm truyện thơ Nôm Tày vẫn mang được bản sắc riêng cho cộng đồng

họ đại diện. Các nhân vật nam chính như: Phạm Tử, Thạch Seng hay Tổng Tân được xây dựng khá sát và tương đồng với hình tượng ở bản Nôm Kinh song bằng những biện pháp sáng tác đặc thù, quan niệm truyền thống và văn hóa tộc người, Nho sĩ và đồng bào người Tày đã biến họ trở thành những chàng trai của núi rừng. Họ là đại biểu cho sức mạnh và ý chí cộng đồng mang âm hưởng của người Tày nơi núi rừng Bắc bộ…

Vẻ đẹp đầu tiên cần nhắc đến trong những nhân vật nam chính này là ý thức về danh dự cá nhân và phẩm giá con người. Điểm tương đồng lớn nhất giữa các

nhân vật nam chính: Tổng Tân, Thạch Seng, Phạm Tử là xuất thân mồ côi, nghèo khó. Tổng Tân mồ côi cha, dặm trường ăn xin nuôi mẹ; Phạm Tử mất cả cha lẫn mẹ phải ở đợ cho nhà cậu; Thạch Seng mất cha ngay từ khi còn trong bụng mẹ, không lâu sau mẹ chàng cũng qua đời, chàng côi cút đốn củi kiếm ăn qua ngày. Hoàn cảnh của ba chàng trai ấy vạn phần đều không tương xứng với những tiểu thư lá ngọc cành vàng như Cúc Hoa, Ngọc Hoa, hay công chúa đài trang Quỳnh Nga. Và dường như ý thức được điều đó nên khi được gợi ý về các mối lương duyên, cả ba chàng đều nhất loạt từ chối.

Tổng Tân thoái thác lời của Trưởng giả bằng những câu như:

Con mồ côi bần tiện khó thay Nồi nhỏ sánh chảo trâu sao được?

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 151 - 152)

Nàng là vóc lụa hồng cao giá Sánh vải thô thực đã nực cười.

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 158 - 159)

Tổng Tân tính sâu sắc nhiều bề Ăn thịt lo thịt ngon đau dạ

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 173 - 174)

Thạch Seng từ chối lời ngỏ ý kết duyên của Quỳnh Nga bằng sự so sánh bản thân chàng với công chúa hoa ngọc, chàng tự ví mình là chim chích, gà rừng, trâu - là những con vật tầm thường dân dã - không sánh được với sánh nổi với

phượng hoàng, chim công, rồng con - những con vật cao quý, ẩn dụ cho Quỳnh Nga. Về phần Phạm Tử, chàng cũng khẳng khái từ chối lời gả con gái của tướng công họ Trần :

Phạm Tử vội đứng lên bày tỏ “Là học trò tứ cố vô thân

Làm sao xứng bạn cùng cao quý? ”

(Phạm Tử - Ngọc Hoa, câu 216 - 218)

Theo lẽ thường, khi đứng trước những cơ hội vào làm rể những nhà quyền quý cao sang, những chàng trai bần hàn thường coi đó là một may mắn, thậm chí là diễm phúc lớn, nhưng ở những chàng trai trong truyện thơ Nôm Tày lại một mực từ chối. Đó là phẩm chất đáng quý về sự ý thức sâu sắc về giá trị bản thân trong mỗi người, cũng có thể coi đó là lòng tự trọng của mỗi đấng nam nhi.Và chỉ khi có ý thức về giá trị bản thân như vậy, cộng với sự lương thiện luôn thường trực trong nội tại, mỗi chàng trai mới đủ sức mạnh để vượt qua trăm ngàn cay đắng đi đến hạnh phúc cuối cùng.

So sánh tình tiết này trong bản thơ Nôm Kinh, chúng ta cũng có thể thấy được đôi chút khác biệt, đơn cử như lời Thạch Seng từ chối kết duyên cùng nàng Quỳnh Nga. Trong bản Nôm Tày, chàng dũng sĩ đã hết lời từ chối công chúa vì sự chênh lệch địa vị xã hội:

Công chúa nàng con ngọc Viễn Vương Tôi là người rừng xanh ngàn dã

Phượng hoàng sao bạn với gà rừng Chim chích bạn chim công không đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn học kinh tày qua một số truyện thơ nôm tày và truyện thơ nôm kinh có cùng cốt truyện​ (Trang 52 - 67)