CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích mô hình nghiên cứu
4.3.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (một khái niệm đo lường nhiều biến quan sát) với nhau. Phương pháp SEM dùng để kiểm định giả thiết Ho: các nhân tố trải nghiệm thương hiệu, tín nhiệm thương hiệu ảnh hưởng đến lòng trung thành với thương hiệu.
GFI >=0.9, AGFI>=0.9, RMSEA<0.08 là mô hình tốt, tuy nhiên trường hợp các chỉ số GFI, AGFI >=0.8 và RMSEA<0.1 thì mô hình đạt ở mức chấp nhận được. Kết quả phân tích chỉ số Model fit của mô hình nghiên cứu như sau:
Chi-square=2719.275; df=1019; P=.000;
Chi-square/df=1.566 thuộc khoảng [1, 3]; CFI=0.955>0.9; GFI=0.872>0.8; AGFI=0.853>0.8; RMSEA=0.081<0.1.
Qua kết quả cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế. Liên quan đến các trọng số quan hệ của các nhân tố thành phần với các thang đo ‘’trải nghiệm thương hiệu’’ và “lòng trung thành thương hiệu’’, kết quả trên hình cho thấy các trọng số này đều >=0.5, với p<0.01, đều đảm bảo tính hiệu lực làm căn cứ đo lường cho các biến số trong mô hình là trải nghiệm thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu.
Hình 4.5. Phân tích mô hình cấu trúc SEM
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu của tác giả
4.3.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Qua bảng hệ số của mô hình hồi quy, ta thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình, cho thấy 05 cặp nhân tố tác động lẫn nhau. Trong đó nhân tố tín nhiệm thương hiệu, sự hài lòng và trải nghiệm thương hiệu tác động tích cực đến lòng trung thành thương hiệu Bitis của khách hàng. Trải nghiệm thương hiệu tác động tích cực đến sự hài lòng và tín nhiệm thương hiệu của khách hàng.
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình cấu trúc SEM
Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P
Sự hài lòng <--- Trải nghiệm
thương hiệu .494 .070 7.081 *** Tín nhiệm thương hiệu <--- Trải nghiệm thương hiệu .451 .058 7.761 *** Lòng trung thành <--- Tín nhiệm thương hiệu .201 .084 2.391 .017 Lòng trung thành <--- Sự hài lòng .126 .065 1.944 .052 Lòng trung thành <--- Trải nghiệm thương hiệu .272 .087 3.126 .002
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu của tác giả
Phương pháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định các ước lượng mô hình trong mô hình cuối cùng với số mẫu lặp lại N=500. Kết quả kiểm định cho thấy trị tuyệt đối của CR rất nhỏ so với 2 đồng thời kết quả phân tích mô hình SEM cho kết quả có ý nghĩa thống kê mức 95%. Như vậy có thể khẳng định các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.
Bảng 4.10. Kết quả phân tích bootstrap mô hình SEM
Tham số SE SE-SE Mean Bias SE-Bias
Sự hài lòng <--- Trải nghiệm
thương hiệu .133 .007 .491 -.003 .009 Tín nhiệm thương hiệu <--- Trải nghiệm thương hiệu .113 .006 .450 -.002 .008 Lòng trung thành <--- Tín nhiệm thương hiệu .136 .007 .197 -.004 .010 Lòng trung thành <--- Sự hài lòng .120 .006 .117 -.009 .009
Tham số SE SE-SE Mean Bias SE-Bias
Lòng trung
thành <---
Trải nghiệm
thương hiệu .156 .008 .276 .004 .011
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu của tác giả
So sánh giá trị C.R này với 1.96 (do 1.96 là giá trị của phân phối chuẩn ở mức .9750 , nghĩa là 2.5% một phía, 2 phía sẽ là 5%). Cột P <5% thì kết luận là giả thuyết Bias khác 0 có ý nghĩa thống kê. Giá trị của cam kết có C.R > 1.96 thì suy ra p-value < 5%, chấp nhập Ha, kết luận độ lệch khác 0 có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Như vậy các yếu tố có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này để đánh giá tác động của đánh giá sản phẩm đến quyết định mua hàng lặp lại trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử. Kết luận độ lệch khác 0 không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%, và như thế ta kết luận được mô hình ước lượng có thể tin cậy được. Thông thường đây là kết quả mong đợi khi phân tích SEM.
Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.
H1: Có một mối quan hệ cùng chiều giữa trải nghiệm thương hiệu và sự hài lòng khách hàng: Được chấp nhận.
H2: Có một mối quan hệ cùng chiều giữa trải nghiệm thương hiệu và tín nhiệm thương hiệu: Được chấp nhận.
H3: Có một mối quan hệ cùng chiều giữa sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng: Được chấp nhận.
H4: Có một mối quan hệ cùng chiều giữa tín nhiệm thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng: Được chấp nhận.
H5: Có một mối quan hệ cùng chiều giữa trải nghiệm thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng: Được chấp nhận.