1.2.5.1 Đặc điểm của KSNB đối với hoạt động tín dụng
Ngân hàng là trung gian cho vay từ nguồn vốn huy động để kiếm lời vì vậy KSNB hoạt động tín dụng rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn nguồn vốn huy động của khách hàng và tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều chính sách:, Các luật do Quốc hội ban hành (Luật TCTD, Luật đất đai…), các nghị định do Chính phủ ban hành, các quyết định thông tƣ do NHNN ban hành và các bộ ban hành (QĐ 493, Thông tƣ 02…), do nội bộ của ngân hàng. KSNB hoạt động tín dụng phải kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng còn liên quan tới khách hàng vay: Rủi ro tín dụng xảy ra thƣờng xuyên với mức độ cao mà thông tin về khách hàng vay khó kiểm soát vì thế cần thƣờng xuyên KSNB hoạt động tín dụng để có thể phát hiện dự báo những bất thƣờng từ các thông tin của khách hàng.
1.2.5.2 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Thiết kế và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy trình, thủ tục chính sách hoạt động tín dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị và quy định của NHNN:
Ngân hàng cần thiết kế cơ cấu tổ chức, ban hành các văn bản về quy trình, chính sách tín dụng làm cẩm nang hƣớng dẫn cho nhân viên, và thực hiện tập huấn, hƣớng dẫn mọi ngƣời thực hiện, kiểm tra kiểm soát lẫn nhau theo đúng quy trình thủ tục cấp tín dụng đã thiết kế.
Cơ cấu tổ chức: Thiết kế, xây dựng các bộ phận liên quan hoạt động tín dụng, theo đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong bộ phận đó phù hợp với quy mô của ngân hàng để mọi hoạt động đƣợc thông suốt nhằm đạt đƣợc mục tiêu của ngân hàng.
Quy trình tín dụng: Là tập hợp những quy định của ngân hàng về trình tự cấp tín dụng, bắt đầu từ khi ngân hàng tìm kiếm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng cho đến khi kết thúc khoản vay cho từng đối tƣợng. Đây là cơ sở để hƣớng dẫn các thao tác nghiệp vụ và chỉ dẫn sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình cấp tín dụng; Kiểm soát và thực hiện việc điều chỉnh nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Thiết lập quy trình tín dụng phù hợp với hoạt động của ngân hàng nhƣ quy trình tín dụng khách hàng cá nhân, quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ….
Đƣa ra các chính sách tín dụng, khách hàng nhằm thu hút và tăng trƣởng tín dụng an toàn và phù hợp quy định của pháp luật, bám sát định hƣớng và xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội
Chính sách tín dụng: Là tập hợp hệ thống văn bản có tính pháp quy trong nội bộ ngân hàng, là hƣớng dẫn chung hoạt động cấp tín dụng và định hƣớng cho quản lý rủi ro tại ngân hàng. Nội dung của chính sách tín dụng gồm:
Chính sách khách hàng: Khách hàng luôn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nhất là với hoạt động tín dụng vì vậy cần làm tốt chính sách khách hàng bằng việc: Phân loại, phát triển khách hàng theo chính sách của ngân hàng. Ƣu tiên phát triển đối tƣợng khách hàng theo các dự án, mối quan hệ hợp tác với ngân hàng; Chú trọng việc phục vụ các sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng; Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng tại ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên phù hợp với từng địa bàn hoạt động; Định kỳ chấm điểm xếp loại khách hàng tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm.
Chính sách về quy mô và tốc độ trăng trƣởng hạn mức tín dụng: Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền và hạn mức nhất định, chính sách này phụ thuộc vào quy mô và tính chất nguồn vốn của ngân hàng.
Cơ cấu danh mục tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề, khu vực và loại hình cấp tín dụng.
Lãi suất và phí tín dụng: Ngân hàng đƣa ra các mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn, khách hàng VIP hay khách hàng quen có thể sẽ có mức lãi suất ƣu đãi hơn. Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất tín dụng phải tính đến rủi ro lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng. Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn vay hoặc thả nổi. Ngoài ra để có đƣợc cam kết tín dụng thì khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí tín dụng đƣợc tính tỷ lệ trên hạn mức cam kết có thể là phí bảo lãnh, phí quản lý…Nhiều khoản phí đƣợc xác định dựa trên chi phí mà ngân hàng bỏ ra để thực hiện các dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng.
Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Thể hiện rằng ngân hàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với thời hạn nhƣ thế nào?. Các giới hạn về thời hạn của các khoản tín dụng luôn đƣợc quan tâm bởi nó liên quan tới rủi ro thanh khoản. Ngân hàng thƣờng dựa trên kỳ hạn của nguồn để xác định kỳ hạn cho vay
Các khoản bảo đảm: Bao gồm các quy định về các trƣờng hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đƣợc ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên tài sản đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.
Chính sách đối với các tài sản có vấn đề: Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu, có khả năng chuyển nợ xấu. Bao gồm cách thức xác định nợ xấu, mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc cần đƣợc xác định cho từng nhóm khách hàng, từng ngành hoặc từng vùng.
Tóm lại nếu ngân hàng thiết kế và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy trình, thủ tục chính sách hoạt động tín dụng chặt chẽ, khoa học phù hợp với hoạt động của đơn vị thì rủi ro tín dụng sẽ đƣợc ngăn chặn và phát hiện kịp thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng
Thiêt kế mô hình kiểm toán nội bộ: Bộ máy kiểm toán nội bộ có thể đƣợc thiết kế thành hệ thống thống nhất theo mô hình phân tán hoặc mô hình tập trung phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng. Bên cạnh đó phải đảm bảo vị thế, tính độc lập khách quan của KTNB…
Nhƣ vậy kiểm soát tín dụng trong ngân hàng bao gồm kiểm tra kiểm soát nằm trong quy trình nghiệp vụ và kiểm tra kiểm soát nằm ngoài quy trình là bộ phận kiểm toán nội bộ.
Tổ chức thực hiện (vận hành) hệ thống kiểm soát nội bộ tín dụng đã đƣợc thiết kế
Trên cơ sở hệ thống kiểm soát nội bộ đã đƣợc thiết kế các nhà quản lý của ngân hàng tổ chức thực hiện hƣớng dẫn và kiểm tra kiểm soát các chính sách, quy trình, thủ tục đã đƣợc thiết kế về hoạt động tín dụng, tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động tín dụng đã lựa chọn và tổ chức kiểm toán nội bộ đánh giá thiết kế đã chặt chẽ và vận hành quy trình tín dụng, các thủ tục tín dụng có đúng thiết kế?, phát hiện những sai phạm, kiến nghị các bộ phận có liên quan tới hoạt động tín dụng chỉnh sửa đồng thời đƣa ra cảnh báo rủi ro tín dụng có thể xảy ra.