Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Agribank KCN Sóng Thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh KCN sóng thần (Trang 50 - 64)

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng

Hình 2. 2: Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng tại Agribank CN KCN

Sóng Thần

(Nguồn: Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần)

Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. Chi nhánh luôn bám sát sự chỉ đạo của Trụ sở chính để thực hiện kiểm soát nội bộ của Chi nhánh đặc biệt hoạt động tín dụng trong thời gian qua.

Ban Giám đốc thực hiện quản lý chung hoạt động tín dụng, phòng Tín dụng tại hội sở Sóng thần có hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phòng tín dụng sẽ quản lý giám sát tín dụng của hai chi nhánh trực thuộc ( Chi nhánh Dĩ An và Chi nhánh Thuận An).

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng theo yêu cầu của Ban Giám đốc, phối hợp với phòng Tín dụng kiểm tra và báo cáo cho Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát tại Trụ sở chính.

Từ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại Chi nhánh bao gồm:

- Tự kiểm tra lẫn nhau theo các quy trình thủ tục, chính sách tín dụng đã quy định - Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh

- Kiểm toán nội bộ của Trụ sở chính tại Chi nhánh

2.2.2.2 Các chính sách tín dụng

Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần thực hiện đúng chính sách tín dụng theo sự chỉ đạo của Trụ sở chính theo văn bản số 32/QĐ-HĐTV- KHDN ngày 15/01/2014 quyết định về một số chính sách tín dụng,

Chinh sách khách hàng: Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần quyết định xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:

 Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có vốn tự có tham gia vào dự án, kết quả kinh doanh có lãi nếu lỗ thì phải chứng minh đƣợc phƣơng án khắc phục, không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại Agribank và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xem xét quyết định cho vay.

 Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi.

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, hƣớng dẫn của NHNo Việt Nam.

Trong thời gian qua Ban giám đốc Agribank KCN Sóng Thần thƣờng xuyên chỉ đạo, hƣớng dẫn gửi đến các phòng, ban nghiệp vụ để cập nhật thƣờng xuyên tình hình thị trƣờng theo hƣớng nâng cao điều kiện tín dụng nhằm đẩy mạnh sàng lọc, lựa chọn khách hàng, tích cực tìm kiếm khách hàng tốt, dự án có hiệu quả để mở rộng cho vay. Đa dạng hóa loại hình khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp hình thành sau cổ phần hóa, khách hàng cá nhân. Xây dựng lực lƣợng khách hàng chiến lƣợc là những khách hàng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, góp phần tạo ra thu nhập lớn cho từng chi nhánh và toàn hệ thống Agribank nhằm tạo nền tảng ổn định và phát triển vững chắc hoạt động tín dụng

Hạn mức tín dụng đối với một khách hàng: Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của Agribank, hạn mức đối với nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của Agribank. Trong đó bao gồm cả tổng mức Agribank đầu tƣ vào trái phiếu do khách hàng đó phát hành; Không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân.

Cơ cấu danh mục tín dụng: không đƣợc cho vay mới đối với các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản (trừ cho vay hỗ trợ nhà ở theo chƣơng trình của Chính phủ, quy định của NHNN và Agribank.); các dự án kinh doanh bất động sản dở dang phát sinh từ năm 2011 phải thực hiện đánh giá lại tính khả thi, hiệu quả, khả năng thu hồi vốn để xem xét quyết định tiếp tục hay ngừng giải ngân.

Bảo đảm cấp tín dụng: Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng theo quy định xếp hạng tín dụng của Agribank và các tiêu chí khác để xem xét việc áp dụng hình thức đảm bảo phù hợp cho từng khách hàng cụ thể:

Trƣờng hợp cấp tín dụng ngắn hạn không cần bảo đảm nếu khách hàng không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác trong 02 năm gần nhất đến thời điểm đề nghị cấp tín dụng; Đƣợc xếp hạng A trở lên theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng; phải có báo cáo tài chính năm trƣớc liền kề đƣợc kiểm toán (đối với doanh nghiệp).

Đối với khách hàng đƣợc xếp hạng BBB trở lên, không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác thì đƣợc cấp tín dụng ngắn hạn không bảo đảm tối đa 50% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng.

Lãi và phí tín dụng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tố thiểu 03 tháng hoặc 06 tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất từng thời kỳ và quy định của Agribank

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã đƣợc ký kết hoặc điều chỉnh theo quy định của NHNN và NHNo Việt Nam.

Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tƣ, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn cho vay của Agribank, thời hạn hoạt động còn lại theo quyết đinh thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (Đối với tổ chức Việt Nam và nƣớc ngoài) hoặc thời hạn đƣợc phép sinh sống (Đối với cá nhân nƣớc ngoài) theo quy định.

Tài sản có vấn đề: Thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR, chỉ thị 02 ngày 27/1/2015 của NHNN về các giải pháp lộ trình xử lý nợ xấu. Theo đó nợ đƣợc phân làm 5 nhóm nợ bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

Phân cấp thẩm quyền phê duyệt: Chi nhánh thực hiện phân cấp ủy quyền cấp tín dụng theo Quyết định số 1850/QĐ-HĐQT-TDDN đƣợc xác định dựa trên tổng dƣ nợ của Chi nhánh, xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng và đƣợc điều chỉnh tùy theo điểm xếp hạng của Chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu.

Định kỳ hàng năm căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu đến ngày cuối cùng của năm trƣớc liền kề của từng chi nhánh; Phân nhóm dƣ nợ các chi nhánh trực thuộc dựa vào tổng dƣ nợ quy đổi cuối này 31/12 của năm trƣớc liền kề, Giám đốc Agribank Chi nhánh KCN Sóng Thần sẽ phân cấp lại và thông báo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.

2.2.2.3 Quy trình tín dụng

Thực hiện theo văn bản số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/1/2014 quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank; Văn bản số 909/ QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/07/2010 về việc ban hành về Quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Quyết định số 766/QĐ-NHNo-TCKT ngày 01/08/2014 về

việc ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;

Quy trình cấp tín dụng bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp dồng tín dụng với các bƣớc theo hình 2.3

Hình 2. 3 Các bƣớc thực hiện quy trình tín dụng

(Nguồn: Agribank 2014)

Quy trình xét duyệt tín dụng: bao gồm kiểm tra trƣớc khi cho vay và kiểm tra trong khi cho vay tại Agribank phải thực hiện qua 3 khâu độc lập: Ngƣời thẩm định khoản vay (ngƣời trình) – Ngƣời kiểm soát khoản vay – Ngƣời phê duyệt khoản vay.

Hình 2. 4 Quy trình xét duyệt tín dụng tại Agribank

(Nguồn: Agribank, 2014) (1) Ngƣời thẩm định thực hiện:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn: Cán bộ tín dụng thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng (tƣ cách pháp lý, năng lực kinh doanh và năng lực tài chính, mối quan hệ với ngân hàng…), đánh giá về nhu cầu vay vốn của khách hàng, báo cáo lên trƣởng phòng Tín dụng, đề xuất các bƣớc tiếp theo.

- Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các quy định về cho vay của Agribank, thực hiện đăng ký thông tin (đối với khách hàng mới) sau đó lập phiếu tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng; Kiểm tra đánh giá khoản vay

- Thẩm định khoản vay căn cứ vào: Tra cứu thông tin từ CIC, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp, khai thác từ các nguồn khác.... Cán bộ tín dụng thực hiện phân tích đánh giá tình hình nghĩa vụ tại các TCTD; phân loại nợ các khoản tín dụng của khách hàng tại các TCTD; khách hàng đã từng phát sinh nợ xấu hay chƣa?, nguyên nhân và giải pháp.

- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ theo đúng nguyên tắc và quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trên hệ thống IPCAS (phụ lục 02)

- Thẩm định các phƣơng án SXKD, dự án đầu tƣ, các biện pháp đảm bảo tiền vay và thực hiện lập báo cáo thẩm định, nhập thông tin vào hệ thống IPCAS

(2) Cán bộ kiểm soát khoản vay sẽ thực hiện kiểm soát hồ sơ vay vốn và nội dung của Báo cáo thẩm định:

- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ vay vốn; Rà soát thông tin và ký kiểm soát Báo cáo chấm điểm, xếp hạng khách hàng;

- Kiểm soát tính đầy đủ, tính chính xác của nội dung Báo cáo thẩm định; Nêu rõ ý kiến đồng ý, không đồng ý, cần bổ sung nội dung của Báo cáo thẩm định do Ngƣời thẩm định lập; Ký nháy từng trang Báo cáo thẩm định; ký và ghi rõ họ tên vào phần Ngƣời kiểm soát trên Báo cáo thẩm định.

- Kiểm tra giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng liên quan. - Khi đồng ý cho vay thì cần trình Ngƣời phê duyệt xem xét ra quyết định phê duyệt khoản vay nếu khoản vay không thuộc quy định thông qua Hội đồng tín dụng; Ngƣợc lại thì giao cho Ngƣời thẩm định chuẩn bị hồ sơ, tài liệu họp Hội đồng tín dụng chuyển cho thƣ ký Hội đồng tín dụng. Khi đề xuất không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do không đồng ý và trình Ngƣời phê duyệt xem xét ra quyết định.

- Thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông tin thẩm định (nếu có) vào hệ thống IPCAS.

(3) Phê duyệt khoản vay: Xem xét khoản vay; kiểm tra lại Báo cáo thẩm định, đối chiếu các đề xuất của ngƣời kiểm soát khoản vay và cán bộ tín dụng.

- Ngƣời phê duyệt khoản vay chấp thuận cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền. Nếu đồng ý cho vay thì Ngƣời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý và ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định khi khoản vay thuộc thẩm quyền. Khi không thuộc thẩm quyền thì ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký tên trên Báo cáo thẩm định, giao phòng Tín dụng lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu từ chối cho vay: Thông báo cho khách hàng việc từ chối cho vay và nêu rõ lý do. (4) Sau khi phê duyệt chấp thuận cho vay Ngƣời quản lý khoản vay tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân bao gồm: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân; Sự phù hợp về nội dung của hồ sơ giải ngân với các điều kiện đƣợc phê duyệt, các điều khoản thỏa thuận của HĐTD đã ký; Kiểm soát tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng

trƣớc khi giải ngân; Việc thực hiện các thỏa thuận trong HĐTD; Hạn mức còn lại và thực hiện lập báo cáo đề xuất giải ngân.

Kiểm soát phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân: Căn cứ vào hồ sơ và báo cáo đề xuất giải ngân do Ngƣời quản lý khoản vay lập, Ngƣời kiểm soát khoản vay kiểm soát nội dung báo cáo, có ý kiến đồng ý hay không đồng ý (nêu rõ lý do) ký và trình Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt giải ngân phê duyệt đồng ý hoặc không đồng ý giải ngân hoặc thực hiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thay đổi điều kiện giải ngân.

Căn cứ đề xuất của Ngƣời quản lý khoản vay và Ngƣời kiểm soát khoản vay, Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt giải ngân

Căn cứ kết quả phê duyệt giải ngân, Ngƣời quản lý khoản vay cùng khách hàng lập giấy nhận nợ, ngƣời kiểm soát khoản vay ký kiểm soát và Ngƣời có thẩm quyền phê duyệt giải ngân cùng khách hàng ký giấy nhận nợ.

Bàn giao hồ sơ cho GDV để hạch toán thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm và giải ngân vốn vay.

(5) Giao dịch viên sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ giải ngân sẽ hạch toán trên IPCAS và trình Ngƣời kiểm soát hạch toán giải ngân (Trƣởng phòng Kế toán). (6) Nếu thông tin giải ngân trên HĐTD phù hợp trên hệ thống IPCAS, có đầy đủ chữ ký của các cấp phê duyệt tín dụng, khách hàng thì Ngƣời kiểm soát hạch toán giải ngân đồng ý giải ngân theo quy định bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt, ngƣợc lại sẽ từ chối chuyển cho cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.

Đối với cho vay hộ sản xuất và cá nhân tại Chi nhánh thì chủ yếu giải ngân bằng tiền mặt vì vậy rất khó khăn trong việc kiểm soát khách hàng sử dụng vốn vay do đó việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay rất cần thiết.

Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân

Việc kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình khách hàng sử dụng vốn vay cho đến khi thu hồi hết nợ gốc lãi và phí của khoản vay. Đƣợc thực hiện lần đầu chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải

ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền vay và thực hiện theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ.

Các nội dung cần kiểm tra, giám sát:

Thứ nhất, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ, việc thực hiện các điều kiện cho vay và thỏa thuận ghi trong HĐTD

Thứ hai, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng

Thứ ba, theo dõi chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank và diễn biến trạng thái khoản vay theo nhóm nợ.

Công cụ giám sát: Thông qua hệ thống IPCAS; thông qua phân tích báo cáo tài chính, các báo cáo của khách hàng, thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong kỳ; Thông qua nguồn thông tin khác từ phƣơng tiện thông tin đại chúng, các ban ngành…

Báo cáo xử lý qua giám sát: Khi giám sát Ngƣời quản lý khoản vay phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn thì chủ động hoặc đề xuất tiến hành kiểm tra khách hàng để có biện pháp xử lý phù hợp với nội dung của HĐTD bằng việc: Giám sát dòng tiền; Tạm ngừng giải ngân; Giảm hạn mức tín dụng; Bổ sung thêm tài sản đảm bảo; Thu hồi nợ trƣớc hạn…

Báo cáo định kỳ: Hàng quý đối với tất cả các khoản vay

Báo cáo đột xuất: Đối với các khoản nợ bị kiến nghị xử lý thu hồi trƣớc hạn qua kiểm tra, thanh tra; khoản nợ chuyển sang nợ xấu, khoản nợ nhóm 1, nhóm 2 phát hiện có rủi ro cao

Đối với những khoản cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh KCN sóng thần (Trang 50 - 64)