Lý thuyết cơ sở của khóa luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH grant thornton (việt nam) (Trang 27 - 30)

Lý thuyết người đại diện

Lý thuyết đại diện xuất hiện trong những năm 1970 với nghiên cứu đầu tiên vào những vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và người quản lý trong ngành Bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973) và nhanh chóng trở thành một lý thuyết vận dụng vào các lĩnh vực khác về những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu và người thay mặt người chủ sở hữu để điều hành hoạt động của đơn vị. Theo Jensen and Mec-kling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ - principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức.

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có

lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

Người chủ sở hữu mong muốn người đại diện hoàn thành mục tiêu của mình đặt ra và người đại diện phải thực hiện công việc một cách hiệu quả và trung thực. Người đại diện có nhiều thẩm quyền trong việc điều hành hoạt động của đơn vị, trong khi người chủ sở hữu khó giám sát hoạt động của đơn vị. Lý thuyết cho rằng, tồn tại khả năng người đại diện không thực hiện hết hoặc không đúng những yêu cầu của người sở hữu vốn đề ra. Do đó xảy ra xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và người đại diện.

Lý thuyết đại diện cho rằng, KTV được chọn trong mối quan hệ lợi ích giữa bên thứ ba và nhà quản lý. Do đó, KTV đóng vai trò là chuyên gia có chuyên môn cao và độc lập để xác nhận thông tin thể hiện trên báo cáo của đơn vị được kiểm toán, từ đó giải quyết những xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu, người đại diện và các bên liên quan. Bên sở hữu sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động và giám sát hoạt động của người đại diện qua nhiều cơ chế, và thường gắn liền với các thông tin trên BCTC. Một trong các cơ chế đó là các BCTC phải được kiểm toán (Arnold & Lange, 2004) nhằm đảm bảo rằng báo tài chính được lập bởi các nhà quản lý và phải chịu sự giám sát độc lập của KTV. Kiểm toán BCTC cũng được thiết kế để giảm thiểu chi phí ủy nhiệm, vì KTV độc lập có thể giám sát hành vi của các người chủ sở hữu hiệu quả hơn so với những người đại diện. Các nhận định trên cho thấy, lý thuyết người địa diện là lý thuyết có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tiễn nhằm giải thích nhu cầu kiểm toán và nhu cầu về CLKT trong kiểm toán BCTC và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT như kỹ thuật thu thập BCKT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài nghiên cứu trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCT. Bên cạnh đó, chương này còn trình bày các lý thuyết chung nhất các vấn đề về BCKT và kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC. Tóm lại, BCKT là cơ sở chứng minh cho báo cáo kiểm toán. KTV phải thu thập đầy đủ các BCKT thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình thông qua các kỹ thuật như: Kiểm tra, quan sát, xác nhận, phỏng vấn, tính toán, phân tích. Mỗi kỹ thuật sẽ cung cấp cho KTV những loại bằng chứng với độ tin cậy khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà KTV có thể ưu tiên sử dụng hay kết hợp tất cả các kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG 3

THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BCKT TẠI GRANT THORNTON (VIỆT NAM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH grant thornton (việt nam) (Trang 27 - 30)