Quy trình kiểm toán BCTC tại Grant Thornton (Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH grant thornton (việt nam) (Trang 38 - 49)

3.2. Tổng quan quy trình kiểm toán BCTC và phần mềm hỗ trợ quy

3.2.2. Quy trình kiểm toán BCTC tại Grant Thornton (Việt Nam)

3.2.2.1. Tổng quát quy trình kiểm toán BCTC tại Grant Thornton.

Mục tiêu:

Mục tiêu của cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20XX là để KTV dựa trên Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) có thể đưa ra ý kiến kiểm toán chuyên nghiệp và độc lập về các BCTC được lập theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Phạm vi kiểm toán

Công việc kiểm toán sẽ được thực hiện theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam sẽ bao gồm những kiểm tra và thử nghiệm cần thiết để có thể cung cấp đầy đủ bằng chứng cho KTV để có thể đảm bảo Ban Giám đốc rằng các BCTC không chứa đựng những sai sót trọng yếu do sai sót, gian lận, hoặc do sự bất tuân thủ hoặc báo cáo sai. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ mà từ đó, các BCTC được lập nên, các việc kiểm tra chi tiết bao gồm cả việc kiểm kê thực tế các bằng chứng về sự tồn tại của tài sản, số tiền thể

chính sách kế toán áp dụng bao gồm cả các ước tính của Ban Giám đốc, đánh giá tổng thể việc trình bày các BCTC theo các chuẩn mực kế toán liên quan.

Lập kế hoạch kiểm toán

Hiểu rõ hoạt động của khách hàng cùng với những rủi ro hoạt động mà khách hàng phải đối mặt và những thủ tục kiểm soát mà khách hàng đã áp dụng để đối phó với những rủi ro này là một nhiệm vụ cơ bản của quá trình kiểm toán. Grant Thornton coi đây không chỉ là mục tiêu của công tác kiểm toán mà còn là yếu tố giúp GTV có cơ hội được đóng góp thêm những giá trị mới vào hoạt động của tổ chức của khách hàng thông qua việc xác định nhựng cơ hội cải tiến. GTV không chỉ là kiểm toán cho khách hàng mà còn là nhà cố vấn toàn diện của khách hàng, người có khả năng đóng góp những giá trị mới từ nhiệm vụ kiểm toán của mình. GTV sẽ đạt được mục tiêu kép này theo hai cách:

Họp đánh giá thường xuyên - Điều mà GTV cố gắng đạt được là có được

mong muốn hợp tác và sự tin tưởng từ phía khách hàng dành cho GTV. Với tâm niệm như trên, GTV sẽ xây dựng một chương trình gặp mặt và thảo luận thường xuyên với kế toán trưởng và Ban Giám đốc từ phía khách hàng. GTV dự tính sẽ tổ chức những cuộc họp vào giữa năm để tiến hành giải quyết những vấn đề có liên quan.

Họp thường niên dành cho lập kế hoạch – GTV tin tưởng chắc chắn

rằng công tác kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất khi khách hàng tham gia tích cực vào quá trình lập kế hoạch và hoạch định chiến lược. Với quan điểm như vậy, GTV tổ chức một quy trình lập kế hoạch và hoạch định chiến lược với sự tham gia của các thành viên của GTV và các cán bộ quản lý của khách hàng. Tại đây, GTV và khách hàng có thể bàn thảo về những bước phát triển kỹ thuật nhìn từ góc độ kế toán và thuế và hơn nữa liệu những phát triển này sẽ có những ảnh hưởng như thế nào tới khách hàng và công tác kiểm toán (nếu có). GTV và khách hàng cũng có thể thảo luận về các

vấn đề nổi trội, do Ban Giám đốc khách hàng đề xuất và kết hợp những vấn đề này vào kế hoạch kiểm toán.

Khi bắt đầu kiểm toán, GTV sẽ gửi khách hàng một danh sách các tài liệu và thông tin cần thiết cho công tác kiểm toán để khách hàng chuẩn bị nhằm tăng cường hiệu quả cho việc kiểm toán.

Thống nhất về chiến lược

Nét đặc trưng của GTV là tính cởi mở và trung thực khi cộng tác với Ban Giám đốc trong suốt quá trình kiểm toán. Chính vì vậy, sau khi kết thúc quá trình lập kế hoạch ban đầu, GTV sẽ soạn thảo một biên bản ghi nhớ trình bày chiến lược kiểm toán trong đó nêu rõ phương pháp tiếp cận của GTV sẽ áp dụng. GTV sẽ thảo luận phương pháp này với khách hàng và nhờ vậy khách hàng sẽ có cơ hội góp ý kiến cho quá trình xây dựng chiến lược và đảm bảo rằng mọi vấn đề mà khách hàng quan tâm đều được đề cập tới.

Kiểm toán khách hàng, đây đương nhiên là phần dễ nhận biết nhất của toàn bộ quy trình kiểm toán. Những kỹ thuật quản lý dự án hiệu quả sẽ hỗ trợ cho công tác kiểm toán để đảm bảo rằng thời gian được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Cốt lõi của quá trình này là việc lên kế hoạch cho các phần công việc nhằm đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng hạn. Nhờ quá trình này, GTV có thể kiểm soát được tiến độ thực hiện công việc của mình so với kế hoạch và báo cáo tiến độ một cách thường xuyên.

Khi thời gian kiểm toán tại khách hàng kết thúc, GTV sẽ đề nghị một cuộc họp với Ban Giám đốc của khách hàng để thảo luận toàn bộ các bút toán điều chỉnh và các vấn đề nhận thấy trong quá trình kiểm toán liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, sự tuân thủ, các sai sót kế toán và các vấn đề khác mà GTV cho là cần phải thông báo cho Ban Giám đốc của khách hàng.

Báo cáo những phát hiện

GTV tiến hành báo cáo những phát hiện của mình tới khách hàng như sau:

Mọi vấn đề phát sinh và kiến nghị sẽ được đưa ra thảo luận với những người có liên quan, nếu được coi là trọng yếu, sẽ được báo cáo tới Ban Giám đốc.

Ngoài báo cáo kiểm toán, GTV sẽ trình tới Ban Giám đốc của khách hàng một Thư quản lý, trong đó:

 Đưa ra nhận xét và những quan sát đối với các biện pháp kiểm soát, hệ thống và sổ sách kế toán đã được xem xét trong quá trình kiểm toán.

 Chỉ ra những khiếm khuyết cụ thể hoặc những điểm yếu trong hệ thống và kiểm soát, đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện hiện trạng.

 Đưa ra nhận xét và các phát hiện về tính tuân thủ, việc áp dụng các quy định và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

 Lưu ý khách hàng về bất kỳ vấn đề nào khác mà GTV cho là nên quan tâm.

Trong quá trình thực hiện những công việc trên và trong mọi hoạt động cộng tác với khách hàng, GTV luôn đảm bảo:

Tính khách quan – nhiệm vụ hàng đầu của GTV là báo cáo lên các cổ

đông, chủ sở hữu của khách hàng.

Tinh thần xây dựng - GTV coi mình không chỉ là chuyên gia tư vấn

truyền thống mà còn có tư cách độc lập để đưa ra những nhận xét có giá trị và những phân tích mang tinh thần xây dựng nhằm hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc phát triển công việc cũng như hoàn thành trách nhiệm của Ban Giám đốc.

Tính thực tiễn – GTV sẽ áp dụng một phương pháp xử lý vấn đề, đưa ra

những giải pháp mang tính thực tiễn dựa trên những hiểu biết của mình về hoạt động của khách hàng.

Và dưới đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán của GTV được thực hiện như thế nào qua phương pháp luận kiểm toán Horizon.

3.2.3. Phương pháp luận kiểm toán và các phần mềm hỗ trợ 3.2.3.1. Tổng quan về phương pháp luận Horizon

Phương pháp kiểm toán Horizon là phương pháp luận đặc trưng của công ty kiểm toán Grant Thornton, được áp dụng như một phần hướng dẫn cho các cuộc kiểm toán trên toàn hệ thống của công ty Grant Thornton thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán một cách hiệu quả. Tuy đây là phương pháp luận được áp dụng cho tất cả loại hình công ty với các quy mô hoạt động khác nhau nhưng các thủ tục được chọn và phạm vi công việc thực hiện sẽ thay đổi cho mỗi cuộc kiểm toán.

Phương pháp luận Horizon tuân thủ các chính sách của công ty và các chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm các tiêu chuẩn được ban hành bởi Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC. Horizon được áp dụng trên mạng lưới Grant Thornton International và luôn được cập nhật theo những thay đổi mới nhất của điều lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Nội dung cơ bản của phương pháp Horizon

Hình 3 – Sơ đồ về phương pháp kiểm toán Horizon được áp dụng tại Grant Thornton (Nguồn: Grant Thornton)

Đánh giá các yếu tố rủi ro

Xác định rủi ro Đánh giá rủi ro Đối phó rủi ro

Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động Thựchiện phỏng vấn Thực hiện phân tích ban đầu Xác định các yếu tố ảnh hưởng BCTC Liên kết đến các cơ sở dẫn liệu tương ứng Sai sót trọng yếu có khả năng xảy ra không? Xác định các thủ tụckiểm soát

trên cơ sở rủi ro đến rủi ro Thực hiện walkthroughs Đánh giá rủi ro tiềm tàng Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thực hiện các thử nghiệm cơ bản thích hợp Kh ông Các v ấn đ p h át h iệ n thê m tr on g q u á tr ìn h th c hi ện

Phần 1: Nhận dạng rủi ro có thể xảy ra trên BCTC (Identifying financial statement risks)

Hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng (Understanding the entity and its environment)

Phương pháp kiểm toán Horizon yêu cầu KTV phải có sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra đối với BCTC, từ đó đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp để đạt được cuộc kiểm toán hữu hiệu đồng thời xác định các kỹ năng cần có để KTV thực hiện được các mục tiêu kiểm toán.

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng để đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu trên BCTC là công việc được tập trung thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nhưng có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán. Các thủ tục được thực hiện bởi nhóm kiểm toán để đạt được sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động được gọi là thủ tục đánh giá rủi ro và các thủ tục này cung cấp bằng chứng cho các cơ sở dẫn liệu trên BCTC.

Các thủ tục đánh giá rủi ro (Risk assessment procedures)

Theo phương pháp Horizon, thực hiện các “thủ tục đánh giá rủi ro” có nghĩa là nhóm kiểm toán thực hiện các công việc:

Nắm bắt thông tin về khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng, bao gồm cả Sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng cũng giúp nhóm kiểm toán kiến nghị thêm ý kiến mang tính xây dựng với khách hàng. Đây là điểm quan trọng vì một khía cạnh khác của kiểm toán là giúp cho khách hàng của họ gia tăng giá trị, tăng sự thành công và hiệu quả kinh doanh.

 Các hoạt động thuê ngoài (outsourced activities), mô tả sơ lược về hệ thống công nghệ thông tin (IT profile), cấu trúc điều hành (operating structure) và bản chất của các khoản doanh thu (nature of its revenue).

hiểu Ban giám đốc cùng bộ máy quản trị.

 Tham vấn những người khác trong công ty nếu cần thiết.  Xác định mức trọng yếu.

 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ.  Đánh giá rủi ro tiềm tàng.

 Nắm bắt môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

 Xác định các chu trình quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.  Nắm bắt thông tin về hệ thống kế toán.

Khi các “Thủ tục đánh giá rủi ro” được thực hiện, nhóm kiểm toán sẽ có được nhiều kiến thức về môi trường hoạt động và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Kiến thức này sẽ giúp xác định các điều kiện và các sự kiện có thể có hoặc không có ảnh hưởng đến BCTC. Horizon đề cập đến những điều kiện này là “Vấn đề” (“Matters”). Tuy nhiên “Vấn đề” không phải là mục đích cuối cùng để KTV hướng đến khi thực hiện “Thủ tục đánh giá rủi ro”, “Vấn đề” chỉ là cầu nối giữa sự hiểu biết đạt được trong việc thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và những rủi ro có thể gây ra sai sót trọng yếu trên BCTC. Vì vậy, mục đích cuối cùng là kiểm toán viêm phải nhận biết được những rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC.

“Vấn đề” có thể được nhận diện bởi phần mềm kiểm toán Voyager dựa trên những dữ liệu do kiểm toán viên nhập vào khi thực hiện “Thủ tục đánh giá rủi ro”, hoặc có thể được nhận diện bởi KTV. Voyager đưa ra “Vấn đề” dựa trên những cơ sở sau:

 Ngành nghề của đơn vị.

 Đánh giá về thiết kế hữu hiệu của hoạt động kiểm soát ở cấp độ tổng thể doanh nghiệp.

 Sự hiện diện của các dấu hiệu rủi ro.  Quy trình chấp nhận khách hàng.

Rủi ro trên BCTC (Financial statement risks)

Horizon được thiết kế để phát hiện sai sót trọng yếu trên BCTC. Rủi ro kiểm toán sẽ được hạn chế bởi những thủ tục, những công việc mà nhóm kiểm toán thực hiện. Bản chất, thời gian và mức độ của những thủ tục này này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xét đoán khả năng xảy ra rủi ro sai sót trọng yếu và những nơi sai sót có thể xảy ra của KTV. Đó là lý do tại sao việc nhận định đúng về rủi ro là rất quan trọng trong các phương pháp Horizon.

 Sai sót kế toán (Accounting errors): xảy ra khi con người làm sai hay do hệ thống được thiết lập kém.

 Sai sót trên BCTC (Financial reporting errors): là sai lầm hoặc thiếu sót trong BCTC trong đó có cả việc công bố.

 Gian lận (Fraud): bao gồm lừa đảo và biển thủ tài sản.

 Hoạt động liên tục (Going concern): các rủi ro gắn liền với việc hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Phần 2: Đánh giá khả năng rủi ro có thể gây ra sai lệch trọng yếu (Evaluating the likelihood that risks could cause material misstatements)

Sau khi xác định được những rủi ro có thể xảy ra, nhóm kiểm toán phải đánh giá xem rủi ro nào có thể gây ra sai lệch trọng yếu trên BCTC. Đây là một thách thức lớn trong quá trình đánh giá rủi ro đối với đội ngũ kiểm toán vì ảnh hưởng của đánh giá này với chiến lược kiểm toán là rất quan trọng, do đó cần có sự tham gia của chủ phần hùn kiểm toán và giám đốc tại quá trình này.

Horizon được thiết kế để các thủ tục kiểm toán tập trung vào những cơ sở dẫn liệu có rủi ro lớn nhất, điều này đòi hỏi nhóm kiểm toán phải xác định trước những rủi ro trong phạm vi cơ sở dẫn liệu có thể gây ra sai lệch trọng yếu. Tuy nhiên, dù có cùng mức độ rủi ro của sai lệch trọng yếu nhưng nhóm kiểm cũng không nhất thiết phải áp dụng tất cả những rủi ro trong cùng một cơ sở dẫn liệu mà có thể điều chỉnh theo khả năng mà rủi ro có thể gây ra sai lệch trọng yếu. Để thực hiện điều này, Horizon phân loại rủi ro thành rủi ro có

khả năng xảy ra sai sót trọng yếu (reasonably possible risk) và rủi ro không có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu (not reasonably possible risk).

Phần 3: Đối phó với rủi ro đã được nhận dạng (responding to identified risks)

Rủi ro có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC (reasonably possible risk)

Để phản ứng lại những rủi ro có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu, trước tiên KTV nên tìm hiểu làm thế nào công ty khách hàng đối phó với những rủi ro đó, thông qua tìm hểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá cách thiết kế và vận hành thực tế của hệ thống. Tiếp theo đó KTV phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho mỗi cơ sở dẫn liệu tương ứng với những rủi ro có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Cuối cùng, KTV nên sử dụng sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của những thử nghiệm cơ bản để thực hiện.

Rủi ro không có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC (not reasonably possible risk)

Khi rủi ro sai lệch trọng yếu trên BCTC được xác định là khả năng xảy ra thấp, nhóm kiểm toán sẽ quyết định chọn một thử nghiệm cơ bản để thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH grant thornton (việt nam) (Trang 38 - 49)