Phân loại BTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 nhằm bồi dưỡng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo ở người học​ (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Phân loại BTTN

- Có nhiều cách để phân loại BTTN Vật lí, sau đây là một số cách phân

loại BTTN Vật lí:

*) Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải gồm có: BTTN định tính, BTTN định lượng.

*) Phân loại theo độ khó gồm có: BTTN đơn giản, BTTN tổng hợp, BTTN sáng tạo.

*) Phân loại theo tiến trình dạy học: BTTN mở đầu (tạo tình huống), BTTN xây dựng kiến thức mới, BTTN ôn tập, củng cố, BTTN hệ thống hóa kiến thức.

*) Phân loại theo đặc điểm của hoạt động nhận thức gồm: BTTN sáng tạo, BTTN tái hiện.

Trong luận văn này chúng tôi quan tâm tới phân loại theo tiến trình dạy học: BTTN mở đầu (tạo tình huống), BTTN xây dựng kiến thức mới, BTTN ôn tập, củng cố, BTTN hệ thống hóa kiến thức

Tất cả các BTTN phân loại theo các cách trên bao giờ cũng trả lời cho câu hỏi: Tại sao (Giải thích hiện tượng quan sát được) và làm như thế nào (Thiết kế phương án thí nghiệm).

1.4.2.1. BTTN định tính

Bài tập thí nghiệm định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần phải thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ phải làm thí nghiệm định tính để giải thích hiện tượng. Muốn giải những bài tập định tính, học sinh phải thực hiện những phép suy luận lôgic, do đó phải hiểu rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong những trường hợp cụ thể. Đa số các bài tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trong những điều kiện xác định.

Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Nhờ đưa được lí thuyết vừa học lại gần với đời sống xung quanh, các bài tập này làm tăng thêm ở học sinh hứng thú với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát của học sinh. Vì phương pháp giải những bài tập này bao gồm việc xây dựng những suy lí lôgic dựa trên các định luật vật lí nên chúng là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy của học sinh. Việc giải các bài tập đó rèn luyện cho học sinh hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng vật lí và những quy luật của chúng, dạy cho học sinh biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Việc giải các bài tập định tính này rèn luyện cho học sinh chú ý đến việc phân tích nội dung vật lí của các bài tập tính toán.

a. BTTN quan sát và giải thích hiện tượng: Đó là những bài tập yêu cầu HS - Làm thí nghiệm theo yêu cầu

- Quan sát theo mục tiêu đã đặt ra

b. BTTN thiết kế phương án thí nghiệm

Đây là loại bài tập phổ biến nhất trong các BTTN trong trường phổ thông bởi thí nghiệm được tiến hành trong tư duy, và là bước đệm để giải các BTTN định lượng.

Nội dung của bài tập này là: HS căn cứ vào yêu cầu của bài tập, vận dụng các định luật một cách hợp lí, thiết kế phương án thí nghiệm để:

- Đo đạc một đại lượng Vật lí nào đó

- Xác định sự phụ thuộc nào đó giữa các thông số Vật lí. Nó có tác dụng bồi dưỡng năng lực thiết kế, hình thành trực giác khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS.

Câu hỏi của loại bài tập này thường là:

- Làm thế nào để đo được... với các thiết bị...? - Hãy tìm cách xác định...với các thiết bị...? - Nêu phương án đo... với các dụng cụ...? - Nêu các phương án đo

1.4.2.2. Bài tập thí nghiệm định lượng

Những bài tập này yêu cầu HS:

- Đo đạc các đại lượng Vật lí với các thiết bị nào đó.

- Tìm quy luật liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng Vật lí (Với các thiết bị nhất đinh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn, soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 nhằm bồi dưỡng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo ở người học​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)