9. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Đánh giá hoạt động học của HS qua các bài kiểm tra
- Để đánh giá hoạt động học của HS qua việc giải BTTN chúng tôi tiến hành kiểm tra 16 HS thực nghiệm bằng hai bài kiểm tra
- Hình thức kiểm tra: Kiểm tra viết chung cho 16 HS
- Đề kiểm tra và mục đích của các bài kiểm tra: Đề 1
Câu 1: Kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm bài 3
Trình bày các phương án thí nghiệm xác định được hệ số ma sát trượt giữa hai vật bất kì?
Câu 2: Kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm bài 3
Hãy lựa chọn các dụng cụ cần thiết và tiến hành thí nghiệm để xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ với gỗ?
Mục đích của bài kiểm tra:
Câu 1: Kiểm tra biểu hiện TDST của HS: Đưa ra được cơ sở lí thuyết
của các phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa hai vật bất kì, và biểu hiện TDPP: Nêu được ưu, nhược điểm của mỗi phương án
Câu 2: Kiểm tra biểu hiện TDST: Vận dụng được cách giải bài tập 3 để giải một BTTN tương tự, HS biết lựa chọn dụng cụ, đề xuất phương án, thiết kế tiến trình thí nghiệm với các dụng cụ đã lựa chọn và biểu hiện TDPP: Nêu được ưu, nhược điểm của mỗi phương án
Dưới đây trình bày đáp án và thang điểm các câu hỏi của đề số 1. HS đề xuất được càng nhiều phương án, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm càng đơn giản, trình bày tiến trình thí nghiệm với các dụng cụ đã lựa chọn rõ ràng, phân tích được ưu nhược điểm của mỗi phương án thì đạt điểm số cao, qua đó thể hiện tốt TDST và TDPP.
Đáp án và thang điểm đề số 1
Câu Đáp án hướng dẫn chấm Điểm
1 Phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát giữa hai vật
*) Phương án 1
Cho một vật nằm trên mặt phẳng nghiêng, với góc nghiêng
so với mặt nằm ngang. Khi nhỏ, vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng, không chuyển động. Tăng dần độ nghiêng, 0 vật chuyển động trượt xuống với gia tốc a. Độ lớn của a chỉ phụ thuộc góc nghiêng và hệ số ma sát trượt t: ag.(sin .Cos) cos . tan g a Với: 2.2 t s a
Bằng cách đo a và ta xác định được hệ số ma sát trượt t
**) Phương án 2
Đặt vật trên mặt phẳng nằm ngang. Nghiêng dần mặt phẳng đến khi vật bắt đầu trượt đều, xác định góc nghiêng α của mặt phẳng nghiêng. Khi đó hệ số ma sát trượt được tính bởi: tan
***) Phương án 3
- Kéo vật bằng một lực theo phương ngang thông qua lực kế (có số chỉ là F) để vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang
- Khi đó hệ số ma sát trượt cần tìm được xác định bởi công thức: F mg 2 đ 1 đ 1 đ 2 *) Phương án 1 - Dụng cụ thí nghiệm: Tấm ván phẳng Khối gỗ hình chữ nhật Thước đo góc Thước thẳng có độ chia chính xác đến mm - Tiến trình thí nghiệm
Đặt vật nằm trên mặt ván với góc nghiêng . Tăng dần độ nghiêng, 0 vật chuyển động trượt xuống với gia tốc a. Độ lớn của a chỉ phụ thuộc góc nghiêng và hệ số ma sát trượt t:
1 đ
) . .(sin Cos g a cos . tan g a Với: 2.2 t s a Bằng cách đo a và ta xác định được hệ số ma sát trượt t
Gia tốc a xác định theo công thức 2.2
t s
a , trong đó quãng đường đi được s đo bằng thước mm, thời gian t đo bằng đồng hồ bấm giây, góc nghiêng đo bằng thước đo góc. **) Phương án 2 - Dụng cụ thí nghiệm Tấm ván gỗ phẳng Khối gỗ hình chữ nhật - Tiến trình thí nghiệm
Đặt vật trên tấm ván gỗ phẳng nằm ngang. Nghiêng dần ván đến khi khối gỗ bắt đầu trượt đều, xác định góc nghiêng α của tấm ván so với mặt phẳng ngang. Khi đó hệ số ma sát trượt được tính bởi:
tan Giá trị c h
tan , dùng thước đo độ cao h, hình chiếu c
***) Phương án 3 - Dụng cụ thí nghiệm Tấm ván phẳng Khối gỗ chữ nhật Lực kế có giới hạn đo 5N - Tiến trình thí nghiệm
Kéo vật bằng một lực theo phương ngang thông qua lực kế (có số chỉ là F) để vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang
Khi đó hệ số ma sát trượt cần tìm được xác định bởi công thức: F mg 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ
Đề 2
Câu 1: Kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm bài 5
Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có
trọng lượng không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A'B', cách nhau 8m. Đèn nặng 60N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5m tại điểm giữa. Tính lực kéo của mỗi nửa dây. Theo em bài toán trên có thể gặp ở những thiết bị nào trong đời sống?
Câu 2: Kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm bài 5
Vật m có trọng lượng P đặt trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng . Hãy lựa chọn dụng cụ và tiến hành thí nghiệm xác định thành phần P1 có xu hướng kéo vật trượt theo mặt phẳng nghiêng và thành phần P2 các tác dụng nén vật xuống theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng.
Mục đích của bài kiểm tra:
Câu 1: Kiểm tra biểu hiện TDST của HS: Bằng việc vận dụng phép phân
tích, tổng hợp lực và điều kiện cân bằng chất điểm đưa ra được các cách giải khác nhau để tính lực căng mỗi nửa sợi dây, liên hệ bài toán với thực tế: Ngoài việc treo đèn giao thông như bài toán trên còn gặp các thiết bị khác như: phơi quần áo trên dây, mắc đèn trang trí, cáp treo,... đồng thời kiểm tra biểu hiện TDPP của HS: Trong các cách giải bài toán trên thì cách giải nào đơn giản, dễ hiểu hơn
Câu 2: Kiểm tra biểu hiện TDST: Vận dụng được cách giải BTTN để
giải một BTTN khác, HS biết lựa chọn dụng cụ, đề xuất phương án, thiết kế tiến trình thí nghiệm với các dụng cụ đã lựa chọn và biểu hiện TDPP: Nêu được ưu, nhược điểm của mỗi phương án
Dưới đây trình bày đáp án và thang điểm các câu hỏi của đề số 2. HS đề xuất được càng nhiều phương án, lựa chọn dụng cụ thí nghiệm càng đơn giản, trình bày tiến trình thí nghiệm với các dụng cụ đã lựa chọn rõ ràng, phân tích được ưu nhược điểm của mỗi phương án thì đạt điểm số cao, qua đó thể hiện tốt TDST và TDPP.
Đáp án và thang điểm đề số 2
Câu Đáp án hướng dẫn chấm Điểm
1
Các lực tác dụng vào điểm O: Trọng lực P, lực căng 2
1,F
F của mỗi nửa sợi dây
ĐKCB của điểm O: P+F1F2= 0 F P Do tính chất đối xứng: Sin P F F . 2 2 1 Với: 65 65 5 , 0 4 5 , 0 2 ' ' 2 OB B A Sin , P = 60N. Thay số, ta có: N Sin P F F 242 . 2 2 1 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 2 Ta có: l h P Sin P P1 . . ; l c P Cos P P2 . .
Trong đó: P là trọng lượng của vật - Dùng lực kế đo khối lượng vật
- Dùng thước đo chiều dài các cạnh h, l, c
- Thay các giá trị P,h, l, c vào biểu thức (1),(2) tìm được P1,P2
1đ
2đ 2đ
Dựa vào đáp án và biểu điểm của từng câu chúng tôi tiến hành chấm các bài làm của HS và tiến hành đánh giá như sau:
Câu 1 (Đề 1): Có 9/16 HS xác định được 1 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa hai vật bất kì, 4/16 HS xác định được 2 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa hai vật bất kì, 3/16 HS xác định được 3 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa hai vật bất kì.
Câu 2 (Đề 1): Có 10/16 HS đưa ra được 2 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ , 4/16 HS chỉ đưa ra được 1 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ, 2/16 HS đưa ra được 3 phương án xác định hệ số ma sát trượt giữa gỗ và gỗ
c
h
Câu 1 (Đề 2): Có 8/16 HS giải được bài toán , 6/16 HS giải được bài toán theo 2 cách, 2/16 HS không giải được bài toán
Câu 2 (Đề 2): Có 14/16 HS chọn được dụng cụ và đưa ra được phương án thí nghiệm, 2/16 HS chỉ chọn được dụng cụ mà không đưa ra được phương án thí nghiệm dựa trên các dụng cụ đã cho.
Như vậy, khả năng vận dụng kiến thức của HS sau khi được giải các bài tập thí nghiệm là rõ rệt. Điều này nói lên rằng: Bài tập thí nghiệm không những chỉ có tác dụng bồi dưỡng năng lực thí nghiệm cho HS mà còn có tác dụng bồi dưỡng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán cho HS.
Kết luận chương 3
Sau đợt thực nghiệm sư phạm, qua tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ dạy thực nghiệm kết hợp trao đổi với giáo viên và học sinh sau các giờ da ̣y chúng tôi có những nhâ ̣n xét sau đây:
Với những bài tập thực nghiệm trên lớp, các em rất nhiệt tình trong việc quan sát các hiện tượng, đưa ra nhiều phương án thí nghiệm mới, vận dụng kiến thức sau khi học vào thực tiễn qua đó bồi dưỡng tư duy sáng tạo, đồng thời các em đã biết đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương án đã đề xuất, qua đó bồi dưỡng tư duy phê phán cho các em. Từ đó khả năng tiến hành thí nghiệm của các em cũng tăng lên rõ rệt.
Như vậy, có thể sử dụng bài tập thí nghiệm để bồi dưỡng TDST và TDPP cho người học.
Các bài tập thí nghiệm đã soạn thảo, lựa chọn và sử dụng nhằm bồi dưỡng TDST và TDPP của người học, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế sau:
- Đối tượng thực nghiệm nằm trong phạm vi hẹp, cần thực hiện cho cả khối tham gia để kết quả thực nghiệm mang tính khái quát hơn.
- Thời gian tiến hành thực nghiệm hạn chế nên không thể tiến hành thực nghiệm với tất cả các bài tập thực nghiệm đã soạn thảo. Các bài tập đưa ra chủ yếu với mục đích ôn tập củng cố. Nếu tiến hành thực nghiệm với các bài tập gắn với bài học thì sẽ làm cho học sinh càng hứng thú và yêu thích môn vật lý hơn nữa.
- Công việc giảng dạy của giáo viên còn một số hạn chế do kinh nghiệm và thời gian chuẩn bị không nhiều
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề về lí luận và thực tiễn như sau:
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc soạn thảo, lựa chọn và sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm bồi dưỡng TDPP và TDST cho HS trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Soạn thảo được 9 bài tập thí nghiệm phần Động lực học chất điểm - Vật lí 10 và dự kiến sử dụng chúng trong quá trình dạy học.
- Tiến hành thực nghiệm với 2 bài tập thí nghiệm trên lớp và cho thấy kết quả là có thể sử dụng những bài tập này để bồi dưỡng TDST và TDPP cho học sinh.
- Bổ xung vào nguồn tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và học viên cao học có cùng chuyên ngành.
Với kết quả như trên, đề tài đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định được giả thuyết khoa học ban đầu.
2. Hướng phát triển của đề tài
Mở rộng một số đối tượng thực nghiệm, ở những nơi khác nhau, qua đó có những điều chỉnh nhận định chính xác hơn, bổ xung và điều chỉnh để đề tài hoàn thiện hơn.
Mở rộng việc soạn thảo và sử dụng bài tập thí nghiệm theo hướng đã nghiên cứu ở các phần khác trong chương trình vật lí THPT đặc biệt là những phần có liên quan đến ứng dụng kĩ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thế Bình (2010), "Rèn luyện tư duy phê phán và tư duy sáng tạo cho HS trung học phổ thông trong dạy học chương điện li Hoá học 11 - nâng cao", Tạp chí GD, số 240, tháng 6 năm 2010
2. Tô Văn Bình (2010), Phát triển tư duy và năng lực sáng tạo trong dạy học vật lý, Giáo trình đào tạo thạc sĩ, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên
3. Bộ GD&ĐT. Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011 đến năm 2020.
4. Nguyễn Thượng Chung (2002), Bài tập thí nghiệm vật lí THCS, Nxb Giáo dục.
5. Phạm Đình Cương (2003), Thí nghiệm vật lí ở trường THPT, Nxb Giáo dục. 6. Đồng Thị Diện (2004), Xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm đơn giản
nhằm khắc phục quan niệm sai lầm và nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cơ học lớp 6 cho học sinh THCS, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh.
7. Nguyễn Tiến Dũng, Sử dụng BTTN trong dạy học Vật lí, tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM, số 10 năm 2007Phan Dũng (2005), Thế giới bên trong con người sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM
8. Phan Dũng (2005), Phương pháp luận sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM 9. Lê Văn Đình. Xây dựng một số bài tập thực nghiệm phần quang hình -
Vật lý 11. Luận văn thạc sỹ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội 2002.
10. Cao Cự Giác (2007), Phát triển tư duy và hình thành kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho HS THPT qua các bài tập hóa học thực nghiệm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.
11. Nguyễn Thanh Hải, 500 bài tập Vật lí 10, Nxb Giáo dục
12. Nguyễn Thanh Hải (2010), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính trong dạy học cơ học vật lý 10 trung học phổ thông. Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Huế.
13. Nguyễn Văn Hoà (2002), Bồi dưỡng cho HS phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học vật lí trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học năm.
14. Nguyễn Thanh Hưng (2010), "Rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học toán ở trường phổ thông", Tạp chí GD, số 205.
15. Nguyễn Văn Khải, Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý, Giáo trình đào tạo thạc sĩ, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên.
16. Nguyễn Thế Khôi. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lý phần cơ học. Luận án PTS, ĐHSP Hà Nội 1996.
17. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán- Lí, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
18. Nguyễn Quang Linh (2011), "Khai thác BTTN nhằm phát triển TDPP và TDST của HS". Tạp chí thiết bị giáo dục, số 70.
19. Phan Thị Luyến (2007), "Mối quan hệ giữa việc rèn luyện tư duy phê phán và tư duy sáng tạo cho HS trung học phổ thông trong dạy học toán",
tạp chí KHGD, số 26.
20. Phan Thị Luyến (2009), "Biện pháp rèn luyện tư duy phê phán cho HS trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình bất phương trình",
Tạp chí GD, số 209.
21. M.E.Tultrinxki (1979), Những bài tập định tính về vật lí cấp 3, tập 1,2 Nxb Giáo dục
22. Vũ Thị Minh (2010), "Đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của HS sau khi học bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý", Tạp chí TBGD, số 61.
23. Vũ Thị Minh (2010), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học 10 - trong học phổ thông, Luận án