9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Mục tiêu soạn thảo BTTN trong dạy học chương Động lực học
Soạn thảo BTTN trong chương “Động lực học chất điểm” và thiết kế hoạt động hướng dẫn giải các bài tập đó nhằm mục tiêu dạy học:
a. Mục tiêu về kiến thức
- Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm
- Phát biểu được ba định luật Niu- tơn và viết được biểu thức của chúng. - Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng).
- Phát biểu được định luật Húc và viết được hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo.
- Nêu điều kiện xuất hiện và đặc điểm của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn. Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.
- Viết được công thức lực hướng tâm và nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật.
b. Mục tiêu về kĩ năng
- Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng quy và biết cách phân tích một lực ra hai lực thành phần có phương xác định.
- Vận dụng được công thức về ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. - Vận dụng được phương pháp động lực học để giải các bài toán liên quan đến động lực học chất điểm
c. Mục tiêu bồi dưỡng TDPP và TDST
- Nêu ra được các vấn đề dưới dạng câu hỏi, đưa ra được các dự đoán, đề xuất được các giả thuyết.
- Biết chế tạo dụng cụ, lựa chọn các dụng cụ đơn giản, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm với các phương án đã đề xuất.
- Biết quan sát hiện tượng và vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm.
- Biết thu thập, xử lý số liệu và rút ra các kết luận cần thiết trong các thí nghiệm định lượng.
- Biết vận dụng kiến thức sau khi học vào thực tiễn cuộc sống
- Biết tranh luận, phê phán để tìm ra được phương án thí nghiệm tốt nhất - Khắc phục một số khó khăn: Phân tích các lực tác dụng lên vật, áp dụng phương pháp động lực học chất điểm
d. Mục tiêu thái độ, tình cảm
- Có ý thức ứng dụng những điều đã học
- Giáo dục tác phong làm việc cẩn thận, nghiêm túc - Giáo dục phẩm chất thái độ hợp tác của mỗi cá nhân
- Có thái độ khách quan khi quan sát các thí nghiệm kiểm chứng của bài học.