9. Cấu trúc luận văn
1.6. xuất một số biện pháp cần thiết khi sử dụng BTTN nhằm bồ
TDPP và TDST của học sinh trong dạy học Vật lí
Từ kết quả điều tra trên đây, chúng tôi nhận thấy: rất ít GV THPT có thể soạn thảo BTTN để có thể sử dụng vào DHVL. Hơn nữa, số lượng BTTN Chương Động lực học chất điểm, phần Cơ học, Vật lí 10 THPT có trong SGK và SBT có rất ít (dưới dạng các bài thực hành). Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục thực trạng trên nhằm bồi dưỡng TDST và TDPP của học sinh, như sau:
- GV nên dành thời gian cho việc nghiên cứu, soạn thảo các BTTN phù hợp với nội dung kiến thức bài học, và điều kiện hiện có về thiết bị thí nghiệm ở trường phổ thông
- Tích cực sử dụng các BTTN trong một số khâu của tiến trình dạy học, nhằm bồi dưỡng TDST và TDPP của học sinh
- GV cần nhận thức được tác dụng của việc sử dụng BTTN trong việc bồi dưỡng TDPP và TDST
BTTN vớ i việc bồi dưỡng TDPP
Từ việc nghiên cứu các dấu hiệu của TDPP nói chung và nghiên cứu về đặc điểm quá trình dạy, học môn vật lí ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy năng lực TDPP của học sinh trong dạy học vật lí được bộc lộ thông qua một số dấu hiệu cơ bản sau:
1) Biết quan sát, đề xuất những câu hỏi về một quá trình, một sự vật hay một hiện tượng vật lí; một thiết bị, một bộ thí nghiệm vật lí;
2) Biết suy xét cẩn thận, cân nhắc hợp lý các tiền đề và các mối quan hệ với kết quả khi tìm hiểu một vấn đề hay đánh giá một sự vật, hiện tượng, một quá trình trong vật lí học;
3) Có khả năng tìm kiếm hay lựa chọn các thông tin đã có, chế biến các thông tin mới để đánh giá một cách hợp lý quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, sẵn sàng xem xét các thông tin khác nhau và cân nhắc chúng một cách thận trọng với thái độ hoài nghi tích cực
4) Có khả năng đánh giá các quan điểm và sẵn sàng tranh luận. Có khả năng xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng chúng để đánh giá các ý tưởng, các giải pháp. Chỉ thực hiện đánh giá khi có đầy đủ các thông tin, các bằng chứng thuyết phục và đã được cân nhắc kỹ
5) Biết thu thập và đánh giá thông tin liên quan, liên hệ chúng một cách hiệu quả. Đưa ra những kết luận và những cách giải quyết tốt, kiểm tra xem chúng phù hợp với những chuẩn đã có hay không, biết đánh giá tính tối ưu của cách giải quyết vấn đề;
6) Có khả năng loại bỏ những thông tin sai lệch và không hoặc ít liên quan. Liên hệ một cách hiệu quả với những cách giải quyết khác cho những vấn đề phức tạp;
7) Có khả năng điều chỉnh ý kiến và hoạt động khi những thông tin mới được tìm ra (đặc biệt chúng phủ nhận thông tin cũ).
Bài tập thí nghiệm với viê ̣c bồi dưỡng tư duy sáng tạo.
Từ việc nghiên cứu các dấu hiệu của TDST nói chung và nghiên cứu về đặc điểm quá trình dạy, học môn vật lí ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy năng lực TDST của học sinh trong dạy học vật lí được bộc lộ thông qua một số dấu hiệu cơ bản sau:
1) Phát hiện được vấn đề mới và nêu được dự đoán có căn cứ (nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, phát hiện được vấn đề mà cá nhân có nhu cầu giải quyết).
2) Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề (đề xuất được phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán hay nêu ra được phương án để giải bài tập).
3) Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp để lựa chọn được giải pháp tối ưu nhằm giải bài tập hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập, có khả năng tư duy phân kì (năng lực giải quyết vấn đề dùng nhiều đến lời giải) và tư duy hội tụ (năng lực giải quyết vấn đề chỉ cần một lời giải đúng).
4) Thực hiện thành công theo phương án hoặc giải pháp đã lựa chọn hoặc có cải tiến so với mô hình đã xây dựng.
5) Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống gặp trong thực tế.
Kết luận chương 1
Với đặc trưng là một bộ môn khoa học thực nghiệm, để đạt được mục tiêu đổi mới PPDH thì vấn đề đặt ra đối với những người dạy Vật lí là làm thế nào để gắn các kiến thức trong nhà trường phổ thông với những gì đang diễn ra xung quanh học sinh. Một trong những cách thức để đạt được mục tiêu này thì việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm, các bài tập có tính thực tiễn trong việc DH với mục tiêu bồi dưỡng TDST và TDPP của HS đóng một vai trò khá quan trọng. Vì vậy qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “bồi dưỡng TDST và TDPP cho học sinh qua bài tâ ̣p thí nghiệm vâ ̣t lí ”, có thể rút ra các kết luận sau đây:
- BTTN vật lí có tác dụng gây hứng thú, tạo sự tò mò, ham hiểu biết, làm bộc lộ các quan niệm sai lệch của HS. BTTN vật lí góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tạo điều kiện tiếp cận phương pháp thực nghiệm. Vì vậy BTTN vật lí giúp bồi dưỡng TDPP và TDST cho HS từ đó hiệu quả DH được nâng cao.
- Qua việc hướng dẫn HS thực hiện các bước giải BTTN có thể tạo cơ hội để HS thể hiện TDST ở chỗ lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm, thiết kế phương án thí nghiệm, đưa kiến thức của HS sau khi giải BTTN lại gần hơn với thực tiễn cuộc sống, làm cho kiến thức trở nên có ý nghĩa với HS đồng thời TDPP của HS thể hiện ở chỗ biết nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm phương án đã đề xuất.
Tất cả những vấn đề trên sẽ được vận dụng để thiết kế tiến trình dạy học bài tập thí nghiệm nội dung chương Động lực học chất điểm - Vật lí lớp 10 được trình bày trong chương 2 của đề tài.
Chương 2
LỰA CHỌN, SOẠN THẢO VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM